Hôm nay,  

Dạy Thêm, Học Thêm

12/15/200500:00:00(View: 7283)
Bạn,

Theo báo Người Lao Động, một vấn đề đã và đang gây nhiều tranh luận trong ngành giáo dục tại VN hiện nay là chuyện dạy thêm, học thêm. Không ít thầy cô giáo đua nhau dạy thêm; trong nhiều trường công lập đều có thêm các trung tâm văn hóa ngoài giờ thi nhau mở hết "công suất" sau giờ làm việc. Và một khi người thầy biến kiến thức thành hàng hóa và cư xử với trò như một thứ khách hàng thì mối quan hệ thầy trò chỉ mang tính hình thức thương mại trong giáo dục.

Ghi nhận toàn cảnh về thực trạng nói trên, báo Người Lao Động phân tích rằng phần lớn các trường từ tiểu học đến trung học đều có học sinh đi học thêm. Và cũng do dạy thê- học thêm mà trong trường học giữa thầy giáo có môn học thêm và các thầy giáo dạy môn khác đã có khoảng cách. Các môn văn, toán, Anh văn mới được xem là môn chính. Đó cũng là một trong những lý do khiến việc dạy thêm, học thêm vẫn cứ diễn ra tràn lan góp phần sâu sắc cho sự phân hóa giàu nghèo giữa giáo viên với nhau. Với người lớn đã thế nhưng không cay đắng bằng sự phân biệt đối xử giữa thầy-trò, trò-trò với nhau dưới cùng một mái học đường chỉ vì chữ thêm. Những em được đi học thêm, mạnh dạn gần gũi với thầy cô bao nhiêu thì những em còn lại lặng lẽ xa cách bấy nhiêu.

Báo NLĐ cho biết: đi học thêm bây giờ đối với học sinh không còn là nỗi háo hức khát khao kiến thức hay rèn luyện kỹ năng mà chủ yếu phụ huynh chỉ sợ con mình bị phân biệt đối xử nếu không được học thêm. Đã có lần phóng viên chứng kiến một phụ huynh xé sổ liên lạc khi biết con mình bị điểm dưới trung bình môn toán chỉ vì con không chịu học thêm môn toán của thầy chủ nhiệm. Kịch tính không chỉ xảy ra trong gia đình mà còn ảnh hưởng đến quan hệ tình bạn giữa các em học thêm và không học thêm với nhau khi nhận được bài kiểm tra. Ngoài ra, việc học sinh học thêm là gánh nặng cho rất nhiều phụ huynh . Một gia đình có con đi học thêm ở ban trung học phải chi ra mỗi tháng ngót nghét một triệu bạc, đó là chưa kể tiền trường. Từ thực tế này,ậu quả cuối cùng của dạy thêm-học thêm chỉ là mở toang cánh cửa phân biệt giàu nghèo.

