Hôm nay,  

Lễ Cúng Voi Nhập Làng

20/04/200600:00:00(Xem: 2998)

Theo báo quốc nội, tại các buôn làng ở Cao nguyên Trung phần, khi bắt được voi rừng, người Thượng không dẫn ngay con voi ấy vào buôn  mà đưa về bãi thuần dưỡng để tập, rèn dạy. Khoảng 2-3 tháng khi con voi đã khôn ngoan, hiền lành, thuần thục các động tác mới đưa voi vào buôn làng  để sử dụng và làm một lễ cúng voi nhập buôn. Tập tục này được báo Bình Định ghi lại dựa theo tài liệu của báo tỉnh Đắc-Nông với  diễn tiến như sau. <"xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />


 


Lễ cúng voi nhập buôn được tổ chức tùy theo khả năng tài chính của gia đình. Lễ lớn, sang trọng thì giết trâu ăn mừng, còn lễ cúng bình  thường thì giết heo, gà. Các lễ vật bắt buộc phải đi kèm theo là 7 ché rượu cần, một chén gạo có cắm đèn sáp, 1 chén cơm, 1 bầu nước, một vài chén lòng lợn, lòng gà...Trước khi cúng cho voi thì thầy cúng phải làm lễ nghi cúng cầu sức khỏe, bình an cho gia đình. Nghi lễ này được tiến hành trong ngôi nhà của chủ voi. Lễ tiết quan trọng nhất  trong buổi cúng này là việc cúng Thần voi.


 


Lễ được tiến hành ở ngoài sân và trên sàn hiên của chủ voi. Con voi lớn đã có công bắt được voi rừng, giúp người thuần dưỡng cũng có mặt trong lễ cúng này. Chiếc giàn cúng làm bằng tre nứa, dựng lên giữa sân, là nơi đặt các lễ vật để làm lễ. Giàn cúng gồm 4 cây nứa nhỏ, sơn màu đỏ bằng huyết heo, gà, phía trên đầu cọc cắm những tua rua vót bằng nứa, treo lủng lẳng những xâu lòng, tai và đuôi heo. Người ta gài miếng phên nứa nhỏ phía trên 4 cái  cọc và đặt đầu heo lên đấy để cúng. Giàn cúng như một "lễ đài" để làm lễ hiến sinh  cho thần voi. Bên dưới giàn cúng người ta cắm một chiếc sừng trâu và đặt một chiếc mâm với đầy đủ lễ vật. Lời khấn thần có nội dung sâu sắc, cô đọng, thể hiện tình cảm quý mến của con người dành cho chú voi, thành viên mới của buôn làng với nội dung như sau: Xin báo với thần Ngoách Ngual, nay ta dẫn con voi mới vào làng. Thần khiến con voi yên tâm ở buôn làng. Thần khiến con voi yên tâm chuyên chở. Voi đừng có sợ hãi đi hoang, voi yên tâm ăn bụi tre làng. Voi ở làng phải sống trăm tuổi, voi phải ngoan trở thành voi thợ. Sau này ta đi săn bắt voi con, bắt sáng được trăm, bắt chiều được nghìn. Buôn làng có sai phạm luật voi, voi đừng đau, đừng bệnh, đừng gay, voi luôn luôn vui vẻ, khỏe mạnh...



 


