Hôm nay,  

Hoa Đất Sét

14/03/200600:00:00(Xem: 6950)
Bạn,

Theo báo quốc nội, hoa đất sét, một sản phẩm nghệ thuật xuất xứ từ Nhật Bản, đang trở thành một trong những mặt hàng thủ công mỹ nghệ đặc biệt của tỉnh Đồng Nai. Nguyên liệu làm ra loại hoa này khá đặc biệt và qua bàn tay khéo léo của người thợ, hoa đất sét không chỉ bền với thời gian mà còn rực rỡ không kém gì hoa thật, thu hút nhiều khách hàng thích trưng hoa và các du khách mua hàng lưu niệm. Báo Đồng Nai ghi nhận về nghề làm hoa đất sét tại Đồng Nai như sau.

Tại Biên Hòa có anh Nguyễn Khiết, một thanh niên trẻ và khá đa tài trong lĩnh vực dạy cắm hoa nghệ thuật, bó hoa cưới, làm tóc, trang điểm cô dâu... đã nhạy bén nhận ra giá trị của hoa đất sét nên mạnh dạn theo nghề. Bây giờ, anh và nhóm bạn đang cho ra những chậu hoa, bình hoa đất sét mang tính nghệ thuật cao, thu hút nhiều khách hàng. Hoa đất sét được làm từ một loại đất sét trắng tinh (chưa nhồi) hoặc nguyên liệu thành phẩm (đã nhồi và pha màu) được nhập về từ Nhật Bản, Hàn Quốc hoặc Thái Lan. Điều đặc biệt của loại nguyên liệu này là khi sản phẩm làm xong để lâu có khô đi nhưng không bị nứt. Do kỹ thuật nhồi bột pha màu phức tạp nên Khiết cũng như một số người làm hoa nhỏ lẻ khác ở Biên Hòa thường mua bột thành phẩm với giá khá cao, từ 700 - 800 ngàn đồng/kg.

Để một tác phẩm hoa đất sét ra đời phải trải qua nhiều giai đoạn. Đất sét đã nhồi mịn được cán mỏng bằng một máy cán quay tay, sau đó đem dập khuôn. Tùy theo bộ phận hoa, lá khác nhau mà có những mẫu khuôn dập riêng. Song, không có từng loại khuôn cho mỗi loại hoa mà chỉ có một số bộ mẫu nhất định nên để làm ra nhiều loại hoa khác nhau người làm phải kết hợp các chi tiết của những mẫu khuôn có sẵn. Phức tạp nhất là giai đoạn pha màu và vẽ chi tiết trên cánh hoa. Để làm cho giống hoa thật từ màu sắc đến hình dáng, cánh, nhụy hoa... Khiết phải mua lan thật về để lấy mẫu. Những đường nét, gân màu và sự pha trộn màu sắc trên một cánh hoa được quan sát thật tinh tường để với bàn tay khéo léo biến từ một mảnh đất thành những cánh hoa mềm mại, sống động. Các sản phẩm hoa đất sét hiện nay của Khiết chủ yếu là các loại lan; cả địa lan và phong lan, cùng hàng chục loại hoa khác nhau.

