Hôm nay,  

TC Lấy CSVN ‘Đỡ Đạn’

14/07/201800:00:00(Xem: 5611)
Vi Anh

 

Tá tha nhân chi thủ, mượn tay người làm lợi cho mình là mưu kế của Trung hoa cổ đại mà TC hiện  thường  xài. Có thể thấy qua  hai việc sau: TC dùng VN đỡ đạn cho TC  trong chiến tranh thương mại với Mỹ và TC dùng trong cuộc phá hoại ngầm chương trình phi nguyên tử của Mỹ đối với CS Bắc Hàn.

Một, vụ lấy VN đỡ đạn cho TC. Trên đài VOA của Mỹ ngày 9-7-2018 có bài phân tích của Khánh An, tựa đề “TQ dùng VN để ‘đỡ đạn’ trong cuộc chiến thương mại với Mỹ?”

Đại ý, chiến tranh thương mại giữa Mỹ và TC ngày càng tăng. Hôm cuối tuần rồi, Mỹ “nổ phát súng đầu tiên” bằng việc đánh thuế 25% lên hàng hóa của Trung Quốc trị giá 34 tỷ USD, khiến Bắc Kinh tuyên bố sẽ đáp trả. Một số chuyên gia quốc tế dự đoán Việt Nam sẽ trở thành một nơi “trú ẩn” giúp cho hàng hóa Trung Quốc “đỡ đạn” trước đòn đánh thuế quan nặng nề của Mỹ khi đi vào thị trường Hoa Kỳ.

Hàng hoá made in China xuất cảng qua Mỹ bị Mỹ tăng thuế TC lỗ thiệt hại nhiều. TC phải mượn danh một nước nào đó để tránh bị Mỹ áp đặt thuế 25%. Chế độ CSVN là chế độ TC có thể gọi dạ bảo vâng làm thành vật thế thân, làm bia đỡ đạn Mỹ cho TC trong cuộc chiến thương mại với Mỹ. Khu trú ẩn trốn thuế ấy tiện lợi và thuận lợi nhứt cho TC là VNCS để làm đặc khu chế tạo, gia công, kho bãi, thông quan, trung gian chuyển hàng hóa, trung tâm thương mại, đổi xuất xứ. Từ năm 2007, Bắc Kinh đã bắt đầu xúc tiến thực hiện mô hình khu hợp tác kinh tế qua biên giới tại các tỉnh như Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai. Trong chuyến thăm Việt Nam vào tháng 11 năm ngoái của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, hai bên đã ký Bản ghi nhớ đồng ý đẩy nhanh tiến độ đàm phán thỏa thuận khung cho việc xây dựng các khu vực hợp tác kinh tế này.

Và mới đây TC muốn phát triển ra cả nước VN, với ba đặc khu khắp ba miền của VN nên sai bảo CSVN làm Luật Đặc khu cho ngoại quốc phần chắc là cho TC mướn 99 năm, miễn thuế rất nhiều, cho người TQ qua đặc khu làm việc không cần chiếu khán nhập cảnh của VN. Ngay tại ba khu Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc, là ba vùng hiểm yếu về an ninh quốc phòng của VN. Về địa-chính trị, 3 đặc khu này được coi là "mặt tiền" của đất nước án ngữ trước biển Đông.

 Nhưng nhân dân VN biết được dã tâm của TC và tay sai của TC là CSVN nên phản ứng bằng một chiến dịch biểu tình lớn nhứt từ hồi đó tới giờ, khiến CSVN sợ phải công bố lùi việc thông qua luật này vào tháng 10.

Chuyên gia Murray Hiebert của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) ở Washington, nhận định với VOA rằng “Chúng ta đã thấy điều đó rồi đấy thôi. Khi Việt Nam tham gia vào Hiệp định Thương mại Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), Trung Quốc thấy rằng Việt Nam sẽ tiếp cận được dễ dàng hơn vào thị trường Mỹ nên đã tìm cách sản xuất hàng hóa tại Việt Nam để hưởng lợi từ TPP”.

Chuyên gia của CSIS nói trong bối cảnh tranh chấp thương mại, Hoa Kỳ chắc chắn sẽ “để mắt kỹ hơn” đến luồng hàng hóa Trung Quốc thông qua một nước thứ ba như Việt Nam để vào Mỹ nên đây không phải là một lối thoát dễ dàng.

