Hôm nay,  

Dạy Thêm, Học Thêm

15/12/200500:00:00(Xem: 7260)
Bạn,

Theo báo Người Lao Động, một vấn đề đã và đang gây nhiều tranh luận trong ngành giáo dục tại VN hiện nay là chuyện dạy thêm, học thêm. Không ít thầy cô giáo đua nhau dạy thêm; trong nhiều trường công lập đều có thêm các trung tâm văn hóa ngoài giờ thi nhau mở hết "công suất" sau giờ làm việc. Và một khi người thầy biến kiến thức thành hàng hóa và cư xử với trò như một thứ khách hàng thì mối quan hệ thầy trò chỉ mang tính hình thức thương mại trong giáo dục.

Ghi nhận toàn cảnh về thực trạng nói trên, báo Người Lao Động phân tích rằng phần lớn các trường từ tiểu học đến trung học đều có học sinh đi học thêm. Và cũng do dạy thê- học thêm mà trong trường học giữa thầy giáo có môn học thêm và các thầy giáo dạy môn khác đã có khoảng cách. Các môn văn, toán, Anh văn mới được xem là môn chính. Đó cũng là một trong những lý do khiến việc dạy thêm, học thêm vẫn cứ diễn ra tràn lan góp phần sâu sắc cho sự phân hóa giàu nghèo giữa giáo viên với nhau. Với người lớn đã thế nhưng không cay đắng bằng sự phân biệt đối xử giữa thầy-trò, trò-trò với nhau dưới cùng một mái học đường chỉ vì chữ thêm. Những em được đi học thêm, mạnh dạn gần gũi với thầy cô bao nhiêu thì những em còn lại lặng lẽ xa cách bấy nhiêu.

Báo NLĐ cho biết: đi học thêm bây giờ đối với học sinh không còn là nỗi háo hức khát khao kiến thức hay rèn luyện kỹ năng mà chủ yếu phụ huynh chỉ sợ con mình bị phân biệt đối xử nếu không được học thêm. Đã có lần phóng viên chứng kiến một phụ huynh xé sổ liên lạc khi biết con mình bị điểm dưới trung bình môn toán chỉ vì con không chịu học thêm môn toán của thầy chủ nhiệm. Kịch tính không chỉ xảy ra trong gia đình mà còn ảnh hưởng đến quan hệ tình bạn giữa các em học thêm và không học thêm với nhau khi nhận được bài kiểm tra. Ngoài ra, việc học sinh học thêm là gánh nặng cho rất nhiều phụ huynh . Một gia đình có con đi học thêm ở ban trung học phải chi ra mỗi tháng ngót nghét một triệu bạc, đó là chưa kể tiền trường. Từ thực tế này,ậu quả cuối cùng của dạy thêm-học thêm chỉ là mở toang cánh cửa phân biệt giàu nghèo.

