Hôm nay,  

Khi Đức Phật hóa thân

10/4/202213:20:00(View: 3980)
blank

Hòa Thượng Minh Diệu Nguyễn Thế Đăng và trang sách lưu niệm.

Khi Đức Phật hóa thân

 

Nguyên Giác

 

 

Xin có lời tâm sự, rằng trong lòng tôi vẫn luôn luôn là một đứa trẻ rất mực ngây thơ, nghĩa là, chưa bao giờ lớn cả. Nói cho đúng, tôi đã lớn dậy giữa rừng văn học cổ tích quê nhà, đã say mê đọc truyện cổ về những vị Bụt bay tới khi có ai đó gặp nạn và ngồi than khóc, đã miệt mài với những thần thoại tuyệt vời trong Kinh Phật… Và rồi, tôi tin rằng Đức Phật không bao giờ rời bỏ chúng sinh.

 

Dĩ nhiên, khi phải viết lý luận, đôi khi phải tranh biện chuyện đời thường, vì cái nghiệp làm báo của mình, tôi không bao giờ đem truyện thần thoại ra nói, và nếu có nói, sẽ chỉ nói rằng đúng là có nhiều truyện cổ, và ngay cả nhiều lời dạy của Đức Phật, chỉ có ý nghĩa tượng trưng, như một biểu tượng, như ngón tay chỉ trăng. Chớ không dám nói rằng chúng ta tu tới một mức nào đó, sẽ có thể bước đi xuyên qua tường, hay phóng được lên tòa nhà vài chục tầng lầu. Nhưng trong tận thâm sâu, tôi vẫn tin chuyện thần kỳ như thế. Cũng như, tôi từng nói giỡn với vài bạn hữu, rằng mỗi khi lái xe vào một sân đậu xe đã hết chỗ, thế nào cũng có người lái ra để chỗ cho mình đậu xe, đó là hộ pháp dọn chỗ đó; nói giỡn, vậy mà, hình như từ đó, chuyện xảy ra như thế. Lý luận cho đúng chánh pháp, không có hộ pháp nào bận tâm chuyện lặt vặt như thế. Nhưng, tôi đã thưa rồi, tôi chỉ là một đứa trẻ tóc trắng, lòng vẫn còn rất mực thơ ngây, vẫn tin vào các ông Bụt đời thường, dù là mắt không thấy và tai không nghe.

 

Thế rồi, niềm tin rằng Đức Phật có thể hóa thân thành vô lượng vị Phật được củng cố, khi đọc Kinh Trường Bộ. Đây là Kinh DN 16. Trong Kinh này, Đức Phật kể rằng ngài đã hóa ra vô lượng thân, với hình dung y hệt như chúng sinh trong tám chúng, giọng nói Đức Phật cũng y hệt như giọng chúng sinh, rồi ngài giảng dạy, khích lệ, làm chúng tội hoan hỷ, nhưng không ai biết đó là hóa thân của Đức Phật, rồi ngài biến mất. Đọc Kinh này xong, đôi khi tôi chợt ngoảnh nhìn ra quanh mình, xem có Đức Phật nào cũng dung sắc và giọng nói như mình và những người chung quanh không. Dĩ nhiên, những lúc đó không dám nói ra, vì bản thân mình đâu còn trẻ thơ nữa, và mình phải giải thích sao cho hợp Chánh pháp để người khác không đi chệch hướng..

 

Nơi đây, xin trích Kinh DN 16, bản dịch của Thầy Minh Châu:

Này Ānanda, có tám chúng. Thế nào là tám? Chúng Sát-đế-Lỵ, chúng Bà-la-môn, chúng Cư sĩ, chúng Sa-môn, chúng Bốn Thiên vương, chúng Tam thập tam thiên, chúng Ma, chúng Phạm thiên.

