Hôm nay,  

Ht Quảng Độ Gặp Db Smith: Dân Vn Cần Dân Chủ, Tự Do

06/12/200500:00:00(Xem: 5822)
Bản tin sau đây của Phòng Thông Tin Phật Giáo Quốc Tế, ghi nhận về cuộc gặp gỡ giữa Hòa Thượng Quảng Độ và Dân Biểu Chris Smith.

THÔNG CÁO BÁO CHÍ LÀM TẠI PARIS NGÀY 5.12.2005

Hòa thượng Thích Quảng Độ nói với Dân biểu Hoa Kỳ Christopher Smith trong cuộc gặp gỡ tại Saigon : "Quốc hội Hoa Kỳ và Quốc hội Châu Âu cần hợp tác chặt chẽ để gây sức ép cho dân chủ và nhân quyền Việt Nam."

Trong cuộc điện đàm với Hòa thượng Thích Quảng Độ tối chủ nhật 4.12.2005, Hòa thượng đã cho ông Võ Văn Ái, Giám đốc Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế ở Paris, biết nội dung cuộc gặp gỡ với phái đoàn Dân biểu Christopher Smith tại Thanh Minh Thiền viện ở Saigon như sau :

Chiều chủ nhật 4.12.2005, Dân biểu Christopher Smith cùng bốn người phụ tá, trong số này có bà Phụ tá Đối ngoại Eleanor Nagy, và ông Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ Seth D. Winnick, bà Trần Lan Hương, Trợ lý Kinh tế Chính trị tòa Tổng lãnh sự, đến Thanh Minh Thiền viện vấn an Hòa thượng Thích Quảng Độ, Viện trưởng Viện Hóa Đạo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, vào lúc 17 giờ 15 và kéo dài trong vòng hai tiếng đồng hồ.

Cuộc gặp gỡ thăm viếng và thảo luận tình hình Việt Nam được Hòa thượng Thích Quảng Độ đánh giá, là "thân tình, cởi mở, huynh đệ và hữu ích" bao gồm mọi lĩnh vực sinh hoạt của Việt Nam và Châu Á, mà trọng tâm vẫn là vấn đề tự do tôn giáo, nhân quyền và dân chủ. Hòa thượng đã trình bày đại quan viễn kiến của Hòa thượng về tiến trình dân chủ hóa Việt Nam trong bối cảnh chính trị khu vực Á châu Thái Bình dương. Thông cáo báo chí hôm nay chưa tiện tiết lộ toàn bộ nội dung cuộc tiếp xúc, theo lời dặn của Hòa thượng.

Qua cuộc trao đổi, Hòa thượng Thích Quảng Độ trình bày quá trình 30 năm Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN) vận động cho tự do tôn giáo, nhân quyền và dân chủ, mà tín hiệu đã gióng lên vào ngày 2.11.1975 qua cuộc tự thiêu tập thể của 12 Tăng, Ni tại Thiền viện Dược sư ở Cần Thơ - là cuộc phản kháng công khai sớm nhất tại Việt Nam. Năm 1993, 40.000 Phật tử Huế xuống đường đòi hỏi tự do tôn giáo và nhân quyền, một cuộc biểu tình lớn nhất xưa nay tại Việt Nam. Hòa thượng cũng trình bày những đàn áp gần đây đối với 9 Ban Đại diện Giáo hội tại 9 tỉnh miền Trung và Miền Nam, cuộc phong tỏa các chùa chiền và ngăn cấm lễ Giỗ Tổ Nguyên Thiều từ Huế vào đến Saigon.

Hòa thượng xác định cuộc vận động 30 năm qua của GHPGVNTN không nhắm riêng cho cộng đồng Phật giáo, mà nỗ lực nhằm đòi hỏi các quyền và các tự do cơ bản cho toàn dân Việt Nam bất phân tôn giáo, chính kiến. Những tệ nạn xã hội trầm trọng, những bế tắc trong cuộc cải cách kinh tế ngày nay, sẽ chẳng bao giờ được giải quyết khi chưa có sự tham gia toàn bộ một cách tự do và bình đẳng của các thành phần tôn giáo và chính trị trong cộng đồng dân tộc. Hòa thượng nói: Thiếu tự do, mất nhân quyền và chưa có dân chủ, thì công cuộc phát triển chẳng bao giờ khởi động được.

Hòa thượng hy vọng nhà cầm quyền Hà Nội sớm nhận thức nhu cầu thiết yếu phải đổi thay để bắt tay vào việc cải tổ chính trị. Hiện nay quần chúng không còn lòng tin vào Đảng Cộng sản nữa. Muốn được quần chúng tin cậy, phải thực hiện những bước cụ thể để trả lại cho quần chúng các quyền tự do ngôn luận, báo chí, quyền tự do tôn giáo, đặc biệt là thực thi tiến trình dân chủ hóa Việt Nam và hóa giải mọi tranh chấp, thù hận.

Hòa thượng Thích Quảng Độ cảnh giác Dân biểu Chris Smith về những lời hứa hẹn suông của nhà cầm quyền cộng sản. Trái lại, phải nhìn xem sự cải thiện và thực thi có áp dụng trong thực tế hay không. Hòa thượng biết rằng đa số các nhà ngoại giao Tây phương dễ bị mê hoặc trước các lời hứa hẹn. Nhưng kinh qua nhiều thập niên bị dối gạt, lừa bịp, người dân Việt xem các lời hứa hão của Nhà nước cộng sản là một món ăn khó tiêu. Cải thiện trên phạm vi tôn giáo bao hàm sự phục hồi quyền sinh hoạt pháp lý của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất và các giáo hội chưa được thừa nhận.

