Hôm nay,  

Giáo Phận Phan Thiết Lại Bị Ủi Nhà, Lấy Đất

04/12/200300:00:00(Xem: 4835)
Đức GM Nicolas Huỳnh Văn Nghi Giám Mục Phan Thiết tố cáo chính quyền CSVN vô lý về chủ quyền đất đai của Giáo Hội
Thưa quý Cha
và anh chị em thân mến,
Sau phiên họp cuối cùng của Hội đồng Giáo Hoàng Đồng Tâm ở Rôma, mà tôi là thành viên, tôi đã vội vã lên đường trở về Việt Nam chiều ngày 25.11.2003. Về đến nhà, tôi đã được tin cho biết là trong thời gian tôi đi vắng, 3 sự kiện đáng buồn đã xảy ra:
SỰ KIỆN THỨ NHẤT : ngôi nhà tiền chế 15m x 11m của anh chị em giáo dân tại thôn 4B, xã Tân Minh, Huyện Hàm Tân, do ông Tuấn đại diện xây cất vào tháng 8 năm 2003, nhằm mục đích (không dám nói ra) để dùng làm lớp học tình thương cho giới con em trong vùng, đồng thời, những khi cần, dùng làm nơi học giáo lý cho các em công giáo. Bởi vì ở vùng kinh tế mới này, có gần 200 gia đình Công giáo sống xa cách Nhà thờ Tân Minh khoảng 10 Km. Trẻ em không thể đến học giáo lý ở nhà thờ. Ngôi nhà đang được từng bước hoàn chỉnh thì Chánh quyền Xã, rồi Huyện đến lập biên bản, ra quyết định xử phạt hành chánh, buộc tháo dỡ và cuối cùng tống đạt lệnh cưỡng chế tháo dỡ. Trong lúc ông Tuấn đang bối rối không biết phải xử lý thế nào, vì ngôi nhà tiền chế đã được hàn cứng thành một khối, và vì uy tín đối với giáo dân, thì ngày 4.11.2003, lúc 8 giờ 30 sáng, chánh quyền Huyện Hàm Tân đã huy động một lực lượng quân dân hùng hậu và 9 chiếc xe cào và trọng tải đến triệt hạ ngôi nhà. Vách, cột, kèo, sà gồ, tôn, nền, móng hoàn toàn bị phá hủy, rồi sau đó đống sắt vụn bị xúc đổ lên xe chở về trụ sở xã Tân Minh. Cách xử lý của Chánh quyền đối với một ngôi nhà với diện tích 165 m2 giữa một cánh đồng hoang vắng ở nông thôn - không cần xin phép theo Bản hướng dẫn số 1436/XDQH ngày 18/10/1999 của Sở xây dựng Tỉnh Bình Thuận - là một hành động quá đáng và bất xứng đối với một Chánh quyền của dân, do dân và vì dân! Lý do của việc phá hoại tài sản nhân dân trong vụ triệt hạ này cần được làm sáng tỏ!

SỰ KIỆN THỨ HAI : là Tòa án Nhân Dân (TAND) Thành phố Phan Thiết đã hai lần xét xử bất công liên quan đến tài sản của Giáo phận.

Sự việc là: như anh chị em đã biết, bà Lê Thị Mẹo là một giáo dân đạo đức, thuộc giáo xứ Chánh Tòa Phan Thiết. Nhằm để lại một việc thiện trên cõi đời, sau khi đã hoàn tất trách nhiệm đối với mọi người thân liên quan, bà Lê Thị Mẹo đã dâng cho Giáo phận một ao rau muống với diện tích là 1840 m2. Bà đã cho phép Tòa Giám Mục đổ đất lắp ao, dựng tường và xây một căn nhà với diện tích xây dựng là 100 m2, để Tòa Giám Mục làm lưu xá cho các em học sinh nghèo từ các vùng thôn quê về thành phố để học tập. Để bảo đảm việc dâng cúng này, bà Lê Thị Mẹo đã để lại cho Tòa Giám Mục 3 tờ di chúc (theo thứ tự thời gian và tiến độ thi công công trình) và mọi giấy tờ liên quan, kể cả giấy chứng minh nhân dân của bà. Tòa Giám Mục đã đứng ra thi công và sử dụng theo đúng như ý hướng của bà Lê Thị Mẹo từ đó đến nay. (Hiện nay, Tòa Giám Mục vẫn đang giúp cho các em học sinh nghèo trú học tại đây).

Ngày 04/5/2001, bà Maria Lê Thị Mẹo qua đời. Tòa Giám Mục đã tổ chức thánh lễ an táng trọng thể cho bà; và trong thánh lễ an táng, đã công bố chúc thư của bà để cho mọi người biết ơn và cầu nguyện cho bà.

