Hôm nay,  

CSVN Đồng ý: Nhập Sách Báo CD Từ Mỹ Nhưng Chỉ Cho Nhập Qua Hãng Quốc Doanh...

30/08/200600:00:00(Xem: 2271)

LTS: Như thế, nhà nứơc CSVN đã chịu nhượng bộ, và các sách, báo, phim, DVD, CD hải ngoại từ Hoa Kỳ có quyền nhập cảng vào VN nhưng phải qua đường công ty qúôc doanh sau khi thỏa ước Mỹ-Việt về WTO hiệu lực.

Trong  tháng 6 năm 2006,  hai dân  Biểu  Lynn Daucher và Trần Thái Văn đã  gửi thư cho   Đại sứ Susan Schwab, người đứng  đầu của tổ chức Mậu Dịch Hoa Kỳ (USTR). Nội dung lá thư hai vị dân biểu can thiệp vào việc trao đổi thương mại thiếu công bằng của Cộng sản Việt Nam với cộng đồng  người Mỹ gốc Việt, đặc biệt về văn hoá phẩm, sách báo, sản phẩm âm nhạc, v.v…

Trong nghị khóa năm nay, Quốc Hội Hoa kỳ sẽ cứu xét cho Việt Nam được hưởng Qui Chế  Bình Thường Vĩnh Viễn Mậu Dịch (PNTR), giai đoạn cuối cùng để Việt Nam trở thành thành viên Tổ Chức Mậu Dịch Quốc Tế (WTO) và có thể  giao thương với Hoa Kỳ trong chính sách thuế khoá đặc biệt thấp. Hai vị dân cử này cũng đòi hỏi Tổ chức Mậu Dịch Hoa Kỳ cần bạch hóa các tài liệu đã được Hoa Kỳ và Việt Nam thỏa thuận để được biết chắc có sự giao thương công bằng cho hai phía.

Chúng tôi xin mời bạn đọc lá thư của Đại sứ  Karan Bhatia, nhân vật số hai  của USTR,  cũng là người có trách nhiệm trực tiếp thương thảo vấn đề US-VN WTO, ông đã trả lời  hai Dân biểu Lynn Daucher và Trần Thái Văn trong hai lá thư riêng biệt nhưng cùng chung một nội dung vào cuối tuần qua.

Theo sự nhận xét của Giáo sư Nguyễn Quốc Khải tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn, đại diện và cố vấn đặc biệt cho hai vị dân biểu nêu trên về  giao thương US-VN WTO,  ông cho biết  sự vận động của Cộng đồng Việt, đặc biệt của hai dân biểu  Daucher và Văn, đã đưa lại kết quả CSVN và USTR nhượng bộ một phần đòi hỏi của cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ. Chúng tôi sẽ có bản tin phân tích chi tiết về lá thư và những diễn biến đang có chiều hướng thuận lợi cho cộng đồng Việt tại Hoa Kỳ.  

Luật sư Nguyễn Quang Trung chuyển ngữ  lá thư của Đại sứ Bhatia qua tiếng Việt, như sau:

VĂN PHÒNG HÀNH PHÁP CỦA TỔNG THỐNG

ĐẠI DIỆN MẬU DỊCH HOA KỲ

WASHINGTON, D.C. 20508

Dân Biểu Lynn Daucher

Dân Biểu Trần Thái Văn

State Capitol, Sacramento, CA 94249

Thưa Dân Biểu Daucher (và Dân biểu Trần):

Cám ơn lá thư của Quí vị về quan tâm đến việc Việt Nam gia nhập Tổ Chức Mậu Dịch Thế Giới (WTO).  Đại Sứ Schwab đã yêu cầu tôi trả lời Quí vị. Thương thuyết về sự gia nhập WTO đang đi trên hai con đường: (1) thương thuyết song phương với những thành viên trong WTO có ý định mở cửa thị trường Việt Nam ra cho hàng nhập khẩu của họ, và (2) thương thuyết đa phương với tất cả thành viên trong WTO  tại trụ sở trung ương ở  Geneva (Thụy sĩ) để đưa nền mậu dịch Việt Nam vào khuôn khổ và luật lệ của WTO.

Như Quí vị đã lưu ý, Việt Nam đã có một số hành động cải tổ thị trường bao gồm sự cắt giảm và loại đi nhiều chướng ngại thuế nhập khẩu. Để xây dựng thêm vào những cải tổ nói trên và gìn giữ sự quan hệ kinh tế song phương giữa 2 nước, chúng tôi đã thương thuyết được một thỏa thuận để cung cấp nhiều điều lợi thực tế đến với những nhà sản xuất, nông dân, nông trại và giới cung cấp nghiệp vụ.  Trong sự thỏa thuận này, gần 94% hàng sản xuất nhập cảng vào Việt Nam từ Hoa Kỳ sẽ bị đánh thuế 15% hoặc thấp hơn.  Thêm vào đó, mức thuế của gần 75%  hàng nông nghiệp xuất cảng từ Hoa Kỳ qua Việt Nam sẽ được giảm xuống mức trung bình là 15% hay thấp hơn. Việt Nam cũng đã cam kết mở cửa cho các dịch vụ chính trong nhiều lãnh vực như ngành viễn thông, phân phối và nghiệp vụ tài chánh cho các công ty ngoại quốc.