Bạn,

Cũng theo báo Đồng Nai, người thợ trẻ Nguyễn Khiết nhận xét rằng "hoa đất sét chưa thật quen với nhiều người ở Biên Hòa, nhưng với những người khi đã biết đến sản phẩm này thì gần như bị "chinh phục" bởi tính sống động, đường nét tinh tế giống như hoa thật của nó. Từ việc tìm mua lan thật, nhiều người đã chuyển hẳn sang việc trưng bày hoa đất sét. Có điều giá cả hiện nay của hoa đất sét vẫn chưa thật bình dân do nguyên liệu vẫn phải nhập từ Nam Hàn, Nhật Bản, Thái Lan.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trong các loại bánh truyền thống của VN, bánh tét được người dân miền Trung, miền Nam dâng cúng tổ tiên và biếu tặng họ hàng, bè bạn, vào dịp Tết, ngày giỗ. Đặc biệt là trong ngày Tết cổ truyền, trên bàn thờ của mỗi gia đình, bên cạnh mâm ngũ quả, cặp dưa hấu và cành mai vàng thì không thể thiếu cặp bánh tét. TTXVN ghi nhận về "bánh Tét trong ngày Tết phương Nam" như sau.
Theo phong tục tập quán VN, dù ở thành phố hay nông thôn, dù nhà khá giả hay nghèo khó, trên bàn thờ ngày Tết cổ truyền của mọi gia đình VN đều có mâm ngũ quả để thờ cúng tổ tiên. Quan niệm về mâm ngũ quả ở mỗi vùng, mỗi địa phương và mỗi hoàn cảnh cũng khác nhau; Có khi chỉ gồm hai, ba loại quả, nhưng cũng có khi tới hàng chục loại khác nhau.
Theo ghi nhận của các nhà nghiên cứu nhân văn, tại miền Tây Nam phần Việt Nam, từ rằm tháng Chạp, không khí Tết đã bắt đầu Người dân ở đây, dù đời sống luôn phải đối mặt với thiên tai, đón Tết vẫn giữ được truyền thống xưa. Tại vùng nước nổi đầu nguồn An Giang, Đồng Tháp, Long An... cũng như nhiều làng quê khác ở đồng bằng sông Cửu Long đều có những tập tục đã trở thành truyền thống.
Người Sài Gòn xưa cũng như nay có thói quen gọi cặp từ "Lăng Ông Bà Chiểu" để chỉ lăng thờ Tả quân Lê Văn Duyệt, từng giữ chức Tổng trấn Gia Định thành (tức cả Nam Bộ và tỉnh Bình Thuận ngày nay) tại khu vực Bà Chiểu. Hàng năm, tại Lăng Ông có hai lễ hội lớn, đó là ngày giỗ Tả quân vào ngày 01.8 âm lịch và ngày hội đầu xuân mồng 1 và ngày mồng 2 Tết.
Theo những truyền thuyết lưu truyền về vị thủy tổ quan họ, người quan họ từ đời này đến đời khác xem nhau là anh em một nhà, mối dây ràng buộc thâm tình ấy đã dẫn đến tục kết chạ, một hình thức kết nghĩa, giữa các làng mà chỉ ở vùng đất quan họ mới có. Một số người quan họ kết bạn không được quyền lấy nhau thành vợ, thành chồng.
Theo SGGP, trong những ngày giáp Tết, trên đường Kha Vạn Cân, quận Thủ Đức, hàng chục chuyến xe nối đuôi nhau chờ chở mai vàng đi Bắc để rồi "vượt biên" sang thị trường Hoa Lục. Do lượng mai được thương lái săn lùng rất lớn, vào những ngày hạ tuần tháng chạp âm lịch, thị trường mai tại thành phố Sài Gòn đang tăng giá chóng mặt.
Vào tuần lễ cuối tháng chạp âm lịch, tại nhiều đền miếu ở miền Bắc VN, có rất đông người từ các nơi đổ về làm lễ "trả nợ Thánh". Đầu năm, những người này thường khăn gói đi "vay". Cuối năm, dù nghèo túng đến mấy, họ cũng phải lo trả nợ. Tuy nhiên, sự "vay", trả này đều là ảo mà thôi. Báo Tiếp Thị-Gia Đình ghi nhận một số cảnh tượng tại Bắc Ninh như sau.
Theo báo Người Lao Động, trong 10 ngày qua, tại thành phố Sài Gòn, nhiều người gửi mai ở vườn mai Hồng Phúc (dịch vụ chăm sóc mai) trên đường Phạm Văn Chiêu, phường 12, quận Gò Vấp, đã xôn xao khi ngày Tết đã đến nhưng nơi vườn mai Hồng Phúc giờ đây chỉ còn một bãi đất trống, cỏ mọc um tùm. Chủ vườn mai Hồng Phúc "biến mất" mang theo hàng tỷ đồng của khách hàng.
Theo báo SGGP, toàn thành phố SG hiện có 115 trường trung học phổ thông (lớp 10-12) thuộc 3 hệ thống:công lập, dân lập, bán công, trong đó có 74 trường đưa môn tin học vào giảng dạy. Số lượng giáo viên tin học có khoảng 195 người. Thế nhưng, phần lớn giáo viên tin học ở các trường đều là giáo viên kiêm nhiệm hoặc mới chỉ được học qua lớp bổ túc tin học ngắn hạn nên trình độ chuyên môn yếu.
Theo báo Lao Động, tại huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương, miền Bắc VN, có một làng rất đặc biệt: Làng xuất cảng lao động. Nơi đây có hàng trăm người đi lao động nước ngoài. Họ đi đông, theo những đường dây riêng, người đi trước tạo điều kiện cho người đi sau, tạo thành một phong trào xuất cảng lao động rầm rộ. Tất cả đều hy vọng có ngày thoát khỏi cái nghèo. Báo Lao Động ghi nhận về làng này như sau.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.