Hôm nay,  

Dạy Thêm, Học Thêm

15/12/200500:00:00(Xem: 6638)
Bạn,

Theo báo Người Lao Động, một vấn đề đã và đang gây nhiều tranh luận trong ngành giáo dục tại VN hiện nay là chuyện dạy thêm, học thêm. Không ít thầy cô giáo đua nhau dạy thêm; trong nhiều trường công lập đều có thêm các trung tâm văn hóa ngoài giờ thi nhau mở hết "công suất" sau giờ làm việc. Và một khi người thầy biến kiến thức thành hàng hóa và cư xử với trò như một thứ khách hàng thì mối quan hệ thầy trò chỉ mang tính hình thức thương mại trong giáo dục.

Ghi nhận toàn cảnh về thực trạng nói trên, báo Người Lao Động phân tích rằng phần lớn các trường từ tiểu học đến trung học đều có học sinh đi học thêm. Và cũng do dạy thê- học thêm mà trong trường học giữa thầy giáo có môn học thêm và các thầy giáo dạy môn khác đã có khoảng cách. Các môn văn, toán, Anh văn mới được xem là môn chính. Đó cũng là một trong những lý do khiến việc dạy thêm, học thêm vẫn cứ diễn ra tràn lan góp phần sâu sắc cho sự phân hóa giàu nghèo giữa giáo viên với nhau. Với người lớn đã thế nhưng không cay đắng bằng sự phân biệt đối xử giữa thầy-trò, trò-trò với nhau dưới cùng một mái học đường chỉ vì chữ thêm. Những em được đi học thêm, mạnh dạn gần gũi với thầy cô bao nhiêu thì những em còn lại lặng lẽ xa cách bấy nhiêu.

Báo NLĐ cho biết: đi học thêm bây giờ đối với học sinh không còn là nỗi háo hức khát khao kiến thức hay rèn luyện kỹ năng mà chủ yếu phụ huynh chỉ sợ con mình bị phân biệt đối xử nếu không được học thêm. Đã có lần phóng viên chứng kiến một phụ huynh xé sổ liên lạc khi biết con mình bị điểm dưới trung bình môn toán chỉ vì con không chịu học thêm môn toán của thầy chủ nhiệm. Kịch tính không chỉ xảy ra trong gia đình mà còn ảnh hưởng đến quan hệ tình bạn giữa các em học thêm và không học thêm với nhau khi nhận được bài kiểm tra. Ngoài ra, việc học sinh học thêm là gánh nặng cho rất nhiều phụ huynh . Một gia đình có con đi học thêm ở ban trung học phải chi ra mỗi tháng ngót nghét một triệu bạc, đó là chưa kể tiền trường. Từ thực tế này,ậu quả cuối cùng của dạy thêm-học thêm chỉ là mở toang cánh cửa phân biệt giàu nghèo.

Bạn,

Cũng theo báo NLĐ, lẽ ra trường phổ thông là nơi xóa bỏ cánh cửa đó thì trái lại ban giám hiệu các trường học ra sức khai thác hết công suất phòng học vào ban đêm dưới hình thức trung tâm văn hóa ngoài giờ. Và trong các lớp học thì "vẫn bình cũ có tên mới và rượu vẫn là những thầy trò quen thuộc từ lớp ban ngày". Dưới ánh đèn nê-ông đã để lại trong lòng cả thầy lẫn trò cảm giác hài lòng: Thầy có thêm thu nhập, trò có thêm điểm ở bài kiểm tra trên lớp.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Triêu nhà Nguyễn có công lớn nhất là đã thông nhất giang sơn về một mối sau một thời rất nhiễu nhưỡng phân đôi hai bờ Trịnh-Nguyễn... Nhà Nguyễn chỉ bị chỉ trích khi mời người Pháp vào, và là đầu mối để bị chiếm mất Lục Tỉnh và rồi bị đô hộ toàn quôc.
Đào tạo trực tuyến, tức là học qua Internet... Ngaỳ xưa, khi chưa có Internet, gọi là học hàm thụ, hay học từ các sách hay tài liệu gửi từ trường về tận nhà để học viên học, làm bài và gửi bài tập làm xong tới trường chấm điểm... Vấn đề là, kiểm tra học lực sẽ khó.
Câu chuyện Formosa vẫn cứ mãi nặng nợ Formosa... có vẻ như ông Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng đã biết ơn pho tượng vàng Hồ Chí Minh nặng 50 kí vàng ròng do Formosa hiến tặng, nên cứ mãi Formosa...
Vậy là tiếp tục đình công tại công ty Venus Việt Nam tại Thanh Hóa… Bởi vì bản văn Ban giám đốc cam kết thỏa mãn đòi hỏi của công nhân không có cond ấu, không chữ ký…
Có phải tội phạm tại Sài Gòn tăng vọt đáng ngại? Chuyện thấy rõ là, các quan chức sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam la làng, cảnh báo công dân Mỹ tới Việt Nam coi chừng bị hành hung, giựt đô, trộm cắp, đột nhập nhà riêng...
Vậy là bắt quả tang một quan chức cầm tiền hối lộ... Lại ra quán cà phê cầm tiền, thế mới bị bắt quả tang. Không cẩn trọng tí nào...
Vậy là cả làng xe taxi thê thảm... và do vậy, phải khiếu nại với chính phủ... Bản tin báo Tuổi Trẻ kể: Taxi Hà Nội yêu cầu dừng khẩn cấp Grab-Uber...
Có quá nhiều nỗi lo... có quá nhiều “bức xúc”... đó là lý do người dân la làng, từ báo động cho tới kêu cứu...
Nghỉ Tết bao nhiêu ngày thì vừa? Người xưa có câu là cả tháng hay vài tháng, vì tháng giêng là tháng ăn chơi... Dĩ nhiên, bây giờ khác rồi.
Như dường đi lại trên đường Hà Nội là môn thể thao nguy hiểm cực kỳ, còn nguy nhiều thập phần hơn các môn thể thao phiêu lưu mạo hiểm... Thậm chí chết giữa phố, cũng hệt như phim hành động chớp nhoáng.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.