Hòa thượng nhấn mạnh tầm quan trọng chủ yếu của áp lực quốc tế trong việc đổi thay các quyền cơ bản ở Việt Nam. Hòa thượng nhắc tới "Quyết Nghị về tình trạng Nhân quyền tại Cam Bốt, Lào và Việt Nam" vừa thông qua tại Quốc hội Châu Âu trong tuần này, là một áp lực quan trọng. Hòa thượng hy vọng sẽ có cuộc hợp tác hỗ tương và chặt chẽ giữa Quốc hội Hoa Kỳ và Quốc hội Châu Âu để cùng gây sức ép hữu hiệu cho những cải cách dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam.

Dân biểu Chris Smith quả quyết với Hòa thượng Thích Quảng Độ, rằng Hạ viện Hoa Kỳ luôn quan tâm đến tình trạng nhân quyền và tự do tôn giáo tại Việt Nam, bản thân ông và các dân biểu đồng viện còn tiếp tục gây sức ép cho sự cải tiến cụ thể trên các lĩnh vực nói trên. Ông cũng cho biết ông hậu thuẫn mạnh mẽ cho việc liệt kê Việt Nam vào danh sách các quốc gia cần đặc biệt quan tâm (CPC, Countries of Particular Concern) vì Việt Nam vẫn tiếp tục đàn áp tôn giáo. Ông cũng hứa sẽ tiếp tục yêu sách cho việc phục hồi quyền sinh hoạt pháp lý của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất.

Trong mấy năm qua, nhiều vị Dân biểu Hoa Kỳ đến viếng thăm và thỉnh ý Hòa thượng Thích Quảng Độ. Nhưng đây là lần đầu tiên Dân biểu Chris Smith gặp gỡ và trao đổi với Hòa thượng. Dân biểu Christopher Smith thuộc đảng Cộng hòa, tiểu bang New Jersey, Chủ tịch Phân ban Châu Phi, Nhân quyền trong thế giới và Kế hoạch quốc tế, kiêm Phó chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Hoa Kỳ, là tiếng nói mạnh mẽ và kiên trì bênh vực cho nhân quyền Việt Nam. Ông cũng là tác giả Dự luật Nhân quyền vừa đệ nạp tại Quốc hội Hoa Kỳ. Trong thời gian Thủ tướng Phan Văn Khải đến Hoa Thịnh Đốn gặp Tổng thống Bush hồi cuối tháng 6 năm nay, Dân biểu Christopher Smith đã tổ chức cuộc Điều trần tại Quốc hội về vấn đề Tự do tôn giáo tại Việt Nam, và mời ông Võ Văn Ái từ Paris sang điều trần về tình trạng Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, ông cũng là một trong những vị Cố vấn Danh dự của Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Đúng 8:45am sáng ngày Thứ Bẩy, 26 tháng 10 năm 2019, tại Tượng Đài Chiến Sĩ Việt-Mỹ (Sid Goldstein Freedom Park), thành phố Westminster, Nam California, Hoa Kỳ, đã diễn ra trọng thể Lễ Tưởng Niệm (Memorial Ceremony) cho 81 Chiến sĩ Nhẩy Dù thuộc Đại Đội 72, Tiểu Đoàn 7 Dù/QLVNCH, đã thiệt mạng trong một tai nạn máy bay C-123 tại miền Nam VN ngày 11 tháng 12 năm 1965.
Đau thương nhất là niềm hy vọng của những người Việt còn chờ đợi cảm thấy ánh sáng mờ dần từ phía chân trời. Nhưng điều đau thương hơn cả là anh em đang sống trong búa rìu dư luận. Chúng tôi cảm thấy dư luận bất công sẵn sàng quay lưng lại với nhóm trẻ cô đơn đang tìm đường gai góc mà đi cứu người ở hải ngoại.
Sau khi chào đón anh chị em Nghĩa Sinh Phước Tuy, Phan Thiết và Sài Gòn đến công tác từ thiện tại Tỉnh Cà Mau ngày 12/10/2019, Linh mục Đaminh Lê Văn Hội - Quản xứ Trung Hòa (tỉnh Cà Mau), đã mời anh chị em Nghĩa Sinh Công Giáo tham dự thánh lễ tạ ơn do Cha chủ sự.
Tôi bước lên sân khấu trong niềm vinh dự là một sinh viên Việt Nam tốt nghiệp loại giỏi tại Đại học Đức, trẻ và rất trẻ, mười chín tuổi. Và đang học Master năm thứ nhất Khoa Piano trình diễn tại Đại học Âm nhạc hiện đại nhất của nước Đức. Đó là Đại học Nuremberg, Bang Bavaria.
Người rơm còn có một tên gọi khác, dễ nghe hơn, theo ngoại ngữ: nouveaux boat people – những thuyền nhân mới. Khác với lớp người tị nạn từ Việt Nam vào cuối thế kỷ trước, những kẻ đến sau không còn được thế giới chào đón nữa.
Cảnh sát hiện đang tập trung vào những người di cư từ Việt Nam khi điều tra cái chết của 39 người trong một "thùng chứa (container)". Sự chỉ dẫn đến từ người thân.
Halloween có một nguồn gốc từ một lễ hội cổ xưa 2000 năm trước ở Ireland có tên Samhain. Từ Samhain có nghĩa là "Mùa hè cuối cùng" trong tiếng Gaelic, một ngôn ngữ được sử dụng ở Ireland và Scotland. Nó cũng báo hiệu mùa đông bắt đầu để nhà nông chuẩn bị cho những tháng lạnh hơn
Kinh tế chánh trị là môi với răng. Dân chúng Hong Kong đang làm một cuộc chiến tranh nhân dân, vừa du kích vừa trận địa chiến ở thành phố. Vừa chống nhà cầm quyền tay sai của TC vừa chống bọn ăn theo CS và tay sai ơ Hong Kong.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.