Ba tháng sau, Tòa Giám Mục tiến hành thủ tục xin thừa kế tài sản theo di chúc. Nhưng chính quyền địa phương (phường Đức Long - Phan Thiết) đã từ chối không nhận hồ sơ, bởi lẽ đã có người thừa kế tất cả tài sản nói trên. Người này là cô Lê Thị Bạch Tuyết, cháu nội của bà Lê Thị Mẹo.

Để bảo vệ lời trăn trối và nguyện vọng của người quá cố (bà Lê Thị Mẹo), đồng thời nhận thấy có rất nhiều điều “mờ ám” trong vấn đề này, Tòa Giám Mục đã làm đơn khiếu nại đến các cấp tòa án theo luật pháp quy định.

Ngày 11 tháng 10 năm 2001, Tòa Giám Mục đã nạp đơn khiếu nại ở TAND Tỉnh Bình Thuận. TAND Tỉnh Bình Thuận đã hai lần mời đại diện Tòa Giám Mục lên trao đổi, tìm hiểu sự việc. Nhưng ngày 26/11/2001, TAND Tỉnh Bình Thuận đã trả lại hồ sơ khiếu nại cho Tòa Giám Mục với lý do: không thuộc thẩm quyền giải quyết. TAND Tỉnh không nhận, Tòa Giám Mục phải gởi tới TAND Thành phố Phan Thiết. Và rồi, ngày 05/6/2002, TAND Thành phố Phan Thiết đã mở phiên tòa xét xử. Tuy nhiên, Hội Đồng xét xử đã không lưu ý đến các vấn nạn do luật sư bên nguyên đơn đề ra để làm rõ sự thật, mà còn có tính cách phân biệt tôn giáo một cách công khai, đã bác bỏ quyền thừa kế của Tòa Giám Mục.

Chúng tôi dám nói Hội Đồng xét xử đã có tính cách phân biệt tôn giáo bởi vì chính ông Võ Việt Minh - chủ tọa phiên tòa hôm đó - đã chất vấn vị đại diện của Tòa Giám Mục rằng: “Tại sao lại không nhờ những người không phải là Công giáo làm chứng cho Tòa Giám Mục"”… Và chúng tôi cũng tự hỏi: Tại sao các cơ quan chức năng liên hệ như UBND phường Đức Long, Sở Xây Dựng Tỉnh Bình Thuận lại có thể chứng nhận di chúc và cấp nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà và đất này cho Cô Lê Thị Bách Tuyết được, khi toàn bộ giấy tờ chính liên quan đến số tài sản này đã và đang do Tòa Giám Mục cất giữ theo yêu cầu của bà Lê Thị Mẹo" Và rất nhiều yếu tố mâu thuẫn khác được chúng tôi đặt ra thì Hội Đồng xét xử chỉ trả lời một cách qua loa. Ngược lại, Hội Đồng xét xử lại chất vấn một cách kỹ lưỡng những điểm nhỏ trong hồ sơ do Tòa Giám Mục cung cấp.

Để bảo vệ sự công bằng và trách nhiệm đối với người quá cố, ngày 10/6/2002, Tòa Giám Mục đã kháng cáo lên Tòa phúc thẩm.

Ngày 04/9/2002, TAND Tỉnh Bình Thuận đã cứu xét và bác bỏ bản án của tòa sơ thẩm. Vụ án được trả lại cho tòa sơ thẩm (TAND Thành phố Phan Thiết).

Ngày 18/4/2003, TAND Thành phố Phan Thiết đã xử lại vụ kiện. Còn bất công hơn phiên tòa sơ thẩm lần I, chủ tọa phiên tòa là bà Phạm Thị Ngọc Huyền đã bác bỏ toàn bộ yêu cầu của Tòa Giám Mục, đồng thời tuyên bố cho bà Lê Thị Bạch Tuyết được hưởng tất cả tài sản mà Giáo phận Phan Thiết đã đầu tư vào đó, mặc cho vị đại diện Viện Kiểm Sát Nhân Dân trong phiên tòa hôm đó vẫn công nhận số tài sản này là do Tòa Giám Mục Phan Thiết đầu tư.

Vì sự công bằng và lòng thành tín đối với người quá cố, Tòa Giám Mục tiếp tục kháng cáo lên tòa phúc thẩm lần II.

Hiện nay, Tòa Phúc Thẩm đang nghiên cứu và dự định tái xét xử. Xin anh chị em quan tâm và cầu nguyện cho việc xét xử này được diễn tiến cách công bằng và vô tư, vì nó liên quan đến đức công bằng và sự công minh của Cơ quan Tư Pháp tối cao của Tỉnh, đồng thời ảnh hưởng đến niềm tin và sự đoàn kết của nhân dân đối với chánh quyền.

SỰ KIỆN THỨ BA : đó là việc Tòa Giám Mục xin lại khu đất phía sau Tòa Giám Mục.