Còn tờ Hoa Nam Buổi Sáng (SCMP) cho biết, hiện các quan chức của tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc, đang nhắm đến 7 khu vực biên mậu với Việt Nam để đưa các nhà xuất khẩu từ Trung Quốc đến lắp ráp sản phẩm tại đây và dán nhãn “made in Vietnam”.

Một trong những khu vực này là thị xã Bằng Tường, thuộc thành phố cấp địa khu Sùng Tả của Trung Quốc. Phó thị trưởng của thành phố này, Lu Hui, bày tỏ với SCMP rằng rất muốn tạo ra một khu hợp tác với Việt Nam với “nguồn vật liệu, vốn và nhân công tự do”, và các sản phẩm được sản xuất trong khu vực này có thể được lựa chọn dán nhãn “made in Vietnam” hay “made in China”.

Trong khi đó, Bí thư Đảng Cộng sản ở Bằng Tường nói thẳng rằng tranh chấp thương mại với Washington khiến cho các nhà xuất khẩu Trung Quốc “gặp khó khăn” khi đưa sản phẩm “made in China” trực tiếp sang Mỹ, nên một số sẽ được vận chuyển thông qua các nước thành viên ASEAN.

Theo các chuyên gia quốc tế, những cuộc biểu tình gần đây tại Việt Nam chống lại dự luật Đặc khu vì lo ngại “mất chủ quyền” về tay các nhà đầu tư Trung Quốc cũng sẽ là một trở ngại lớn cho việc xúc tiến kế hoạch khu hợp tác kinh tế qua biên giới Việt-Trung.

Nhứt định Mỹ thừa biết. Ngoai Trưởng Pompeo của Mỹ lần đầu tiên ghé thăm CSVN, ngoài những lời ngoại giao báo đăng chắc trong vòng kín đáo cũng ít nhiều nói phải quấy về hành động của TC lạm dụng xuất xứ made in VN trên hàng hoá TQ xuất cảng sang Mỹ để TC trốn thuế khi gặp Tổng bí Thư Nguyễn phú Trọng và Thủ Tướng Nguyễn xuân Phúc.

Đó cũng là lý do người dân Việt mở chiến dịch biều tình chống Đảng Nhà Nước CSVN mưu toan làm ra luật chiếm ba đặc khu hiểm yếu về an ninh quốc phòng hiểm yếu của VN.

Hai, TT Trump tố cáo Bắc Kinh giật dây Bình Nhưỡng phá đám thoả thuận phi nguyên tử giữa Mỹ và Bắc Hàn. Hôm 9/7 Tổng thống Mỹ Donald Trump tố giác Bắc Kinh đang tìm cách làm chệch hướng các nỗ lực nhằm phi nguyên tử hóa bán đảo Triều Tiên, nhưng bày tỏ tin tưởng rằng nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un sẽ vẫn tuân thủ thỏa thuận đã đồng ý tại cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều hồi tháng trước. Tổng thống Trump cho rằng Trung Quốc, đồng minh chủ chốt của Bắc Triều Tiên, có lẽ đã can thiệp để phản ứng lại lập trường của chính quyền Trump trong vấn đề thương mại Trung-Mỹ.

TT Trump cũng viết trên Twitter, “Trung Quốc có lẽ đã gây áp lực tiêu cực lên thỏa thuận do lập trường của chúng ta đối với thương mại Trung Quốc. Hy vọng là không phải vậy!”

Ba, về chiến tranh thương mại với TC, TC chơi độc đánh vào dân Mỹ ở các vùng từng ủng hộ TT Trump. Mỗi năm TC mua của Mỹ 18 tỷ Mỹ kim đậu nành, TC tăng thuế, thì thiệt cho khoảng 300.000 nông dân trồng đậu nành của những tiểu bang ảnh hưởng đến nhiều nông dân ở các bang khu vực Trung Tây Mỹ, được cho là nắm giữ lá phiếu quan trọng trong việc bảo đảm để đảng Cộng hòa duy trì được thế đa số tại Thượng viện trong cuộc bầu cử vào tháng 11 cuối năm 2018 tới. Nhưng theo Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc Terry Branstad, người dân Trung Quốc sẽ chịu thiệt hại nhiều hơn nông dân Mỹ vì đây là nguồn thức ăn cho hơn 400 triệu con heo ở nước này.

