Hôm nay,  

Dạy Thêm, Học Thêm

15/12/200500:00:00(Xem: 7341)
Bạn,

Theo báo Người Lao Động, một vấn đề đã và đang gây nhiều tranh luận trong ngành giáo dục tại VN hiện nay là chuyện dạy thêm, học thêm. Không ít thầy cô giáo đua nhau dạy thêm; trong nhiều trường công lập đều có thêm các trung tâm văn hóa ngoài giờ thi nhau mở hết "công suất" sau giờ làm việc. Và một khi người thầy biến kiến thức thành hàng hóa và cư xử với trò như một thứ khách hàng thì mối quan hệ thầy trò chỉ mang tính hình thức thương mại trong giáo dục.

Ghi nhận toàn cảnh về thực trạng nói trên, báo Người Lao Động phân tích rằng phần lớn các trường từ tiểu học đến trung học đều có học sinh đi học thêm. Và cũng do dạy thê- học thêm mà trong trường học giữa thầy giáo có môn học thêm và các thầy giáo dạy môn khác đã có khoảng cách. Các môn văn, toán, Anh văn mới được xem là môn chính. Đó cũng là một trong những lý do khiến việc dạy thêm, học thêm vẫn cứ diễn ra tràn lan góp phần sâu sắc cho sự phân hóa giàu nghèo giữa giáo viên với nhau. Với người lớn đã thế nhưng không cay đắng bằng sự phân biệt đối xử giữa thầy-trò, trò-trò với nhau dưới cùng một mái học đường chỉ vì chữ thêm. Những em được đi học thêm, mạnh dạn gần gũi với thầy cô bao nhiêu thì những em còn lại lặng lẽ xa cách bấy nhiêu.

Báo NLĐ cho biết: đi học thêm bây giờ đối với học sinh không còn là nỗi háo hức khát khao kiến thức hay rèn luyện kỹ năng mà chủ yếu phụ huynh chỉ sợ con mình bị phân biệt đối xử nếu không được học thêm. Đã có lần phóng viên chứng kiến một phụ huynh xé sổ liên lạc khi biết con mình bị điểm dưới trung bình môn toán chỉ vì con không chịu học thêm môn toán của thầy chủ nhiệm. Kịch tính không chỉ xảy ra trong gia đình mà còn ảnh hưởng đến quan hệ tình bạn giữa các em học thêm và không học thêm với nhau khi nhận được bài kiểm tra. Ngoài ra, việc học sinh học thêm là gánh nặng cho rất nhiều phụ huynh . Một gia đình có con đi học thêm ở ban trung học phải chi ra mỗi tháng ngót nghét một triệu bạc, đó là chưa kể tiền trường. Từ thực tế này,ậu quả cuối cùng của dạy thêm-học thêm chỉ là mở toang cánh cửa phân biệt giàu nghèo.

