Hôm nay,  

Dạy Thêm, Học Thêm

15/12/200500:00:00(Xem: 7457)
Bạn,

Theo báo Người Lao Động, một vấn đề đã và đang gây nhiều tranh luận trong ngành giáo dục tại VN hiện nay là chuyện dạy thêm, học thêm. Không ít thầy cô giáo đua nhau dạy thêm; trong nhiều trường công lập đều có thêm các trung tâm văn hóa ngoài giờ thi nhau mở hết "công suất" sau giờ làm việc. Và một khi người thầy biến kiến thức thành hàng hóa và cư xử với trò như một thứ khách hàng thì mối quan hệ thầy trò chỉ mang tính hình thức thương mại trong giáo dục.

Ghi nhận toàn cảnh về thực trạng nói trên, báo Người Lao Động phân tích rằng phần lớn các trường từ tiểu học đến trung học đều có học sinh đi học thêm. Và cũng do dạy thê- học thêm mà trong trường học giữa thầy giáo có môn học thêm và các thầy giáo dạy môn khác đã có khoảng cách. Các môn văn, toán, Anh văn mới được xem là môn chính. Đó cũng là một trong những lý do khiến việc dạy thêm, học thêm vẫn cứ diễn ra tràn lan góp phần sâu sắc cho sự phân hóa giàu nghèo giữa giáo viên với nhau. Với người lớn đã thế nhưng không cay đắng bằng sự phân biệt đối xử giữa thầy-trò, trò-trò với nhau dưới cùng một mái học đường chỉ vì chữ thêm. Những em được đi học thêm, mạnh dạn gần gũi với thầy cô bao nhiêu thì những em còn lại lặng lẽ xa cách bấy nhiêu.

Báo NLĐ cho biết: đi học thêm bây giờ đối với học sinh không còn là nỗi háo hức khát khao kiến thức hay rèn luyện kỹ năng mà chủ yếu phụ huynh chỉ sợ con mình bị phân biệt đối xử nếu không được học thêm. Đã có lần phóng viên chứng kiến một phụ huynh xé sổ liên lạc khi biết con mình bị điểm dưới trung bình môn toán chỉ vì con không chịu học thêm môn toán của thầy chủ nhiệm. Kịch tính không chỉ xảy ra trong gia đình mà còn ảnh hưởng đến quan hệ tình bạn giữa các em học thêm và không học thêm với nhau khi nhận được bài kiểm tra. Ngoài ra, việc học sinh học thêm là gánh nặng cho rất nhiều phụ huynh . Một gia đình có con đi học thêm ở ban trung học phải chi ra mỗi tháng ngót nghét một triệu bạc, đó là chưa kể tiền trường. Từ thực tế này,ậu quả cuối cùng của dạy thêm-học thêm chỉ là mở toang cánh cửa phân biệt giàu nghèo.

Bạn,

Cũng theo báo NLĐ, lẽ ra trường phổ thông là nơi xóa bỏ cánh cửa đó thì trái lại ban giám hiệu các trường học ra sức khai thác hết công suất phòng học vào ban đêm dưới hình thức trung tâm văn hóa ngoài giờ. Và trong các lớp học thì "vẫn bình cũ có tên mới và rượu vẫn là những thầy trò quen thuộc từ lớp ban ngày". Dưới ánh đèn nê-ông đã để lại trong lòng cả thầy lẫn trò cảm giác hài lòng: Thầy có thêm thu nhập, trò có thêm điểm ở bài kiểm tra trên lớp.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Theo báo quốc nội, trên địa bàn tỉnh Đắc Lắc, nằm cách trung tâm thành phố Ban Mê Thuột khoảng 30 cây số, có thác Dray Sáp
Theo báo quốc nội, trong số các nghề của tỉnh Quảng Nam, có làng Kim Bồng nổi tiếng với nghề mộc chạm trổ truyền thống
Theo báo quốc nội, trên địa bàn thành phố Ban Mê Thuộc, tỉnh Đắc Lắc, có Tịnh xá Ngọc Ban của các sư nữ do ni sư Thích Nữ Hoa Liên trụ trì
Theo báo quốc nội, hàng ngày, ở ngôi nhà "truyền thống" của xã Thủy Thanh (huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên - Huế)
Theo báo quốc nội, vào mỗi đầu tháng 5 của mỗi niên khóa, các trường trung học phổ thông (lớp 10-12) tại thành phố Sài Gòn lại tăng tốc độ ôn tập
Theo báo quốc nội, tại miền Trung, vùng đất ven biển huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định những ngày qua bị cày xới tan hoang
Theo báo quốc nội,trên địa bàn thành phố Sài Gòn, những ngày vừa qua, người dân tại nhiều khu vực tại quận 8 và huyện Nhà Bè đã kêu trời vì thiếu nước sạch
Theo báo quốc nội, tại miền Tây Nam phần, hiện có cả trăm cây cầu bị hư hỏng, xuống cấp nặng. Những cây cầu được xây dựng
Theo báo quốc nội, cách đây 1 năm, cơn bão số 1 hay còn gọi bão Chanchu đã gây nên nỗi kinh hoàng với người dân các tỉnh ven biển
Theo báo quốc nội, tại VN các hãng bảo hiểm "phi nhân thọ" đang cạnh tranh quyết liệt qua những hình thức như
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.