Hôm nay,  

Hoa Đất Sét

14/03/200600:00:00(Xem: 6897)
Bạn,

Theo báo quốc nội, hoa đất sét, một sản phẩm nghệ thuật xuất xứ từ Nhật Bản, đang trở thành một trong những mặt hàng thủ công mỹ nghệ đặc biệt của tỉnh Đồng Nai. Nguyên liệu làm ra loại hoa này khá đặc biệt và qua bàn tay khéo léo của người thợ, hoa đất sét không chỉ bền với thời gian mà còn rực rỡ không kém gì hoa thật, thu hút nhiều khách hàng thích trưng hoa và các du khách mua hàng lưu niệm. Báo Đồng Nai ghi nhận về nghề làm hoa đất sét tại Đồng Nai như sau.

Tại Biên Hòa có anh Nguyễn Khiết, một thanh niên trẻ và khá đa tài trong lĩnh vực dạy cắm hoa nghệ thuật, bó hoa cưới, làm tóc, trang điểm cô dâu... đã nhạy bén nhận ra giá trị của hoa đất sét nên mạnh dạn theo nghề. Bây giờ, anh và nhóm bạn đang cho ra những chậu hoa, bình hoa đất sét mang tính nghệ thuật cao, thu hút nhiều khách hàng. Hoa đất sét được làm từ một loại đất sét trắng tinh (chưa nhồi) hoặc nguyên liệu thành phẩm (đã nhồi và pha màu) được nhập về từ Nhật Bản, Hàn Quốc hoặc Thái Lan. Điều đặc biệt của loại nguyên liệu này là khi sản phẩm làm xong để lâu có khô đi nhưng không bị nứt. Do kỹ thuật nhồi bột pha màu phức tạp nên Khiết cũng như một số người làm hoa nhỏ lẻ khác ở Biên Hòa thường mua bột thành phẩm với giá khá cao, từ 700 - 800 ngàn đồng/kg.

Để một tác phẩm hoa đất sét ra đời phải trải qua nhiều giai đoạn. Đất sét đã nhồi mịn được cán mỏng bằng một máy cán quay tay, sau đó đem dập khuôn. Tùy theo bộ phận hoa, lá khác nhau mà có những mẫu khuôn dập riêng. Song, không có từng loại khuôn cho mỗi loại hoa mà chỉ có một số bộ mẫu nhất định nên để làm ra nhiều loại hoa khác nhau người làm phải kết hợp các chi tiết của những mẫu khuôn có sẵn. Phức tạp nhất là giai đoạn pha màu và vẽ chi tiết trên cánh hoa. Để làm cho giống hoa thật từ màu sắc đến hình dáng, cánh, nhụy hoa... Khiết phải mua lan thật về để lấy mẫu. Những đường nét, gân màu và sự pha trộn màu sắc trên một cánh hoa được quan sát thật tinh tường để với bàn tay khéo léo biến từ một mảnh đất thành những cánh hoa mềm mại, sống động. Các sản phẩm hoa đất sét hiện nay của Khiết chủ yếu là các loại lan; cả địa lan và phong lan, cùng hàng chục loại hoa khác nhau.

