Hôm nay,  

Đồ Chơi Dân Gian

06/06/199900:00:00(Xem: 8963)
Thời thơ ấu của bạn đã quen với những đồ chơi như lồng đèn dịp Tết Trung Thu, như bầu cua cá cọp dịp Tết Nguyên Đán... nhưng chắc chắn bạn chưa thể biết hết những đồ chơi truyền thống ở nhiều miền đất nước khác nhau của dân tộc. Đồ chơi không riêng định hình tuổi thơ chúng ta, nhưng còn là những nét độc đáo của từng dân tộc. Dưới đây là các phần trích một bài nghiên cứu về đồ chơi dân gian VN từ báo trong nước.
Lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc đã giúp cho đồ chơi dân gian Việt Nam trở nên phong phú, đa dạng. Những chất liệu có sẵn như đất nung, bột nếp nhuộm phẩm, gỗ đá, mây tre..., nhờ bàn tay khéo léo của các nghệ nhân, đã được "thăng hoa" thành những loại đồ chơi sinh động, hấp dẫn. Đồ chơi dân gian không chỉ đáp ứng việc vui chơi, giải trí cho trẻ em, mà còn nâng cao nhận thức về thiên nhiên - đất nước - con người, góp phần hình thành nhân cách cho trẻ.
Có những đồ chơi dân gian trở thành kỷ niệm sâu sắc trong tâm khảm con người ngay cả khi tuổi thơ trôi qua từ rất lâu rồi.
U bán một thúng khoai non
Mua tiến sĩ giấy cho con chơi Rằm
Vinh quy ở lại xóm Đầm
Đêm ôm tiến sĩ con nằm với U.
(Hoài Thu - Nguyễn Đỗ Lưu)
Hầu hết đồ chơi dân gian thường gợi lên một cảm hứng thi ca, một âm hưởng câu chuyện cổ tích, thần thoại, một khúc đồng dao, một câu ca dao ngọt ngào, quyến rũ do bao đời truyền lại.
Cũng như các nước trên thế giới, kho tàng đồ chơi dân gian Việt Nam rất phong phú, đa dạng bởi mỗi dân tộc, mỗi thời đại lại có những sáng tạo, cải tiến đồ chơi một cách khác nhau để phù hợp với tâm lý văn hóa cộng đồng, điều kiện tự nhiên của từng vùng miền.
Từ những chất liệu bình dị, có sẵn trong thiên nhiên, đời sống hằng ngày: đất nung, bột nếp nhuộm phẩm, gỗ đá, mây tre, rơm rạ, giấy mã, sắt tây, da thuộc, vải... qua bàn tay tài khéo và trí tưởng tượng mãnh liệt của nghệ nhân ở các làng quê đã "thăng hoa" thành các loại đồ chơi sinh động, hấp dẫn. Đồ chơi "khâu, tết" bằng vải ngũ sắc thành "bùa tu bùa túi" xinh xinh đựng hương thơm cỏ cây, mẩu gừng, nhánh tỏi để trẻ em đeo ngực vào dịp Tết Đoan Ngọ (5-5 âm lịch) vừa trang sức vừa trừ tà. Mây tre đan nhuộm phẩm mầu làm đồ chơi: lồng gà, lồng chim, quạt, rổ rá, làn... Lá dừa, lá cọ, rơm rạ "tết" con tôm, con cá, châu chấu, ve sầu, chong chóng và hình người. Bột nếp rực rỡ "bảy sắc cầu vồng" nhào nặn thành các con giống (tò he) và các nhân vật theo mẫu trong các tích truyện "Tây du ký", "Tam quốc diễn nghĩa", "Đông chu liệt quốc" hoặc các câu chuyện dân gian... Những con tò he làm rạo rực nhiều thế hệ ở các vùng quê bắc bộ trong các phiên chợ vào dịp hội hè lễ tết truyền thống.

