Hôm nay,  

Dạy Thêm, Học Thêm

12/15/200500:00:00(View: 7047)
Bạn,

Theo báo Người Lao Động, một vấn đề đã và đang gây nhiều tranh luận trong ngành giáo dục tại VN hiện nay là chuyện dạy thêm, học thêm. Không ít thầy cô giáo đua nhau dạy thêm; trong nhiều trường công lập đều có thêm các trung tâm văn hóa ngoài giờ thi nhau mở hết "công suất" sau giờ làm việc. Và một khi người thầy biến kiến thức thành hàng hóa và cư xử với trò như một thứ khách hàng thì mối quan hệ thầy trò chỉ mang tính hình thức thương mại trong giáo dục.

Ghi nhận toàn cảnh về thực trạng nói trên, báo Người Lao Động phân tích rằng phần lớn các trường từ tiểu học đến trung học đều có học sinh đi học thêm. Và cũng do dạy thê- học thêm mà trong trường học giữa thầy giáo có môn học thêm và các thầy giáo dạy môn khác đã có khoảng cách. Các môn văn, toán, Anh văn mới được xem là môn chính. Đó cũng là một trong những lý do khiến việc dạy thêm, học thêm vẫn cứ diễn ra tràn lan góp phần sâu sắc cho sự phân hóa giàu nghèo giữa giáo viên với nhau. Với người lớn đã thế nhưng không cay đắng bằng sự phân biệt đối xử giữa thầy-trò, trò-trò với nhau dưới cùng một mái học đường chỉ vì chữ thêm. Những em được đi học thêm, mạnh dạn gần gũi với thầy cô bao nhiêu thì những em còn lại lặng lẽ xa cách bấy nhiêu.

Báo NLĐ cho biết: đi học thêm bây giờ đối với học sinh không còn là nỗi háo hức khát khao kiến thức hay rèn luyện kỹ năng mà chủ yếu phụ huynh chỉ sợ con mình bị phân biệt đối xử nếu không được học thêm. Đã có lần phóng viên chứng kiến một phụ huynh xé sổ liên lạc khi biết con mình bị điểm dưới trung bình môn toán chỉ vì con không chịu học thêm môn toán của thầy chủ nhiệm. Kịch tính không chỉ xảy ra trong gia đình mà còn ảnh hưởng đến quan hệ tình bạn giữa các em học thêm và không học thêm với nhau khi nhận được bài kiểm tra. Ngoài ra, việc học sinh học thêm là gánh nặng cho rất nhiều phụ huynh . Một gia đình có con đi học thêm ở ban trung học phải chi ra mỗi tháng ngót nghét một triệu bạc, đó là chưa kể tiền trường. Từ thực tế này,ậu quả cuối cùng của dạy thêm-học thêm chỉ là mở toang cánh cửa phân biệt giàu nghèo.

Bạn,

Cũng theo báo NLĐ, lẽ ra trường phổ thông là nơi xóa bỏ cánh cửa đó thì trái lại ban giám hiệu các trường học ra sức khai thác hết công suất phòng học vào ban đêm dưới hình thức trung tâm văn hóa ngoài giờ. Và trong các lớp học thì "vẫn bình cũ có tên mới và rượu vẫn là những thầy trò quen thuộc từ lớp ban ngày". Dưới ánh đèn nê-ông đã để lại trong lòng cả thầy lẫn trò cảm giác hài lòng: Thầy có thêm thu nhập, trò có thêm điểm ở bài kiểm tra trên lớp.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Đó là nhà máy thép 8.000 tỷ đồng hoang tàn. Con số đó là 360 triệu USD. Sao lại hoang tàn? Có phải, quan chức đục khoét tới mức, không thể xây dựng hoàn tất để hoạt động?
Đổ ra nơi cạn nước chung quanh? Hay đổ ra biển? Giải pháp bơm có phải là ưu thắng chăng? Nếu bơm được, tại sao Venice chịu ngập mấy trăm năm nay?
Như thế là chiến tranh không tuyên chiến... vì Việt Nam trở thành con tin của Trung Quốc rồi sao? Nghĩa là, nhiều khi phải níu áo đàn anh Phương Bắc để theo quy chế xin-cho hay sao?
Trung lưu? Thành phần trung lưu? Có bao nhiêu người Việt tự nhận là trung lưu? Nghĩa là, không nghèo mạt rệp, không giàu xụ?
Hôm 14 tháng 3-2016, một số lễ tưởng niệm trận hải chiến Trường Sa 1988 đã thực hiện, lúc đó Hải quân Trung Quốc tấn công 3 bãi đá ở Trường Sa của Việt Nam,
Anh Ba Sàm là người truyền thông tuyệt vời, khi sáng lập mạng Anh Ba Sàm, chủ trương đưa ra nhiều thông tin đa chiều vì anh tin rằng cần khai dân trí trứớc, dân chủ tất nhiên sẽ tới sau.
Nhưng nói rằng “đầu hàng các cô” chỉ là văn chương, thực tế là “đầu hàng lòng dục” của quý ông, những người muốn đi chệch từ phố đèn xanh sang phố đèn đỏ.
Có vẻ như nền giáo dục đại học Việt Nam đầy cạm bẫy. Và không mấy ai hiểu nôi bộ ở cấp giáo dục đaị học này. Tờ Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn nói rằng thủ tục giấy tờ Việt Nam làm khó các nhà đầu tư muốn thiết lập đaị học tại VN, kể cả Đại Học Harvard cũng không cách chi chen chân được.
Có đúng rằng du lịch sẽ cứu kinh tế Việt Nam? Đúng là như thế, vì du lịch nuôi được nhiều triệu người, bất kể những chuyện bi hài chặt chém, vệ sinh môi trường...
“Đại gia Đặng Thanh Tâm "đuổi" toàn bộ giảng viên ĐH Hùng Vương do trường không còn nguồn thu, thâm hụt trầm trọng vốn pháp định do cổ đông đầu tư..
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.