Hôm nay,  

Lập ‘bến Đợi’ Xin Con

11/19/200500:00:00(View: 6743)
Bạn,

Theo báo quốc nội, tại xã Lai Vu, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương, có những phụ nữ không chồng nhưng lại khao khát được làm mẹ. Để làm được điều này, họ phải ra ở riêng trong những ngôi nhà mà người dân ở đây gọi là ''bến đợi". Những người phụ nữ kém may mắn về đường tình duyên đã làm ra những ngôi nhà như thế để mong có được một đứa con. Gần một trăm căn nhà, lập nên một cách đường hoàng trong cái nhìn cảm thông và nhân ái của mọi người. Hàng chục năm nay, nhiều người phụ nữ ở trong những ngôi nhà này đã ở vậy nuôi con khôn lớn và có người đã sắp làm bà. Báo Nông Thôn VN ghi lại tình cảnh của những phụ nữ này qua đoạn ký sự như sau.

Phóng viên đến thăm gia đình chị Tăng Thị Ng., cũng giống như nhiều phụ nữ, chị cũng từng lập ''bến đợi chồng''. Chị kể: ''Là một cô giáo, tôi đã suy nghĩ rất nhiều trước khi gửi đơn lên phòng giáo dục bày tỏ mong muốn sinh con. Thật may, phòng đã đồng ý ". Vuốt nhẹ mái tóc của cô con gái yêu, chị cười mãn nguyện: "Cháu lên bảy, rất ngoan và yêu mẹ". Ở làng này, ngoài chị là giáo viên còn có rất nhiều cô giáo khác cũng lập "bến đợi chồng" vì tình yêu của họ không may mắn.

Chị Lê Thị Q. năm nay đã gần 60 tuổi, có đứa con trai đầu 25 tuổi làm công nhân, cô con gái thứ hai đã học xong cao đẳng nông lâm nghiệp. 40 năm trước, sự bất hạnh đã khiến chị phải trở thành thành viên bất đắc dĩ của làng ''bến đợi''. Lấy chồng từ năm 18 tuổi, nhưng niềm vui chưa tày gang thì chồng chết. Chị không thiết sống nữa nhưng cuối cùng vẫn phải sống. Sau đó cũng có rất nhiều người theo đuổi nhưng chị vẫn nhất mực từ chối. Mẹ chị thấy thương con quá bèn làm cho một căn nhà ở đầu vườn, có lối đi riêng. ''Mày ra đó ở may ra có ai thương tình, kiếm lấy đứa con mà đỡ đần về già''. Chị gạt nước mắt chấp thuận bước sang một trang mới với đầy lo âu và tủi phận. Rồi cái gì tới cũng đã tới, người đàn ông nửa đêm đến gõ cửa, chị nín thở chờ đợi niềm hạnh phúc mong manh...

Bạn,

Cũng theo báo Nông Thôn VN, những ngôi nhà như thế này đã mọc lên từ lâu nhưng không vì thế mà làm xáo trộn cuộc sống của nhiều gia đình trong xã. Một phụ nữ làm việc trong Hội phụ nữ xã nói: ''Làng quê chúng tôi từ bao đời nay vốn có truyền thống sống hiền hòa, hương ước của làng cũng không có một điều gì trói buộc người phụ nữ. Đàn ông trong làng cũng rất thông cảm nên không có chuyện cát cứ, ngăn cản người ngoài làng vào gặp gỡ và giao lưu cùng chị em. Chưa có một vụ ly hôn nào trong xã liên quan đến những ngôi nhà ''bến đợi'' này. Tất nhiên là cũng có chuyện vợ chồng trong một số gia đình hục hặc vì ''nó giống con mình quá, lại ở gần''. Nhưng tuyệt đối không có chuyện đánh ghen hay vợ chồng ly thân, ly hôn. Các cháu bé ở đây được khai sinh đầy đủ, chỉ thiếu một điều là trong phần khai sinh về nguời cha đều để trống".