Sự thỏa thuận gia nhập WTO cũng giải đáp nhiều quan tâm đặc biệt về con đường vào thị trường Việt Nam cho những sản phẩm ấn loát, phim và âm nhạc từ những nhà sản xuất Hoa Kỳ mà Quí vị đã nêu lên trong lá thư. Sự thỏa thuận nói trên sẽ cho phép những công ty Hoa Kỳ và nước ngoài trực tiếp nhập sách, băng thu và phim ảnh thẳng vào Việt Nam. Thêm vào đó, sự thỏa thuận này sẽ giảm thuế một cách đáng kể cho những sản phẩm xuất cảng về ấn loát, phim ảnh truyền thông  từ Hoa Kỳ.

Việt Nam sẽ được giữ quyền đòi hỏi các báo và tạp chí phải nhập cảng qua các công ty quốc doanh, tuy vậy theo luật lệ của WTO những công ty này không thể kỳ thị hàng hóa Hoa Kỳ hoặc làm việc một cách không phù hợp với những cân nhắc thương mại. Việt Nam cũng đã thu hẹp lại và tăng thêm sự minh bạch những điều kiện nhà cầm quyền có thể xử dụng dưới luật WTO để hạn chế sản phẩm ấn loát được nhập cảng. Chúng tôi đang tiếp tục làm việc về vấn đề này trong những  buổi  thương thuyết đa phương để hoàn thành sự thỏa thuận gia nhập WTO của Việt Nam.

Chúng tôi đặt nặng những quan tâm  của Quí vị  đã nêu lên liên quan về sản phẩm ấn loát và tự do chính trị tại Việt Nam, và sẽ tiếp tục làm việc với những viên chức ở Việt Nam để bảo đảm sự kết nạp thị trường giúp chúng ta  củng cố quyền tự do cá nhân (tại Việt Nam) được rộng  rãi hơn mà Hoa Kỳ đang ủng hộ trên khắp thế giới.

Trân Trọng,

(ký tên)

Karan Bhatia

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bốn giờ sáng trời còn tối đen, ra đề máy xe mà lạnh thấu xương, mặt kiếng đóng một lớp băng mờ, không thấy đường đành chờ mươi phút cho tan vậy.
Hối lộ và nhận hối lộ tới bạc triệu đô… có thể thoát án tử hình bằng cách nộp lại tiền?
Mỹ chỉ giúp đỡ khi Việt Nam là đồng minh của Mỹ, trái lại, Mỹ sẽ đứng ngoài xem “hai nước Cộng Sản đã và đang trò hề ở khu vực Biển Đông”. Như thế, liệu Việt Nam có dám làm đồng minh với Hoa Kỳ hay không?
Trước sự gia tăng tàn bạo của lực lượng cảnh sát ở Hồng Kông và chuyến Hoa du sắp tới của Bà, chúng tôi là một nhóm công dân Hồng Kông xin chân thành yêu cầu Bà hoặc Nội các của Bà cho một cuộc họp mặt.
Nắng Chiều là một tuyển tập, gồm nhiều bút ký và tạp văn, của Phan Khôi. Tác phẩm này chưa bao giờ được xuất bản và đã bị chìm vào quên lãng. Độc giả chỉ biết được nội dung từng bài qua lời giới thiệu của một ngòi bút khác, Đoàn Giỏi.
Đại Lễ Vu Lan tại Thiền Viện Sùng Nghiêm đã trang nghiêm tố chức hôm Chủ Nhật 1 tháng 9/2019 -- vừa mang hương vị Thiền đạo, vừa lưu lại trong lòng người các giá trị nghệ thuật sâu lắng và xúc động
Năm 2019 là năm thứ 44 người Việt đi tìm tự do cho mình sau khi CS Bắc Việt cưỡng chiếm được Việt Nam Cộng Hoà ở Miền Nam.
WASHINGTON - Khi Hoa Kỳ tổ chức tuần tiễu để bảo vệ quyền tự do hàng hải tại vùng Vịnh Persia, chính quyền Trump đã nhận diện vùng biển bất an.
GENEVA - Các nhà điều tra của 1 ủy ban độc lập LHQ cho hay: các cường quốc Mỹ, Anh, Pháp có thể gián tiếp can dự tội ác chiến tranh tại Yemen,
DB Derek Trần: Tôi làm tất cả để bảo vệ cộng đồng mình trong vấn đề di trú

NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.