Bạn,

Cũng theo báo NLĐ, lẽ ra trường phổ thông là nơi xóa bỏ cánh cửa đó thì trái lại ban giám hiệu các trường học ra sức khai thác hết công suất phòng học vào ban đêm dưới hình thức trung tâm văn hóa ngoài giờ. Và trong các lớp học thì "vẫn bình cũ có tên mới và rượu vẫn là những thầy trò quen thuộc từ lớp ban ngày". Dưới ánh đèn nê-ông đã để lại trong lòng cả thầy lẫn trò cảm giác hài lòng: Thầy có thêm thu nhập, trò có thêm điểm ở bài kiểm tra trên lớp.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Tại Sài Gòn, cứ vào thứ 7 hằng tuần, trường đua Phú Thọ lại đông nghẹt khách. Trong đó, phần lớn là những tay độ ngựa chuyên nghiệp, số còn lại là khách đến xem vì tò mò và muốn được thử vận may qua một vài vòng đua. Khi cuộc đua bắt đầu, Hàng nghìn đôi mắt căng thẳng dõi theo từng chú ngựa đang phi hết tốc lực.
Theo báo quốc nội, tại VN, giới ca sĩ đang mê tín rằng, mốt nhất phải là những nghệ danh có 3 chữ và "tí hơi hướm" Hồng Kông, Nam Hàn thì mới may mắn. Báo quốc nội nêu ra trường hợp hiện tượng Ưng Hoàng Phúc solo thành công, đã nhanh chóng lan rộng trong giới ca nhạc, nhiều ca sĩ mới đã có nghệ danh lạ tai: Quách Thành Danh (tên thật Thanh Tùng), Lâm Chí Khanh (tên thật Huỳnh Phương Khanh), Châu Gia Kiệt (Nguyễn Gia Kiệt), Quách An An, Lưu Gia Bảo...
Theo báo quốc nội, trên địa bàn các quận nội thành Sài Gòn, có nhiều con đường do cư dân địa phương tự đặt tên theo vị trí địa lý, tên đường không có trong danh bạ của ngành bưu điện. Thực trạng này đã gây khó khăn cho các bưu tín viên khi chuyển giao thư, cho các tài xế taxi, giới chạy xe thồ, xích lô khi chở khách tìm nhà, tìm đường.
Tại Sài Gòn, giới chơi số đề thường nói "số đề - thế đồ" để báo động những con đề hay đó chính là "kinh nghiệm xương máu" của chính những ma đề qua "trận mạc đỏ đen", và trong thực tế, trên nhiều đường phố Sài Gòn mỗi chiều, không ít người đứng chờ trước các đại lý vé số để đợi thần tài. Báo SGGP viết về hiện trạng này nhu sau.
Khắp các ngõ ngách Hà Nội, không biết có bao nhiêu đứa bé đi đêm về hôm kiếm sống. Trong số đó không ít em mồ côi, bị gia đình bỏ rơi hay gia đình. Ở tuổi ăn tuổi học nhưng các em đã sớm phải đối mặt với lo toan của cuộc mưu sinh. Đêm, những trẻ em này vẫn lầm lũi trên những chiếc xe đạp cọc cạch đi khắp đầu xóm cuối ngõ với thùng bánh mì
Theo báo quốc nội, trên địa bàn thành phố Sài Gòn, dù chỉ mới có một vài cơn mưa lớn từ đầu tháng 5 đến nay nhưng cũng đã làm nước ngấp nghé bờ tại một số đoạn đê bao ở các phường Thạnh Lộc, An Phú Đông (quận 12), xã Nhị Bình (huyện Hóc Môn)... thuộc hệ thống đê bao sông Sài Gòn. Hàng năm, cứ bắt đầu bước vào mùa mưa
Theo báo quốc nội, vào những ngày hè nóng nực của tháng 5 này, tại Hà Nội, Sài Gòn, và các thành phố lớn, hàng chục ngàn sĩ tử đang "nung mình" trong những lò luyện thi rực lửa để chuẩn bị cho kỳ thi Đại học, Cao đẳng cận kề. Thế nhưng, không chỉ có các sĩ tử lớn mà cả những sĩ tử tí hon, những em bé vừa rời lớp mẫu giáo lớn tại các trường mầm non
Tại miền Tây Nam phần, Châu Đốc là thị xã biên thùy với địa thế hiểm trở và hùng vĩ. Cách thị xã Châu Đốc chừng 5km, núi Sam, mang hình dáng con sam, ngọn núi chứa đựng nhiều huyền thoại ở miền Tây, là nơi lập miếu thờ Bà Chúa Xứ. Hàng năm, lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam diễn ra vào hạ tuần tháng 4 âm lịch. Báo SGGP ghi nhận về huyền thoại núi Sam và lễ hội này như sau.
Theo ghi nhận, trên thị trường Sài Gòn, rất nhiều loại hàng nhái, hàng giả phẩm lượng kém đang được bày bán tràn lan. Mặt hàng nào thu hút khách hàng do phẩm chất cao thì chỉ một thời gian ngắn trên thị trường xuất hiện ngay hàng nhái, hàng giả.Đáng báo động nhất là các sản phẩm làm giả có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng như thực phẩm, mỹ phẩm, thuốc. SGGP ghi nhận hiện trạng này như sau.
Theo SGGP, đến nay, ở các chợ tại thành phố Sài Gòn vẫn tồn tại hàng chục đường dây hụi lớn mà mỗi dây, các con hụi chơi hàng chục triệu đồng mỗi tháng. Hình thức tín dụng này đã trở thành phổ biến và là giải pháp kịp thời nhất đối với họ trong buôn bán làm ăn và nhiều hoàn cảnh khác. Báo SGGP viết về hoạt động tín dụng hụi tại các chợ Sài Gòn như sau.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.