Hôm nay,  

‘Hấp Hối’ 1 Làng Nghề

24/06/200700:00:00(Xem: 4183)

Bạn,

Theo các nhà nghiên cứu nhân văn, đặc trưng tính cách của người Việt Nam, đó chính là sự cần cù khéo léo. Điều này thể hiện rõ nhất qua các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, qua những vật dụng sử dụng hàng ngày được làm nên từ đôi bàn tay người Việt. Nhưng khi nhu cầu sử dụng vật chất của con người nâng cao thì những sản phẩm thủ công có nguy cơ bị xóa sổ. Nhựa, polime, hóa chất... đang ngày càng lấn dần mây, tre, lá... và những nhà máy, xí nghiệp cũng đang dần thay thế các làng nghề truyền thống. Báo Bình Dương ghi nhận thực trạng đó qua đoạn ký sự về làng làm quạt tại huyện Tân Uyên của tỉnh này như sau.

Tại xã Lạc An, huyện Tân Uyên, cảnh chộn rộn, tíu tít trò chuyện trong khi làm việc của những người đan quạt cũng như việc phơi lá buôn trắng cả đường đi có lẽ giờ đây chỉ còn trong ký ức của những nghệ nhân lớn tuổi ở đây. Hôm phóng viên đến, dò tìm mãi mới thấy đây đó vài ngôi nhà còn cái cảnh quây quần cùng nhau đan quạt. Mà cũng chỉ là những người đã lớn tuổi và những đứa trẻ sau giờ học làm thêm để kiếm chút tiền phụ giúp gia đình. "Thời hoàng kim" của những chiếc quạt nan cách đây đã qua 6, 7 năm rồi. Khi đó đến Lạc An có thể thấy nhà nhà đan quạt, người người đan quạt, vì vậy làng đan quạt cũng trở thành tên cho cả xã. Còn bây giờ thì... "Trước đây, ấp 1 là ấp có số hộ sống bằng nghề đan quạt nhiều nhất, chiếm đến 80% nhưng khoảng 6, 7 năm trở lại đây thì số lượng giảm đáng kể. Sở dĩ làng đan quạt gặp phải "cơn đại hạn" là do sự xuất hiện của các xí nghiệp sản xuất quạt máy cũng như các loại quạt máy giá mềm xuất hiện ngày càng nhiều.

Nhu cầu sử dụng quạt nan giảm, giá thấp, thu nhập thấp là những nguyên nhân chính khiến nhiều hộ gia đình chuyển sang làm kinh tế khác", ông Uông Văn Định,  ấp 1 cho biết. Cũng theo ông thì hiện nay còn khoảng 40 - 50 gia đình theo nghề nhưng chỉ để kiếm thêm thu nhập chứ không phải nghề chính của họ. Thu nhập từ việc đan quạt với một người thuộc vào loại nhanh tay nhất ở đây là khoảng 22 ngàn đồng cho 100 chiếc quạt mỗi ngày. Hiện nay đang vào hè nên đến Lạc An không khí đan quạt có phần sôi độnghơn, nhưng cũng chỉ kéo dài tới tháng 9, 10 là bắt đầu ngưng dần. Nghề đan quạt những năm gần đây cũng nhàn hơn do không phải phơi lá, cũng không phải đem đến giao cho mối lái như trước. Mỗi tuần sẽ có thương lái đến giao lá đã phơi khô, cuối tuần họ lại đến lấy và trả tiền công. 

Bạn,

Phóng viên báo Bình Dương ghi nhận rằng khi rời khỏi làng quạt giữa cái nắng trưa oi bức, phóng viên này mới cảm nhận được "hơi thở" yếu ớt của cái làng nghề truyền thống.. Làm sao trụ nổi khi những chiếc quạt không còn là cần câu cơm cho người làm ra chúng, còn những người gắn bó với chúng thì đều đã ở tuổi gần đất xa trời.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Theo báo quốc nội, trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, đèn lồng đã trở thành một sản phẩm văn hóa độc đáo, riêng có của phố cổ Hội An. Giờ đây, trên khắp đất Việt Nam
Theo báo Người Lao Động, tại khu vực Lạc Dương của tỉnh Lâm Đồng có làng ngựa Đan Kia một thời vang bóng
Theo các nhà nghiên cứu nhân văn, trong mỗi người Việt đã trải qua thời niên thiếu ở làng quê, khi trưởng thành
Theo báo quốc nội, ở thành phố Tuy Hòa, tỉnh lỵ tỉnh Phú Yên thuộc miền Trung, vào khoảng mồng 3 Tết Nguyên Đán
Theo báo quốc  nội, tại tỉnh Hà Tây, có một ngôi làng, cứ vào ngày 7 tháng giêng âm lịch,  tổ chức cuộc thi mổ thịt lợn (heo) thật nhanh, làm cổ thật nhanh.
Theo các nhà nghiên cứu nhân văn, từ lâu lắm rồi, hầu hết người buôn bán ở phương Đông, trong đó có VN, đều thờ Thần tài
Theo ghi nhận của báo quốc nội, tại Tây nguyên, có lễ hội Nước giọt được coi như lễ tạ ơn, cầu an các thần. Theo quan niệm của cư dân sắc tộc thiểu số
Theo các nhà nghiên cứu nhân văn, tương truyền rằng từ thời vua Hùng thứ 6, bánh chưng song hành cùng lịch sử dân tộc và trở thành linh hồn ngày Tết.
Bao đời nay, lư đồng là vật không thể thiếu trên bàn thờ tổ tiên của người Việt. Cứ Tết đến, nhà nhà lại mang lư ra đánh bóng, lau chùi
Theo báo Người Lao Động, ít có năm nào Sài Gòn lại đông ông đồ  và chợ hoa Nguyễn Huệ lại quá đông người như năm nay.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.