Bạn,

Cũng theo báo NLĐ, lẽ ra trường phổ thông là nơi xóa bỏ cánh cửa đó thì trái lại ban giám hiệu các trường học ra sức khai thác hết công suất phòng học vào ban đêm dưới hình thức trung tâm văn hóa ngoài giờ. Và trong các lớp học thì "vẫn bình cũ có tên mới và rượu vẫn là những thầy trò quen thuộc từ lớp ban ngày". Dưới ánh đèn nê-ông đã để lại trong lòng cả thầy lẫn trò cảm giác hài lòng: Thầy có thêm thu nhập, trò có thêm điểm ở bài kiểm tra trên lớp.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Theo báo quốc nội, tại VN, tình trạng khan hiếm phiên dịch diễn ra từ nhiều năm nay. Sự khan hiếm sẽ tiếp tục trong thời gian tới trước nhu cầu ngày càng tăng của thị trường lao động. Nhiều doanh nghiệp đặt hàng tuyển nhân viên phiên dịch tiếng Hoa, Nhật, Anh nhưng trung tâm môi giới luôn không có người cung ứng. Thậm chí có những doanh nghiệp tuyển chức danh phiên dịch trong suốt 1 năm mà vẫn không tìm được người.
Tại miền Tây Nam phần, nếu nghìn xưa "sông sâu bên lở bên bồi" thì nay ở đồng bằng sông Cửu Long tình hình đã khác: "Sông sâu lở cả hai bờ". Trên địa bàn các tỉnh Đồng Tháp, An Giang, hàng chục gia đình sống hai bên bờ sông đang như ở trước miệng hà bá.
Theo ghi nhận củabáo quốc nội, một số tỉnh miền Trung đang đối mặt với hạn hán. Tại tỉnh Quảng Trị, một nửa trong số 18,500 hecta lúa hè thu gieo cấy trên toàn tỉnh, bị khô hạn, khoảng 4,000 hecta có thể chỉ đạt 50% so với năng suất hàng năm...
Theo báo quốc nội, từ khi có tin cơ quan "chất lượng an toàn thực phẩm Bỉ" khuyến cáo người dân quốc gia này không dùng nước tương Chinsu do VN sản xuất, vì có chứa chất gây ung thư, thì tại các cửa hàng nước chấm tại chợ Bình Tây và một số chợ khác trên địa bàn thành phố Sài Gòn, mặt hàng này bán chậm rồi hết bán được. Tại chợ Bình Tây, trong mấy ngày vưà qua, hầu như tiểu thương ở đây không ai bán được mối nào, kể cả nước tương thương hiệu khác.
“Mất ăn mất ngủ vì đồ thêu, tóc bạc cũng vì đồ thêu”, anh Phan Văn Thắng- nhà sưu tầm tranh thêu cổ ở Huế- kết lại chuỗi ngày lăn lóc sưu tầm tranh thêu cổ của mình bằng một câu ví von dí dỏm.... Phóng viên Diễm Châu của báo NetCodo của xứ Huế mở đầu bài viết về một nghệ sĩ thơ mộng như thế -- người say mê sưu tập các tranh thêu cổ.
Theo báo quốc nội, thời gian gần đây, khu nghĩa trang Bình Hưng Hoà (quận Tân Phú, TPSG) đã biến thành chợ tình của các "nàng ma nữ". Tại đây, vào buổi tối, gái mại dâm cứ lượn lờ, liên tục rà theo những vị khách đi đường bằng những lời mời chào. Về khuya, dọc con đường cắt ngang khu nghĩa trang vẫn còn lác đác cảnh các "nàng ma nữ" chập chờn trên đoạn đường đầy âm khí.
Vào tháng 7, tại VN, trong khi các trường trung học tổ chức thi tuyển học sinh vào lớp 10, cũng là lúc hoạt động "chạy" trường cho các bé mầm non bắt đầu sôi động. Tại Hà Nội, Sài Gòn, nhiều trường mẫu giáo ở trung tâm thành phố đã thu hút phụ huynh, với mức giá lên tới hàng triệu đồng. Tin Nhanh VN ghi nhận về cuộc chạy trường cho con của một số phụ huynh tại HN qua đoạn ký sự như sau.
Những năm gần đây, tại VN, số lượng phim sản xuất ngày càng nhiều với tốc độ ngày càng nhanh. Những tưởng với những điều kiện thuận lợi như vậy, cơ hội hành nghề dành cho những sinh viên ngành điện ảnh sau khi ra trường sẽ trở nên rộng mở hơn, thế nhưng thực tế không phải vậy. Báo Người Lao Động ghi nhận thực trạng này như sau.
Theo ghi nhận của báo Thanh Niên, tại miền Tây, trong tâm trí các võ sư thời nay khó mà quên được những công phu quyền cước và những trận thượng đài của các võ sư một thời vang bóng vào thập niên 60, 70 của thế kỷ trước. Nào là ông Sáu Cường miệt Sa Đéc, Đồng Tháp thành danh với bộ pháp "cuồng phong tảo diệp cước"; Đoàn Tâm Ảnh nổi danh với công phu "nhất dương chỉ"
Theo ghi nhận của báo Thanh Niên, kể từ khi phim Nam Hàn được khán giả trong nước ưa chuộng, thì mốt nhuộm tóc hoe hoe hoặc hung hung, mặc áo 2-3 lớp, thậm chí màu sắc đối chọi nhau của các diễn viên trong phim đã trở thành mốt Việt. Đó là chưa kể đến cung cách cũng như biểu hiện ngôn ngữ. Trong phim Nam Hàn, hầu như cả nữ lẫn nam diễn viên khi biểu lộ sự bực bội
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.