(Robert Mullins International) Có hiệu lực từ ngày 12 tháng 12 năm 2022, Sở Di trú và Nhập tịch Hoa Kỳ (USCIS) đang cập nhật Hướng dẫn Chính sách của sở Di Trú cho phép Sở Di Trú tự động gia hạn hiệu lực của Thẻ Thường trú nhân (thường được gọi là Thẻ Xanh) cho những Thường trú nhân hợp pháp đã nộp đơn xin nhập tịch.
Bản cập nhật này dự kiến sẽ giúp ích cho những người nộp đơn xin nhập tịch mà bị thời gian chờ duyệt xét lâu hơn, do họ sẽ được gia hạn tình trạng thường trú nhân hợp pháp (LPR) và có thể không cần phải nộp Mẫu đơn I-90, Đơn xin đổi Thẻ Thường trú nhân (Thẻ Xanh). Những Thường trú nhân nộp đúng Mẫu N-400, Đơn xin Nhập tịch, có thể nhận được gia hạn này, cho dù là họ có nộp Mẫu đơn I-90 hay không. Sở Di Trú sẽ cập nhật bằng văn bản trên Receipt Notice - Thông báo nhận Mẫu N-400 để gia hạn Thẻ xanh lên đến 24 tháng cho những đương đơn này. Thông báo nhận có thể được xuất trình cùng với Thẻ Xanh đã hết hạn được xem như là bằng chứng cho Tình trạng được tiếp tục, cũng như là giấy tờ nhận dạng và giấy phép làm việc, theo Danh sách A của Giấy xác nhận việc đủ điều kiện làm việc (Mẫu I-9), nếu được xuất trình trước khi hết thời gian gia hạn 24 tháng được cung cấp trong thông báo.
Trước khi có sự thay đổi này, theo chính sách của Sở Di Trú, những đương đơn xin nhập tịch mà không nộp đơn trước ngày Thẻ xanh của họ hết hạn ít nhất sáu tháng, cần phải nộp Mẫu đơn I-90, Đơn xin đổi Thẻ Thường trú nhân (Thẻ Xanh), để duy trì giấy tờ hợp lệ tình trạng cư trú hợp pháp của họ. Những người nộp đơn đăng ký nhập tịch trước khi Thẻ Xanh hết hạn ít nhất sáu tháng, đủ điều kiện nhận con dấu ADIT (Alien Documentation, Identification, and Telecommunications) trong hộ chiếu của họ, con dấu này được xem như là bằng chứng tạm thời về tình trạng Thường trú nhân hợp pháp của họ. Chính sách này dựa trên mục tiêu duyệt xét là 180 ngày hoặc sáu tháng đối với Mẫu đơn N-400, điều này sẽ khiến việc nộp Mẫu đơn I-90 trở nên không cần thiết đối với những đương đơn nộp trước ngày hết hạn Thẻ xanh của họ ít nhất sáu tháng. Bản cập nhật chính sách này công nhận thời gian duyệt xét hiện tại của Sở Di Trú, đồng thời cải thiện sự linh hoạt và hiệu quả bằng cách làm giảm số lượng các cuộc hẹn đóng dấu ADIT tại các văn phòng Sở di trú địa phương và số lượng Mẫu I-90 được nộp, cho phép các nguồn lực này được tập trung vào việc duyệt xét các phúc lợi di trú khác.
Việc gia hạn sẽ áp dụng cho tất cả những đương đơn nộp Mẫu N-400 vào hoặc sau ngày 12 tháng 12 năm 2022. Những Thường trú nhân đã nộp đơn xin nhập quốc tịch trước ngày 12 tháng 12 sẽ không nhận được Thông báo Biên nhận Mẫu N-400 cùng với phần gia hạn. Nếu Thẻ xanh của họ hết hạn, thông thường họ vẫn phải nộp Mẫu đơn I-90 hoặc nhận dấu ADIT trong hộ chiếu để duy trì bằng chứng hợp lệ cho tình trạng thường trú nhân hợp pháp của họ. Những thường trú nhân bị mất Thẻ Xanh nói chung vẫn phải nộp Mẫu đơn I-90, ngay cả khi họ đã nộp đơn xin nhập quốc tịch và được gia hạn tự động theo chính sách cập nhật này. Điều này là vì những người không phải là công dân bắt buộc phải mang theo bằng chứng giấy tờ đăng ký tuỳ thân của họ, chẳng hạn như Thẻ xanh và bất kỳ bằng chứng nào về việc gia hạn, nếu không có thể bị truy tố hình sự theo Điều luật di trú INA 264(e). Những đương đơn cần đóng dấu ADIT có thể yêu cầu một cuộc hẹn tại Văn phòng địa phương của Sở di trú, bằng cách liên hệ với Trung tâm Liên hệ của Sở Di Trú.
Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933, San Jose (408) 294-3888, Sacramento (916) 393-3388 Email: [email protected] Hoặc www.facebook.com/rmiodp
Sở Di trú và Nhập tịch Hoa Kỳ (USCIS) đang phải thụ lý khối lượng hồ sơ tồn đọng lớn chưa từng thấy - lên tới 11.3 triệu hồ sơ đang chờ duyệt xét. Do số lượng tồn đọng ngày càng tăng, những người nộp đơn phải chờ đợi lâu hơn, đôi khi kéo dài lên đến nhiều tháng hoặc thậm chí nhiều năm so với dự kiến. Các luật sư di trú khuyên nên nộp đơn ngay từ bây giờ, trước khi tình hình trở nên tồi tệ hơn - và chắc chắn nó sẽ tồi tệ hơn.