Tết Trung thu (Rằm tháng Tám) có thể nói là... đại hội đèn: đèn xếp, đèn lồng, đèn kéo quân, đèn ông sao, đèn con thỏ, đèn con cá, con tôm... được phết dán bằng giấy bóng kính, giấy trang kim. Ngoài ra là những đồ chơi gò bồi giấy: ông phỗng (tiến sĩ giấy), lật đật, đầu sư tử...
Mỗi loại đồ chơi tạo hình bằng các chất loại khác nhau đều có những âm vang thú vị trong lịch sử. Theo các nhà khảo cổ học, đồ chơi đất nung ở Việt Nam đã xuất hiện rất sớm. Tượng đầu gà đất nung ở Xóm Rền và cặp tượng gà "Trống - Mái" ở di chỉ Đồng Đậu (tỉnh Phú Thọ) có niên đại cách đây hơn 3000 năm (hình thức thể hiện có nhiều nét tương đồng với loại tượng nhỏ đồ chơi đất nung dân gian ngày nay). Những nơi nổi tiếng về đồ chơi đất nung: làng Khê (Hoa Lư - Tiên Hưng - Thái Bình), làng Tiên Hội (An Lão - Kiến An - Hải Phòng) và thành phố Nam Định, làng Phúc Tích, Nam Thanh (cố đô Huế)...
Một số du khách nước ngoài đến Việt Nam đã say mê kiếm tìm đồ chơi dân gian (rối cạn, rối nước, búp bê vải - gỗ, những con tu huýt bằng đất nung, mặt nạ bằng nan tre sơn mầu) và mua với giá 10-15 USD/1 con rối. Họ cho biết: "Hiện nay các nước phương Tây không thích dùng đồ chơi thực dụng hoặc có tính bạo lực, thiếu tính mỹ thuật mà người ta đang hướng về phương Đông, châu Á để mua đồ chơi dân gian đậm đà sắc thái bản địa nhằm nghiên cứu, học tập, sử dụng".
Việt Nam có nhiều đồ chơi truyền thống rất quý, tiếc thay đang bị mai một hoặc chưa phát triển rộng rãi được. Diều Huế là một trường hợp như vậy. Đặc phẩm ấy ban đầu xuất phát từ trò chơi dân gian của trẻ em đồng quê nhưng sau này đã được sáng tạo, nâng cao trở thành bộ môn văn hóa - thể thao dùng trong lễ hội cung đình nhà Nguyễn và gần đây tham dự các Festival quốc tế được tán thưởng nồng nhiệt. Có điều diều Huế vẫn ở dạng sản phẩm thủ công mỹ nghệ độc nhất, đơn lẻ chưa được sản xuất phổ biến, đại trà theo công nghệ hiện đại để trẻ em vui chơi giải trí trong dịp hè - thu.
Muốn khai thác đồ chơi dân gian một cách hữu hiệu trước hết cần thống kê các loại hình và chọn lọc ra một số đồ chơi dân gian tiêu biểu cho văn hóa đồ chơi Việt Nam rồi phục hồi, nâng cao về kỹ thuật, mỹ thuật. Thay đổi mẫu mã cho đẹp hơn, hấp dẫn hơn và thay đổi cải tiến quy trình công nghệ, tăng cường tính chất động cho đồ chơi dân gian.
Đầu tư cho đồ chơi dân gian một cách thích đáng thì hiệu quả đem lại hẳn là to lớn: bản sắc văn hóa dân tộc không bị phôi pha quên lãng trong sản phẩm đồ chơi của trẻ thơ đồng thời tạo ra không khí lành mạnh bổ ích góp phần giáo dục đạo đức, thẩm mỹ và khả năng sáng tạo cho thiếu niên nhi đồng Việt Nam. Bên cạnh đó có thể xuất khẩu ra nước ngoài.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khủng hoảng y tế tại phía bắc đã tới mức kinh hoàng: sán lợn... Lợn là heo... Báo Đại Đoàn Kết kể: Trước tình hình trẻ nhiễm sán lợn liên tục gia tăng, nhiều bậc phụ huynh tại Thuận Thành- Bắc Ninh đã đưa con mình về Hà Nội để tiến hành xét nghiệm sán lợn. Được biết, chỉ riêng trong một buổi sáng ngày 18/3, đã có gần 400 trẻ đến Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng trung ương để làm xét nghiệm sán lợn. Các bác sĩ đã bắt đầu là việc từ 5h sáng với 10 bàn khám và Viện hẹn các gia đình sau 1 đến 3 ngày sẽ có kết quả xét nghiệm.
Gian lận điểm... Báo Công Lý ghi nhận: Vụ gian lận điểm thi THPT quốc gia sau khi cơ quan chức năng công bố kết quả điều tra cho thấy tại Hòa Bình đã có 140 bài thi trắc nghiệm của 56 thí sinh bị can thiệp tẩy xóa để nâng điểm. Danh sách các địa phương gian lận điểm còn có Sơn La, Hà Giang.
Vậy là tròn 145 năm ký kết Hiệp ước Giáp Tuất -- một bản văn ký năm 1874 và là bản hiệp định thứ hai giữa triều Nguyễn và Pháp, cắt nhiều tỉnh Nam Bộ cho quân Pháp.
Báo Dân Trí ghi nhận tình hình đầu tư: Ông Philipp Roesler (46 tuổi) là người Đức gốc Việt, từng giữ chức Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Kinh tế và Công nghệ của Chính phủ Đức. Ông vừa nhận lời về Việt Nam làm việc với tư cách là Chủ tịch Hội đồng cố vấn Quỹ đầu tư mạo hiểm VinaCapital Ventures.
Tìm công nhân không dễ, đặc biệt với ngành chế biến thủy sản. Báo Tuổi Trẻ kể rằng TP.SG, ĐBSCL 'đỏ mắt' tìm công nhân chế biến thủy sản...Nhiều nhà máy chế biến thủy sản ở TP.SG, ĐBSCL vẫn thiếu lao động trầm trọng. Doanh nghiệp nói đã tăng lương, trong khi công nhân thủy sản nói phải chuyển nghề vì cuộc sống bấp bênh.
Samsung là đại gia Hàn quốc bước vào trong làng công nghiệp Việt Nam... Không chỉ là tạo ra hàng chục ngàn việc làm, nhưng cũng là một động cơ cho nhiều công ty phụ trợ...
Bác sĩ công rủ nhau rời bỏ bệnh viện công, để ra làm việc cho bệnh viện tư… Thế là, khủng hoảng.
Cõi này đầy những bất an... Ngay như người có tiền cũng chưa chắc được an toàn. Báo Tổ Quốc kể chuyện Long An, “ Vụ kẻ trộm sát hại chồng, vợ tự vệ khiến trộm chết: Đối tượng trộm cắp có nợ tiền nạn nhân”...
Cúp nước nhiều quận huyện, thôi thì phải chịu. Bản tin VnExpress kể: Bảy quận huyện TP SG bị cúp nước cuối tuần. Hàng trăm nghìn hộ dân sẽ bị cắt nước hoặc nước yếu trong 4 giờ để sửa chữa nhà máy nước Thủ Đức.
Hôm Thứ Sáu ngày 8 tháng 3 vừa mới qua đi... nhưng hẳn là kỷ niệm về Ngày Phụ Nữ vẫn còn in sâu trong lòng mọi người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.