Hôm nay,  

Hà Nội Bị Nhiều Áp Lực Đòi Mở Rộng Việc Dùng Internet

07/10/199900:00:00(Xem: 6330)
HANOI (SCMP) — Chính phủ CSVN đang bị các áp lực quốc tế và quốc nội để cải tiến việc sử dụng Internet, theo các chuyên gia điện toán địa phương và quốc tế. Tin này được ký giả Huw Watkin tường trình trên báo South China Morning Post hôm Thứ Tư.
Việc sử dụng Internet bị hạn chế bởi “bức tường lửa” của nhà nước, ngăn chận lối vào ít nhất 300 trang Web — trong đó 240 trang bị gọi là “tế nhị văn hóa” và 60 trang khác của người Việt hải ngoại mà nhà nước gọi là kích động nổi dậy.
Công an năm nay đã yêu cầu chính phủ trung ương ở Hà Nội cho phép các giới chức địa phương kiểm soát việc dùng Internet, cho là “các lực lượng thù nghịch” đã phóng đủ thứ thông tin “phản động” lên Internet, và rằng bí mật quốc gia đã bị tiết lộ xuyên qua đường email.
Nhưng việc nhà nước xiết chặt Internet lại có tính thương mại hơn là quan tâm chính trị, theo các quan sát viên địa phương và quốc tế.
“Bất chấp bức tường lửa, người ta vẫn có thể vào xem các trang Web dâm đãng, các báo quốc tế và ngay cả các trang chống đối CSVN,” theo lời một nhà ngoại giao quốc tế.

“Để chính đáng theo dõi và hạn chế thông tin trên Internet đòi phải có nhiều người khả năng cao và nhu liệu phức tạp - điều mà hệ thống an ninh nơi đây không có.”
Hầu hết những người dùng Internet hoặc là các cá nhân hay tổ chức nước ngoài, và bất kể sự xuất hiện của các quán cà phê Internet tại các thành phố lớn ở VN, đại đa số dân Việt vẫn chưa móc được tới đường dây điện thoại hay đầu máy điện toán.
Một quản đốc hệ thống điện toán của một tổ chức cứu trợ quốc tế nói rằng nhu liệu mà nhà nước CSVN sử dụng để ngăn chận lối vào các trang Web nguyên được dùng bởi các hãng tư để ngăn chận lạm dụng hệ thống bởi các nhân viên.
“Hãng Quốc Doanh Vietnamese Data Corporation là nơi kiểm soát duy naht mạng Internet và muốn dùng vị trí độc quyền của họ để tăng thu nhập cho Bộ Viễn Thông Bưu Chính,” theo lời ông.
Kỹ nghệ tin học VN trước giờ vẫn than phiền với nhà nước rằng cứ ngăn chận lối vào Internet thì là làm suy yếu sức phát triển.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chúng ta đang sống trong lòng cộng đồng Việt Nam tại hải ngoại. Cuộc đấu tranh không phải chỉ thấy được ở trong nước với những ngón đòn cô lập và tù đầy. Cuộc đấu tranh đã thể hiện trên thế giới Mạng trong và ngoài nước. Kẻ thù biết rõ con đường làm chia rẽ cộng đồng và chúng đã thành công.
Các nước trong Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á gọi tắc là ASEAN đứng về bên nào trong cuộc xung đột ngày càng gia tăng tại Biển Đông?
Từ quan điểm chính trị, thương chiến Mỹ Trung có thể có người thắng kẻ thua. Nhưng dưới góc độ kinh tế, cả hai đều đang thua. Điều này lý giải vì sao cả Mỹ và Trung Quốc đều đang nỗ lực đàm phán thỏa thuận thương mại.
BERLIN - Diễn viên GI hóa trang như lính Mỹ canh gác tường gọi là “tường ô nhục” phân chia thành phố Berlin 30 năm trước đã bị cấm.
MEXICO CITY - Tin ngày 6 tháng 11: một nghi can bị bắt gần biên giới Arizona-Mexico có liên quan tới vụ 9 công dân Mỹ (gồm 3 phụ nữ, 6 trẻ em) bị thảm sát.
ANKARA - Lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ loan báo vợ của trùm ISIS bị truy sát đã bị bắt. Trong 1 phát biểu ngày 6-11, TT Erdogan không cho biết vợ của Baghdadi bị bắt ở đâu, khi nào và danh tính là gì.
WARSAW - TT Andreij Duda loan báo: công dân Ba Lan có thể đến Hoa Kỳ không cần chiếu khán nhập cảnh từ ngày 6-11.
PHI TRƯỜNG SCHIPOL - Phi công của chuyến bay từ Amsterdam đi Madrid phát nhầm nút báo động không tặc khi tất cả 27 hành khách đang lên máy bay A 330 phải di tản.
SEOUL - Dự định tập trận phối hợp Mỹ-Nam Hàn trong Tháng 12 bị Bắc Hàn phản đối và lên án là khiêu khích.
IDLIB - Lực lượng Mỹ tại miền bắc Syria rút theo lệnh TT Trump đã trở lại bảo vệ mỏ dầu, với giải thích “không cho khủng bố ISIS chiếm và thu tiền bán dầu thô”.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.