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Theo báo quốc nội, trong hệ thống giao thông đường bộ tại miền Nam Việt Nam, có 1 quốc lộ là bộ mặt, là cửa ngõ quan trọng nhất của thành phố Sài Gòn. Đã có nhiều dự án "trang điểm", rồi nhiều năm qua người ta đã mua và bán, trả giá và cuối cùng là để lại con đường với diện mạo bầm dập, thê thảm. Đó là quốc lộ 13, cửa ngõ phía đông của Sài Gòn. Báo Tuổi Trẻ ghi nhận thực trạng của con đường này qua đoạn ký sự như sau.
Theo báo quốc nội, tại một số trường đại học trên địa bàn các thành phố Sài Gòn, Hà Nội, có một số sinh viên kiếm thêm thu nhập bằng nghề đi "học thuê" thay cho các sinh viên bận công việc không thể đến trường. Trước đây, chuyện đi học điểm danh tưởng như không ai có thể làm hộ được, vậy mà nó lại đang trở nên khá phổ biến ở nhiều trường đại học. Học thuê cũng đang trở thành một nghề mưu sinh đối với nhiều sinh viên.
Theo báo Tiền Phong, đã hơn 2 năm nay, gần 150 gia đình cư dân ở 2 tổ 9, 10 phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng, luôn trong tình trạng "báo động đỏ" vì dịch ruồi. Ăn cơm phải mắc màn, ngủ trưa cũng mắc màn, đám cưới, đám giỗ phải dọn cỗ ban đêm, người lớn phiền muộn, trẻ em nhớp nhúa, còi cọc vì "sống chung với ruồi". Báo TP ghi nhận thực trạng này như sau.
Theo ghi nhận của SGGP, tại miền Tây Nam phần, dọc theo tuyến biên giới VN-Cam Bốt ở phía Tây Nam, hàng ngày có hàng trăm người hối hả vận chuyển lậu xăng dầu sang Cam Bốt. Sôi động nhất là khu vực Hà Tiên, Kiên Lương (Kiên Giang); Khánh Bình, Khánh An (An Giang); Vĩnh Hưng, Tân Hưng, Mộc Hóa (Long An). Nguyên nhân của thực trạng này là do giá xăng dầu thế giới tăng cao
Theo báo SGGP, tại thành phố Sài Gòn, hàng chục năm nay, ở khu vực ấp 2, 4 của xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn, hình thành một xóm khoảng 50 gia đình chuyên nghề săn cào cào. Mỗi ngày, vào khoảng 2 giờ chiều, dân săn cào cào lại lên đường, mang theo cái vợt lớn làm bằng vải dù và cái đục cột trên chiếc xe gắn máy cũ kỹ, lang thang khắp cánh đồng, từ Củ Chi (TPSG) lên Tây Ninh
Theo ghi nhận của báo Tuổi Trẻ, ở thành phố Sài Gòn có khoảng 500 nghệ sĩ, công nhân sân khấu đang sống trong tình trạng nghèo khổ. Có những hoàn cảnh rất đau lòng: không nhà cửa, không con cháu hoặc con cháu quá khổ không lo được phải đi bán vé số, đi ăn xin, làm thuê làm mướn, trôi giạt khắp nơi.
Theo báo An Ninh Thế giới, tháng 6 vưà qua, tòa án CSVN tỉnh Bình Dương đã mở phiên tòa xét xử một vụ cá độ bóng tròn quy mô lớn của tỉnh Bình Dương. Trong vụ xử này, có 23 can phạm, tất cả đều là "cậu ấm", con của các chủ doanh nghiệp địa phương, và nổi tiếng nhất trong đám này cậu L.T.N. có biệt danh là công tử Cám.
Theo ghi nhận của báo Pháp Luật thành phố SG, trong hệ thống bến xe vận tải thuộc khu vực các tỉnh phiá Nam VN, bến xe Miền Đông là bến xe khách lớn nhất tại thành phố Sài Gòn, mỗi ngày tiếp đón hàng ngàn lượt người từ Sài Gòn,đi về các tỉnh miền Đông, miền Bắc và ngược lại. Đây cũng là chỗ hành nghề lý tưởng của hàng trăm tài xế xe ôm.
Theo báo quốc nội, việc làm cho sinh viên sau khi ra trường hiện đang là một vấn đề rất nan giải, chưa có biện pháp giải quyết hữu hiệu. Một thực tế trớ trêu hiện nay: người có bằng cấp, năng lực thật sự được đào tạo trong môi trường giáo dục tốt nhưng lại không có điều kiện xin việc, phải sống lây lất qua ngày với những công việc không cần đào tạo chuyên nghiệp. Báo CA Sài Gòn ghi nhận thực trạng này qua 1 trường hợp như sau.
Tại vùng ngoại ô của thành phố Cần Thơ, có 1 xóm chuyên nghề đan thúng. Đây cũng là nơi mà các công ty Du lịch thường dẫn du khách nước ngoài đến thăm trong các tour hướng về miệt vườn, về các "làng nghề" ngoại thành Cần Thơ. Báo SGGP viết về xóm thúng này qua đoạn ký sự như sau.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.