Theo Julien Marcilly, đại diện cho công ty bảo hiểm cho các doanh nghiệp Pháp Coface, nếu xảy ra một cuộc chiến thương mại, Trung Quốc bị thiệt hại nhiều hơn Mỹ. Tổng kim ngạch xuất cảng của Mỹ sang Trung Quốc chỉ tương đương với 0,5 % GDP của nền kinh tế số 1 thế giới là Mỹ. Ngược lại xuất cảng của Trung Quốc sang Hoa Kỳ chiếm tới 5% tổng sản phẩm nội địa Trung Quốc. Mỹ giao thương với nhiều nước hơn TC. Đô la Mỹ được nhiều nước lấy làm bản vị cho đồng tiền nhiều quốc gia. Thương mại TC không thể đấu với Mỹ.

Theo Bloomberg, giới chuyên gia kinh tế ước tính chiến tranh thương mại toàn diện giữa hai nước có thể sẽ khiến Trung Quốc thiệt hại tương đương từ 1,3 - 3,2% GDP cũng như đối mặt nguy cơ tác động dây chuyền về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ chuỗi giá trị./.(VA)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sau 3 ngày yên lặng theo dõi, hôm thứ Sáu 16/8, người phát ngôn bộ ngoại giao VN-bà Lê Thị Thu Hằng lên tiếng phản đối việc TQ tái diễn vi phạm nghiêm trọng, đưa các tàu chiến trở lại khu vực đối đầu từ hôm 13/8
Những cuộc biểu tình khổng lồ đang diễn ra tại Hồng Kong đang bước qua tuần lễ thứ 12.
Việt Nam đã phạm một sai lầm chiến lược là từ bỏ quyền phủ quyết / Veto Power, một điều khoản hết sức quan trọng đã có trong Hiệp Định Ùy Ban Sông Mekong 1957 (Mekong River Committee) vì Việt Nam là một quốc gia cuối nguồn
việc Tập Cận Bình đàn áp lan rộng đối với xã hội dân sự và đề cao tệ sùng bái cá nhơn đã làm thất vọng nhiều nhà quan sát, cả người trong nước lẫn dư luận người nước ngoài
Tập sách mỏng nhưng nặng ký Kinh Pháp Cú Tây Tạng do Nguyên Giác dịch và ghi nhận đến với tôi không gây bất ngờ vì Nguyên Giác viết về những vấn đề có tính cách chuyên sâu về Phật giáo cũng đã nhiều.
Đại diện Nghĩa Sinh Sài Gòn, Phước Tuy, Phan Thiết, Bình Dương cùng với Huynh Trưởng Nghĩa Sinh từ Hoa Kỳ đã về dự lễ sinh nhật, kỷ niệm 56 năm thành lập Nghĩa Sinh.
Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc đã tuyên bố năm 2011 là năm quốc tế về rừng để báo động về sự tàn phá rừng một cách đại quy mô với trung bình 350km2 rừng bị mất đi mỗi ngày, làm tổn thương sự đa dạng sinh học và làm tăng thêm sự sưởi nóng toàn cầu.
Các nhà hiền triết Hi Lạp cổ đại, từ Platon đến Socrate xem Nước là nguồn gốc của mọi nguồn gốc.Theo Phật giáo thì vũ trụ do bốn cái lớn trong vũ trụ: đất, nước, gió, lửa, còn gọi là Tứ Đại. Triết học Trung Hoa cho rằng nước là một trong năm yếu tố gọi chung là Ngũ hành: Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ.
Trái đất ta ở có sông ngòi, có biển cả, có núi non, có thung lũng; nhưng trên hết có đất . Đất giúp cây cối có thể bám rễ vào, đất giữ được nước đủ thời gian để rễ cây có thể hút được nước nuôi thân, nuôi lá, nuôi hoa.
Xin gởi đến các bạn bài viết của con gái chúng tôi là Ngyễn Ngọc Lan Châu viết tại Montréal năm 1989. lúc cháu được 14 tuổi và đang học high school 4 trường trung học Lemoyne d'Iberville, Longueuil., Quebec, Canada.Bài viết ESSAY được nhà trường chọn đăng trong quyển REFLECTION 89. A LITERARY ANTHOLOGY của trường nói trên.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.