Bạn,

Cũng theo báo Đồng Nai, người thợ trẻ Nguyễn Khiết nhận xét rằng "hoa đất sét chưa thật quen với nhiều người ở Biên Hòa, nhưng với những người khi đã biết đến sản phẩm này thì gần như bị "chinh phục" bởi tính sống động, đường nét tinh tế giống như hoa thật của nó. Từ việc tìm mua lan thật, nhiều người đã chuyển hẳn sang việc trưng bày hoa đất sét. Có điều giá cả hiện nay của hoa đất sét vẫn chưa thật bình dân do nguyên liệu vẫn phải nhập từ Nam Hàn, Nhật Bản, Thái Lan.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hiện nay, thành phố Sài Gòn vẫn còn những chiếc xích lô đón khách trên nhiều lộ trình, những chiếc xe không nhả khói và chạy bằng sức những đôi chân. Với nhiều người nghèo khó, nó là miếng cơm manh áo, là cái nghề, là vốn liếng duy trì cuộc sống... Và là cuộc đời. Không ít người đã sống cả đời bằng cái nghề bình dị đó.
Theo ghi nhận của báo Thanh Niên, tại nhiều trường đại học trên địa bàn thành phố Sài Gòn, hệ thống chưã cháy và báo cháy không có những trang bị tối cần thiết. Do diện tích các giảng đường chật hẹp, nếu có hỏa hoạn xảy ra thì việc cứu người sẽ rất khó khăn. Vụ cháy ở phòng thí nghiệm khoa Dược trường Đại học Y-Dược TP.SG và vấn đề thoát hiểm sau trận động đất vừa qua lại càng trở nên cấp bách hơn đối với các trường đại học.
Tại tỉnh Phú Thọ, miền Bắc VN, có làng Bạch Hạc thuộc thành phố Việt Trì chuyên sống bằng nghề bắt cá.Người dân làng này thường kể về cá Anh Vũ, đặc sản nổi tiếng của địa một cách rất tự hào. Những câu chuyện về loài cá huyền thoại này luôn được lưu truyền trong dân hết thế hệ này qua thế hệ khác.
Theo báo Thanh Niên, tại vùng giáp ranh thành phố Sài Gòn và tỉnh Bình Dương, ở phía đông của con đường vào ký túc xá Đại học TP.SG, có một ngã rẽ vào xóm nhỏ mà dân địa phương vẫn quen gọi là hầm đá 621 (ấp Tân Lập, xã Đông Hòa, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương). Nơi đây có những đứa trẻ đang sống một cuộc đời nghèo khổ, kiếm sống bằng công việc nhặt rác, lượm ve chai
Theo ghi nhận của báo quốc nội, nhiều trang trại nuôi gia cầm tại các tỉnh, thành phố ở VN đang lâm vào cảnh cùng quẫn, khi mỗi ngày phải bỏ ra hàng triệu đồng để duy trì đàn gia cầm hàng chục ngàn con mà không hề nhìn thấy tương lai phía trước. Tiền công nuôi tốn kém như vậy, nhưng khi bán ra thì không có thị trường (dù là gia cầm sạch).
Theo ghi nhận của báo quốc nội, thời gian gần đây, tại một số siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn thành phố Sài Gòn, các đội quản lý thị trường, các toán kiểm tra liên ngành đã phát giác nhiều loại hàng giả được bày bán. Ngay tại chợ Bến Thành, nơi chỉ "kinh doanh hàng có chất lượng cao" như lời các tiểu thương
Theo báo quốc nội, trên địa bàn thành phố Sài Gòn, có hơn 300 ngàn sinh viên ngoại tỉnh đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng. Mối quan tâm của rất nhiều sinh viên là làm sao tìm được việc làm thêm để trang trải tiền học phí, nhà trọ, sách vở... Giúp việc nhà theo giờ là việc làm đang thu hút nhiều sinh viên tham gia, nhất là nữ sinh viên.
Theo ghi nhận của báo quốc nội, tại trung tâm thành phố Sài Gòn, khu phố Tây (gồm các đường Phạm Ngũ Lão, Đề Thám, Bùi Viện, thuộc quận 1) là nơi hàng hóa được niêm yết giá bằng Mỹ kim nhiều nhất bởi nơi đây là điểm tập trung của Tây ba-lô. Ngoại trừ những nơi hội đủ quy chuẩn được phép niêm yết giá và thực hiện giao dịch bằng ngoại tệ, tại rất nhiều cửa hàng, quầy, sạp, quán ăn...
Đồng bằng sông Cửu Long đang ở vào mùa lũ. Đây cũng là mùa vụ làm ăn của nhiều làng nghề ở miền Tây Nam phần. Tại vùng ngoại thành của Cần Thơ, nghề cáo hến ở xã Vĩnh Trinh, thuộc huyện Vĩnh Thạnh, đang vào vụ với sự tham gia của hàng trăm gia đình. Nghề này đã có mặt ở đây hơn nửa thế kỷ qua và gắn bó với người dân vùng lũ.
Theo báo quốc nội, tại xã Lai Vu, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương, có những phụ nữ không chồng nhưng lại khao khát được làm mẹ. Để làm được điều này, họ phải ra ở riêng trong những ngôi nhà mà người dân ở đây gọi là ''bến đợi". Những người phụ nữ kém may mắn về đường tình duyên đã làm ra những ngôi nhà như thế để mong có được một đứa con.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.