Hôm nay,  

Dạy Thêm, Học Thêm

15/12/200500:00:00(Xem: 6649)
Bạn,

Theo báo Người Lao Động, một vấn đề đã và đang gây nhiều tranh luận trong ngành giáo dục tại VN hiện nay là chuyện dạy thêm, học thêm. Không ít thầy cô giáo đua nhau dạy thêm; trong nhiều trường công lập đều có thêm các trung tâm văn hóa ngoài giờ thi nhau mở hết "công suất" sau giờ làm việc. Và một khi người thầy biến kiến thức thành hàng hóa và cư xử với trò như một thứ khách hàng thì mối quan hệ thầy trò chỉ mang tính hình thức thương mại trong giáo dục.

Ghi nhận toàn cảnh về thực trạng nói trên, báo Người Lao Động phân tích rằng phần lớn các trường từ tiểu học đến trung học đều có học sinh đi học thêm. Và cũng do dạy thê- học thêm mà trong trường học giữa thầy giáo có môn học thêm và các thầy giáo dạy môn khác đã có khoảng cách. Các môn văn, toán, Anh văn mới được xem là môn chính. Đó cũng là một trong những lý do khiến việc dạy thêm, học thêm vẫn cứ diễn ra tràn lan góp phần sâu sắc cho sự phân hóa giàu nghèo giữa giáo viên với nhau. Với người lớn đã thế nhưng không cay đắng bằng sự phân biệt đối xử giữa thầy-trò, trò-trò với nhau dưới cùng một mái học đường chỉ vì chữ thêm. Những em được đi học thêm, mạnh dạn gần gũi với thầy cô bao nhiêu thì những em còn lại lặng lẽ xa cách bấy nhiêu.

Báo NLĐ cho biết: đi học thêm bây giờ đối với học sinh không còn là nỗi háo hức khát khao kiến thức hay rèn luyện kỹ năng mà chủ yếu phụ huynh chỉ sợ con mình bị phân biệt đối xử nếu không được học thêm. Đã có lần phóng viên chứng kiến một phụ huynh xé sổ liên lạc khi biết con mình bị điểm dưới trung bình môn toán chỉ vì con không chịu học thêm môn toán của thầy chủ nhiệm. Kịch tính không chỉ xảy ra trong gia đình mà còn ảnh hưởng đến quan hệ tình bạn giữa các em học thêm và không học thêm với nhau khi nhận được bài kiểm tra. Ngoài ra, việc học sinh học thêm là gánh nặng cho rất nhiều phụ huynh . Một gia đình có con đi học thêm ở ban trung học phải chi ra mỗi tháng ngót nghét một triệu bạc, đó là chưa kể tiền trường. Từ thực tế này,ậu quả cuối cùng của dạy thêm-học thêm chỉ là mở toang cánh cửa phân biệt giàu nghèo.

Bạn,

Cũng theo báo NLĐ, lẽ ra trường phổ thông là nơi xóa bỏ cánh cửa đó thì trái lại ban giám hiệu các trường học ra sức khai thác hết công suất phòng học vào ban đêm dưới hình thức trung tâm văn hóa ngoài giờ. Và trong các lớp học thì "vẫn bình cũ có tên mới và rượu vẫn là những thầy trò quen thuộc từ lớp ban ngày". Dưới ánh đèn nê-ông đã để lại trong lòng cả thầy lẫn trò cảm giác hài lòng: Thầy có thêm thu nhập, trò có thêm điểm ở bài kiểm tra trên lớp.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nghề thầy giáo, cô giáo buồn thê thảm... Một thời, thầy giáo, cô giáo được xem như trên cả ba mẹ -- thứ tự hồi xưa là: quân, sư, phụ. Tức là, vua trước, rồi tới thầy, rồi tới ba mẹ... Bây giờ, thua rồi.
Vào lúc khoảng 23 giờ đêm hôm 05/08/2017, ngọn lửa bắt đầu bùng phát và nhanh chóng lan ra toàn bộ các gian của nhà thờ. Mặc dù anh chị em giáo dân và lực lượng phòng cháy chữa cháy đã cố gắng
Làm dân của một đất nước độc tài với bộ máy không những chính quyền là quan liêu mà ngay cả ngành tư pháp và tòa án cũng chẳng thi hành theo luật pháp đã quy định,
Trước tiên, nói về điểm sang: bản tin VTV ghi nhận: Đã có hơn 70.000 doanh nghiệp được thành lập chỉ trong 7 tháng đầu năm, tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước.
“Tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao chiều qua (3/8), Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng cho biết bà “lấy làm tiếc” về phát biểu ngày 2/8
Rút ruột là chuyện bình thường của cán bộ… Báo Tuổi Trẻ nêu câu hỏi: Ban chỉ đạo Tây Nam bộ 'rút ruột' ngân sách như thế nào?
Đất nước có quá nhiều tiến sĩ giấy, trong khi quá ít phát minh… Không biết rồi kinh tế kiểu này sẽ dẫn tới đâu… vì cuối cùng sẽ chỉ rủ nhau đi xuất khẩu lao động, mà không phải xuất khẩu chuyên gia bậc Tiến sĩ,
Nhà nước CSVN đang đưa ra các dấu hiệu để, dự kiến sẽ lột chức một Thứ Trưởng về tội tham nhũng, lạm quyền. Có thực là, chỉ riêng có một quan chức như thế chăng? Bao nhiêu con cá lớn đã hạ cánh an toàn rồi?
Có đúng rằng Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trăn trở vì người Việt gửi tiền ra nước ngoài mua nhà?
Giảm nhiều môn học... Không biết lần naỳ, Bộ Giáo Dục và Đào Tạo thí nghiệm có hợp lý không. Tại sao không mô phỏng theo mô hình một quốc gia có nền văn hóa gần với VN như Nam Haà, Singapore,
DB Derek Trần: Tôi làm tất cả để bảo vệ cộng đồng mình trong vấn đề di trú

NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.