Bạn,

Cũng theo báo NLĐ, lẽ ra trường phổ thông là nơi xóa bỏ cánh cửa đó thì trái lại ban giám hiệu các trường học ra sức khai thác hết công suất phòng học vào ban đêm dưới hình thức trung tâm văn hóa ngoài giờ. Và trong các lớp học thì "vẫn bình cũ có tên mới và rượu vẫn là những thầy trò quen thuộc từ lớp ban ngày". Dưới ánh đèn nê-ông đã để lại trong lòng cả thầy lẫn trò cảm giác hài lòng: Thầy có thêm thu nhập, trò có thêm điểm ở bài kiểm tra trên lớp.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Gần đây ở thị trấn An Thạnh, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương, có một thầy lang có biệt danh là "Ba xe tăng" nổi tiếng với một cách chữa bệnh mới "đau đâu chích đó". Không chỉ người dân ở Bình Dương mà các tỉnh thành lân cận cũng đổ xô đến chữa trị. Để được thầy khám, người bệnh phải đến lấy số thứ tự từ 4, 5 giờ sáng mới may sao có thể khám được trong ngày.
Theo ghi nhận của báo quốc nội, trên địa bàn thành phố Sài Gòn, tại các khu vực quanh các trường đại học, cao đẳng, ký túc xá sinh viên, có rất nhiều quán ăn sinh viên. Đa số các quán đều ẩm thấp và tạm bợ, chỉ đủ chỗ kê chiếc tủ kính bày các món ăn, 5-7 chiếc bàn. Còn lại là gian bếp nhỏ hẹp, phòng vệ sinh hôi hám: rửa rau, rửa chén... tất cả đều diễn ra trong ấy..
Tại tỉnh Vĩnh Long, miền Tây Nam phần, có 1 làng nổi tiếng về nghề đan cần xé. Không ai biết được làng nghề này có từ bao giờ vì nó đã có mặt ở Vĩnh Long này từ hồi xưa lắm. Còn theo các cụ cao niên kể lại thì tổ tiên là người Hoa, di cư từ vùng Quảng Ngãi vào Vĩnh Long lập nghiệp thuở xa xưa, rồi lập làng và sinh sống bằng cái nghề đã mang theo từ Trung Hoa sang.
Tại nhiều làng quê ở miền Trung, cuộc hành trình nuôi con ăn học của những gia đình nghèo vô cùng gian nan. Có những người mẹ lo tương lai cho con bằng củ sắn, củ khoai, bằng những ngày tháng nắng mưa vuốt mặt, bán mặt cho đất, bán lưng cho trời... vậy mà không hề than nghèo kể khổ. Phóng viên báo Tuổi Trẻ đã ghi lại câu chuyện về những hy sinh của 2 người mẹ nghèo ở vùng quê Quảng Nam qua đoạn ký sự như sau.
Theo báo quốc nội, trên địa bàn thành phố Sài Gòn, có nhiều trường học đang phải "sống chung" với những khu chợ với đủ thứ hỗn tạp. Tiếng kỳ kèo chửi bới, tiếng chửi thề văng tục rồi cảnh sình lầy, mùi tanh tưởi đặc trưng của chợ cứ đeo bám học sinh từ đường tới trường vào đến lớp học. Báo Tuổi Trẻ ghi nhận thực trạng này như sau.
Năm học mới của các trường trung, tiểu học tại VN đã bắt đầu từ thượng tuần tháng 9, trong khi bao trẻ em tung tăng cắp sách đến trường, tại nhiều địa phương, có không ít trẻ em vứt bỏ sách vở, lao vào cuộc mưu sinh. Tại miền Tây Nam phần, trên ruộng đồng, ngoài vùng lũ, hình ảnh những em bé lam lũ, nhếch nhác suốt ngày tất bật việc áo cơm không phải khó tìm.
Theo ghi nhận của báo Tuổi Trẻ, tại Sài Gòn, những thông tin về việc bỏ kỳ thi tốt nghiệp tiểu học, rồi lại tiếp tục bỏ kỳ thi tốt nghiệp trung học cơ sở (lớp 9) trong niên khóa 2005-2006 đã khiến nhiều phụ huynh học sinh hân hoan khi nghĩ tới viễn cảnh con mình sẽ được học tập nhẹ nhàng hơn. Nhưng chỉ mới qua vài tuần nhập học, không ít người đã phải kêu trời với yêu cầu học thêm, học hai buổi/ngày của nhà trường.
Theo báo quốc nội, cùng với cơn sốt phim ảnh và thời trang Nam Hàn thâm nhập vào Việt Nam, ngày càng có nhiều thanh niên, thanh nữ theo học các lớp dạy tiếng thích ngôn ngữ xứ Hàn. Phóng viên báo Korea Herald cũng đã nhìn nhận về trào lưu này và đánh giá về sự hạn chế của hoạt động quảng bá tiếng Hàn của các cơ quan chức năng Nam Hàn. Báo Giáo Dục &Thời Đại ghi nhận về trào lưu này như sau.
Trên địa bàn thành phố Sài Gòn, chợ đầu mối Chánh Hưng là nơi cung cấp một lượng thủy hải sản cho cả thành phốvà các tỉnh lân cận, mỗi ngày đưa ra thị trường từ 300 đến 400 tấn cá các loại. Hai tháng trở lại đây xuất hiện một số thanh thiếu niên chuyên trộm cắp, cướp giựt cá của những người lấy mối tại chợ, gây ra tâm lý lo sợ cho một bộ phận tiểu thương.
Theo báo quốc nội, tại Vũng Tàu, dọc theo các con đường của trung tâm thành trong phố, những hàng quán đề biển "Cơm bình dân"mà mọi người thường hay gọi bằng một cái tên khác là cơm bụi, mọc lên ngày một nhiều. Những quán cơm này đã trở thành chỗ thân quen của nhiều người, nhất là với những người sống xa gia đình. Tuy chưa thể thay thế bữa cơm gia đình, nhưng "cơm bụi" đã giúp những người bận rộn, những người xa gia đình một bữa cơm nóng sốt sau những giờ lao động mệt mỏi.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.