Như anh chị em biết thì sau ngày Đất nước được hoàn toàn thống nhất, Giáo phận đã để cho Nhà nước trưng dụng trên 30 cơ sở giáo dục và xã hội. Ngày 05/12/1977, Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh đã âm thầm ký quyết định số 492 QĐUB trưng thu khu vườn phía sau Tòa Giám Mục. 5 năm sau, ngày 02/02/1983, Ủy Ban công khai hóa quyết định trưng thu, và giao cho Công ty Du Lịch Tỉnh sử dụng để xây nhà cho cán bộ, nhân viên.

Hai năm sau, nhận thấy quyết định trưng thu không hợp pháp - đồng thời Công ty Du Lịch đã không sử dụng khu đất đúng mục đích, Tòa Giám Mục đã làm đơn khiếu nại và liên tiếp khiếu nại cho đến ngày nay. Đơn khiếu nại gởi cho Chánh quyền Tỉnh và Chánh quyền Trung Ương, nhưng vẫn không được giải quyết.

Ngày 24/9/2003, Bộ Tài Nguyên và Môi Trường đã dựa theo quyết định của Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Thuận Hải (nay là Tỉnh Bình Thuận) - là Cơ quan đã trưng thu cách bất hợp pháp khu đất của Tòa Giám Mục - để khước từ đơn khiếu nại của Tòa Giám Mục

Ba tin buồn cho Giáo phận và cho toàn thể dân Chúa trong Giáo phận, ảnh hưởng đến niềm tin và khối đoàn kết nhân dân trong Tỉnh.

Tòa Giám Mục tha thiết:

** Xin anh chị em cầu nguyện cho Giáo phận được vượt qua những khó khăn nói trên.

** Lấy ngày Chúa Nhật II Mùa Vọng này làm Ngày Giáo phận cầu nguyện cho vụ án cũng như việc hoàn trả khu đất Tòa Giám Mục được giải quyết theo sự công bằng và đạo lý, hầu bảo vệ sự đoàn kết và an dân trong Tỉnh.

Phan Thiết, ngày 01 tháng 12 năm 2003

Nicolas Huỳnh Văn Nghi
Giám Mục Phan Thiết

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
ANKARA - Sau khi dọa nghiền nát dân quân Kurd-Syria (mới đây là đồng minh của TT Trump) mà Thổ Nhĩ Kỳ gọi là khủng bố và là mục tiêu trong chiến dịch biên giới, TT Erdogan đến Moscow hội đàm với TT Putin.
PHILADELPHIA - Hoạt động của các ngành chế xuất tại số tiểu bang gọi là chao đảo đang sút giảm, có thể báo trước suy thoái.
Chính quyền CSVN đã đặt mua 24 chiếc xuồng tuần duyên của Mỹ nói là để tăng cường khả năng bảo vệ chủ quyền lãnh hải, theo bản tin hôm 22 tháng 10 của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) cho biết.
Xe đạp TQ đem vào VN lắp ráp rồi dán nhãn “Made in Vietnam” để bán sang Mỹ đã bị bắt, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho biết hôm 22 tháng 10.
Đầu Tiên Và Duy Nhất Tại Hoa Kỳ, Đánh Dấu Một Đêm Vinh Danh Các Nhà Làm Phim Việt Nam Thành Công Và Với Mục Đích Gia Tăng Sự Chú Y Đến Ngành Điện Anh Việt Nam Trên Toàn Cầu.
HOA THỊNH ĐỐN (ngày 22 tháng 10, năm 2019) – Dân Biểu Liên Bang Alan Lowenthal (CA-47) ngày hôm nay đã có lời phát biểu như sau về trường hợp nhà hoạt động Hà Văn Thành, người có nguy cơ bị cầm tù bởi chính quyền Cộng sản Việt Nam, dẫn đến việc anh đến xin tị nạn chính trị tại Hoa Kỳ từ cuối năm ngoái.
Westminster (Bình Sa)- - Tại hội trường tòa soạn Báo Việt Mỹ (Viet My Media Center), 14190 Beach Blvd, Thành phố Westminster, CA 92683, vào lúc 6 giờ chiều Thứ Bảy ngày 19 tháng 10 năm 2019 Hội Ái Hữu cựu SVSQ Trừ Bị Thủ Đức Khóa 6/68 "Tự Quyết" đã tổ chức đêm họp mặt thường niên 2019.
Sang vừa ăn vừa kiểm tra tin nhắn thì thấy: - Anh Ba, mẹ bệnh trở laị, hai chân đau lắm đi không được.
Trời hành cơn lụt mỗi năm… bây giờ mưa lụt kéo tới hoài, mới lạ…
Trong thời gian gần đây, càng ngày càng có nhiều thông tin và hình ảnh cho thấy cuộc sống khó khăn của nông dân và ngư dân ở các tỉnh ĐBSCL, vì giữa mùa lũ mà đồng ruộng khô cạn và nhiều nơi đã bị nước biển xâm nhập.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.