Ngày 24 tháng 6 năm 2025 — Tòa án Tối cao Hoa Kỳ hiện đã cho phép chính quyền Trump trục xuất người di dân sang một “nước thứ ba”, tức là một quốc gia không phải là quê hương của họ. Tòa án Tối cao đã hủy bỏ phán quyết của một thẩm phán tòa án liên bang ở Boston. Phán quyết này cho rằng những người di dân được lên lịch bị trục xuất sang nước thứ ba cần được trao cho cơ hội giải thích với giới chức rằng họ có lý do chính đáng để tin rằng họ sẽ bị ngược đãi hoặc tra tấn ở quốc gia thứ ba đó.
Trong trái tim của biết bao người di dân, nước Mỹ luôn là một miền đất hứa, nơi mọi ước mơ có thể nảy mầm và được bảo vệ. Niềm tin ấy được xây dựng trên một trụ cột vững chắc: quyền công dân theo nơi sinh, một nguyên tắc được khắc sâu trong Tu chính án thứ 14 của Hiến pháp Hoa Kỳ, khẳng định rằng bất cứ ai sinh ra trên đất Mỹ đều là công dân của quốc gia này.
Vào tháng 7 năm 1868, Tu chính án thứ Mười bốn đã được bổ túc vào Hiến pháp Hoa Kỳ. Tu chính án này bảo đảm quyền công dân Hoa kỳ cho tất cả trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Hoa Kỳ, kể cả những người từng là nô lệ. Ngoại lệ duy nhất là con của các nhà ngoại giao. Vào ngày 20 tháng 1 năm 2025, Tổng thống Trump đã ký một sắc lệnh hành pháp nhằm chấm dứt quyền công dân theo nơi sinh đối với những trẻ em sinh ra từ cha mẹ là người di dân bất hợp pháp hoặc người ở Hoa kỳ với chiếu khán du lịch. Ngay sau khi sắc lệnh được ban hành, đã có nhiều vụ kiện chống lại sắc lệnh này. Kết quả là một tòa án liên bang Quận phán quyết rằng quyền công dân theo nơi sinh không thể bị chấm dứt cho đến khi Tòa án Tối cao Hoa Kỳ quyết định cho vấn đề này.
Ông Trump và ông Miller nói rằng người di dân đang xâm lược California. Người dân sống ở California và chính quyền California nói rằng không có cuộc xâm lược nào cả. Chúng ta nên tin ai? Tổng thống Donald Trump đã ra lệnh cho Lực lượng Vệ binh Quốc gia California đến Los Angeles. Ông cho biết quân đội cần phải "giải phóng" Los Angeles khỏi "cuộc xâm lăng của người di dân".
19 tháng 6 năm 2025. Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết họ sẽ tiếp tục lên lịch hẹn chiếu khán cho sinh viên quốc tế, nhưng sẽ yêu cầu tất cả đương đơn phải mở (chế độ công khai) tài khoản mạng xã hội của họ để có thể tra xét kỹ lưỡng hơn. Bộ Ngoại giao đã chỉ thị các viên chức lãnh sự mở rộng việc tra xét phương tiện truyền thông mạng xã hội của đương đơn và tìm kiếm bất kỳ bằng chứng nào về thái độ thù địch đối với công dân, văn hóa, chính phủ, các tổ chức hoặc hệ thống dân chủ của Hoa Kỳ.
Ngày 01 tháng 06 năm 2025. Chính quyền ông Trump đã nói về chiếu khán Thẻ Vàng, cho phép những người giàu có trở thành công dân Hoa kỳ nếu họ sẵn sàng chi 5 triệu Mỹ kim. Tuy nhiên, năm tháng sau khi thông tin về loại chiếu khán này xuất hiện, nó vẫn chưa tồn tại và vẫn chưa có cách nào để nộp đơn. Các chuyên gia thấy rằng nó có thể không tồn tại. Bộ trưởng Thương mại Howard Lutnick đã đưa ra một số tuyên bố sai sự thật về việc bán 1,000 chiếu khán Thẻ Vàng chỉ trong một ngày, và việc nộp đơn xin chiếu khán Thẻ Vàng sẽ có sẵn "trong vòng một tuần".
Ngày 28 tháng 5 năm 2025: Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã chỉ thị cho các đại sứ quán và lãnh sự quán Hoa Kỳ trên toàn thế giới ngừng duyệt xét chiếu khán sinh viên mới trong khi đang làm việc để mở rộng quy trình "kiểm tra và sàng lọc trên mạng xã hội" đối với tất cả những đương đơn xin chiếu khán sinh viên mới.
Câu chuyện sau đây của người mẹ ba con, được chia sẻ trong chương trình podcast The Daily Blast của The New Republic, đã nêu lên những mâu thuẫn giữa chính sách nhập cư và tình người, cũng như những góc khuất trong cuộc sống của di dân tại Mỹ.
Ngày 25 tháng 5 năm 2025. Chính quyền của ông Trump đã trục xuất bất hợp pháp một số nam giới người châu Á đến Nam Sudan. Các luật sư đại diện cho những người này cho biết một chuyến bay quân sự của Hoa Kỳ chở khoảng một tá người, bao gồm công dân Lào, Thái Lan, Myanmar, Mexico và Việt Nam, đã hạ cánh xuống Nam Sudan vào ngày 20 tháng 5.
We use cookies to help us understand ease of use and relevance of content. This ensures that we can give you the best experience on our website. If you continue, we'll assume that you are happy to receive cookies for this purpose.