Này Ānanda, Ta nhớ lại Ta đã đến chúng Sát -đế-lỵ hơn một trăm lần. Tại đây trước khi Ta ngồi, trước khi Ta nói chuyện, và trước khi cuộc đối thoại bắt đầu, dung sắc của chúng Sát-đế-lỵ như thế nào, dung sắc của Ta cũng như vậy; giọng nói chúng như thế nào, giọng nói của Ta cũng như vậy. Và với bài pháp thoại, Ta giảng dạy, khích lệ, làm cho phấn khởi, khiến tâm hoan hỷ. Khi Ta đang nói, chúng không biết: “Kẻ nói ấy là ai, là chư Thiên chăng, là Người chăng?” Sau khi Ta giảng dạy, khích lệ, làm cho phấn khởi, khiến tâm hoan hỷ với bài pháp thoại, Ta biến mất. Khi Ta biến mất, chúng không biết: “Kẻ biến mất ấy là ai, là chư Thiên chăng, là Ngươi chăng?”.

Này Ānanda. Ta nhớ lại Ta đã đến chúng Bà-la-môn hơn một trăm lần … chúng Cư sĩ … chúng Sa-môn … chúng Bốn Thiên vương … chúng Tam thập tam thiên … chúng Ma … chúng Phạm thiên hơn trăm lần, tại đây trước khi Ta ngồi, trước khi Ta nói chuyện và trước khi cuộc đối thoại bắt đầu dung sắc của chúng Phạm thiên như thế nào, dung sắc của Ta cũng vậy; giọng nói của chúng như thế nào, giọng nói của Ta cũng vậy. Và với bài pháp thoại, Ta giảng dạy, khích lệ, làm cho phấn khởi, khiến tâm hoan hỷ. Khi Ta đang nói, chúng không biết: “Kẻ nói ấy là ai, là chư Thiên chăng, là Người chăng?” Sau khi Ta giảng dạy, khích lệ, làm cho phấn khởi, khiến tâm hoan hỷ, Ta biến mất. Khi Ta biến mất, chúng không biết: “Kẻ biến mất đó là ai, là chư Thiên chăng, là Người chăng?” Này Ānanda, như vậy là tám chúng.” (1)

 

 

Thế rồi, những lúc tôi ngẩn ngơ với những thần kỳ như thế, Đức Phật đã nhắc nhở, rằng không phải đâu, rằng Đức Phật chỉ dạy pháp thoát khổ thôi. Như Kinh DN 24, Đức Phật rầy một vị cũng ưa thích thần thoại, trích:

“- Này Sunakkhatta, Ta không nói với Ngươi: “Này Sunakkhatta, hãy đến đây và sống dưới sự chỉ dẫn của Ta, Ta sẽ khiến cho Ngươi chứng được các pháp thượng nhân thần thông; Ngươi cũng không nói với Ta: “Bạch Thế Tôn, con sẽ sống dưới sự chỉ dẫn của Thế Tôn, và Thế Tôn sẽ khiến cho con chứng được các pháp thượng nhân thần thông.” Này kẻ ngu kia, như vậy thời Ngươi là ai và Ta là ai mà Ngươi nói chuyện từ bỏ? Này Sunakkhatta, nhà Ngươi nghĩ thế nào? Các pháp thượng nhân thần thông có thực hiện hay không thực hiện, nhưng mục đích mà Ta thuyết giảng Chánh pháp là đưa người thực hành đến chỗ tận diệt khổ đau, có phải như vậy không?” (2)

 

Sau này, tôi nghiệm ra rằng những cuốn sách hay về Phật học chính là những hóa thân Phật, rằng những lời giảng Chánh pháp chính là những hóa thân Phật. Chỉ có cách lý giải như thế, mới thấy rằng Đức Phật chưa bỏ chúng sinh bao giờ, vẫn còn những vô lượng Bồ tát khác đang đi giữa đời thường, cũng dung sắc và giọng nói hệt như chúng sinh, nhưng đang chỉ đường giải thoát.