Cũng theo báo Bình Định, lễ cúng voi nhập buôn làng là lễ quan trọng nhất trong hàng loạt các lễ nghi cúng thần voi của người sắc tộc M'nông. Để tỏ lòng ngưỡng mộ vị thần của loài vật có sức mạnh ghê gớm này, trước khi nhập voi vào gia đình, buôn làng, người M' nông bao giờ cũng tổ chức lễ cúng Thần voi. Qua lễ cúng, dân làng cầu mong sức khỏe cho con voi, sự  bình yên và phát đạt cho chủ voi cùng là để thần linh cùng mọi người chứng giám con voi mới đã nghiễm nhiên trở thành thành viên yêu quý, thành "đứa con" của buôn làng.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Đại họa xảy ra hàng ngày tại các siêu thị Sài Gòn là nạn chuột. Tại 1 siêu thị ở quận 5, vào 8 giờ sáng vừa mở cửa hàng , nữ chủ nhân cửa hàng này đã thất kinh vì các món bánh, kẹo, khô bò vương vãi khắp sàn. Bên cạnh nỗi lo vắng khách mùa mưa, người bán còn lo phải đối đầu với chuột. Mỗi buổi sáng dọn hàng, nhiều tiểu thương lại cầu mong hàng hóa của họ không bị chuột quậy phá
Tại Sài Gòn, trong các mẩu tuyển dụng lao động đăng trên một số tờ báo, nhan nhản những thông tin tuyển dụng đại loại như: Bar ca nhạc N, vũ trường M... cần tuyển nữ nhân viên giao tế, hoạt náo viên ca nhạc, ngoại hình xinh xắn, giao tiếp tốt, biết nhảy, tuổi từ 18-24, lương căn bản 800.000 đồng, chưa kể tiền thưởng, ngoài ra còn một số chế độ khác như đồng phục
Hiện nay, trên địa bàn thành phố Sài Gòn, có hàng trăm nghìn phụ nữ rời làng quê miền Trung, miền Bắc đổ xô vào Nam tìm việc làm. Họ ra đi với khát vọng đổi đời, trở thành công nhân trong những nhà máy to lớn, có thu nhập cao. Nhưng sự thật lại quá phũ phàng, bao năm cắm đầu làm để rồi tay trắng hoàn trắng tay. Báo Lao Động viết như sau.
Trong vòng hơn một tháng nay, nhiều người dân ở các tỉnh phiá Nam của Miền Trung râm ran về chuyện tại xã Khánh Bình huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) có một suối nước nóng rất lạ, có thể chữa bách bệnh. Thực hư về tin đồn này được phóng viên báo SGGP ghi nhận như sau.
Theo ghi nhận của báo quốc nội, tại một số quận của thành phố Sài Gòn, thời gian gần đây có khá nhiều tiệm hớt tóc bình dân với 1 dịch vụ rất đặc biệt là ráy tai, nhổ tóc bạc cho khách. Tại mỗi quán, những cô gái trẻ với trang phục khêu gợi, nhổ từng cọng tóc của khách đang say sưa ngủ. Phóng viên Tin Nhanh VN đã mô tả cảnh tượng này qua đoạn ký sự như sau.
Trên địa bàn tỉnh Miền Tây, có những cây cầu không mố, không đường sá, không đúng chỗ cần nằm dọc tuyến kênh T6, một trong số các kênh thoát lũ ra biển Tây chảy qua địa phận hai tỉnh An Giang và Kiên Giang. Sau hơn năm năm đưa vào sử dụng, người dân chưa hề được hưởng lợi thì bây giờ hầu hết cầu đã bị xuống cấp trầm trọng... Báo Tuổi Trẻ viết như sau.
Theo báo Tuổi Trẻ, miền Tây, vựa lúa của Việt Nam, đang trở thành thị trường của gạo Thái Lan. Hàng ngày, từng đoàn xe tải gạo Thái Lan ùn ùn kéo vào miền Tây Nam phần VN. Chuyện thực như đùa đó đang diễn ra từ nhiều ngày nay với những nhãn hiệu quen thuộc được đóng từng bao theo yêu cầu của khách, gạo Thái Lan nghiễm nhiên có chỗ đứng cạnh tranh tại vựa lúa đồng bằng.
Gần nay, nhiều công ty xổ số kiến thiết tại miền Nam bị phát giác trò chơi gian lận với mục đích đánh lừa người mua vé số để chiếm hết các giải trúng cao, không thoát ra ngoài cho người chơi số được trúng, có bàn tay của cán bộ gộc tạo nên "kịch bản và đạo diễn". Báo Thanh Niên ghi nhận vài trường hợp về ma thuật lưà đảo quanh tờ vé số như sau.
Sau khi kỳ thi tốt nghiệp phổ thông trung học (lớp 12, Tú tài) kết thúc vào đầu tháng 6/2004 tại thành phố Sài Gòn, hàng loạt trung tâm luyện thi theo kiểucấp tốc đã mọc nhan nhản khắp nơi, không chỉ trên các băng quảng cáo treo đầy đường mà còn tràn ngập trên trang quảng cáo các báo. Báo SGGP ghi nhận về các lớp luyện thi này như sau.
Nếu như học thêm từng bị ''kêu cứu'' nhiều lần thì học hè lại là nhu cầu có thực của khá nhiều phụ huynh bậc tiểu học ở TPSG. Lý do xem ra khá đơn giản: Cha mẹ muốn có một chỗ giữ con tin cậy để yên tâm đi làm. Và chính lý do này đã quyết định mục tiêu cho con đến lớp dịp hè của phụ huynh: Vui chơi là chính, phần học có chăng chỉ là ôn luyện kiến thức một cách nhẹ nhàng
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.