 

Do vậy, tôi tin rằng những cuốn Kinh, và những cuốn sách của rất nhiều vị đáng kính trong tứ chúng cũng là những vị Phật đang vào đời. Khi chúng ta mở ra trang Kinh, mở ra trang sách của các vị đáng kính, chúng ta lại nghe được lời Phật dạy. Từng chữ, từng dòng phù hợp với Chánh pháp cũng đều là hóa thân Phật. Như cuốn sách mới phát hành của Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc có nhan đề là “Buông” – hiển nhiên, với tấm lòng rất mực trẻ thơ của tôi, sách này cũng là một hóa thân Phật. Tác phẩm này của họ Đỗ mở đầu là bài “Thay lời tựa: Thư Cao Huy Thuần gởi Đỗ Hồng Ngọc” và sau đó là 15 bài viết. Nhan đề sách là dựa vào bài có nhan đề “Buông” của tác giả viết để “Kính tặng Thầy Thanh Từ, 99 tuổi.” (3)

 

Như thế, nhà văn bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc đã làm việc không ngừng nghỉ để hoằng pháp. Trong một email gần nhất, anh Đỗ Hồng Ngọc đã gửi ra vài tấm hình, trong đó chụp một số thiện tri thức của làng Phật học, trong đó có quý cư sĩ Đỗ Hồng Ngọc, Trần Tuấn Mẫn, Nguyên Cẩn, và Hòa Thượng Minh Diệu Nguyễn Thế Đăng. Chỗ này xin ghi thêm lời ghi chú: Thầy Minh Diệu viết với bút hiệu Nguyễn Thế Đăng; Thầy là sư huynh của tôi, cùng bổn sư là cố Hòa Thượng Tịch Chiếu (Chùa Tây Tạng Bình Dương).

Nơi đây, trong dịp mừng tác phẩm mới của BS Đỗ Hồng Ngọc ấn hành, và khi nhìn tấm hình các bậc tôn túc gặp nhau, xin làm bài thơ cúng dường. Cũng là để cúng dường tất cả các hóa thân Phật khắp các cõi trời, cõi người, trong tám chúng vẫn không ngừng tuyên thuyết Chánh pháp.

.

 

Như nắng tà huy

 

Đêm qua nghe pháp trên đồi

hôm nay xuống núi tụng lời kinh xưa

ai hỏi thì nói rằng thưa

học xong quên bẵng như chưa i tờ

 

may còn vài chữ trong thơ

phả hương theo mực loang bờ tử sinh

nói cười đi đứng như kinh

ta người chỉ thấy như hình trong gương

 

Đêm qua ngồi giữa pháp đường

nghe trời mưa bão bên sông dặm trường

ai hỏi thì chỉ khói sương

luận thư kinh sách chẳng vương vấn gì

 

thấy tâm không đến, không đi

hai bờ tan biến, viễn ly khổ sầu

trâu bùn vượt sóng về đâu

không lưu dấu tích, chân cầu cũng trôi.

 

Đêm qua trăng mọc trên đồi

thấy tâm tịch lặng không người, không ta

ai hỏi thì nhấc cành hoa

thấy gì, được thấy, đều xa muôn trùng

 

niềm vui ngồi chép vô thường

quyện dòng pháp ngữ giữa dòng thơ đêm

chữ rơi mất hết ngoài hiên

còn kinh vô tự dạy thiền cho ai.

 

Đêm qua sương ướt bờ vai

ngồi buông quá hiện vị lai muôn trùng

ai hỏi thì chỉ tiếng chuông

hỏi ai nắm giữ, như tuồng huyễn mơ

 

rồi mai hoằng pháp qua bờ

truyền tâm trăng sáng ai chờ ai đi

rỗng rang như nắng tà huy

không gì để giữ, không gì để buông.

 

---- Kính tặng quý tôn túc Đỗ Hồng Ngọc, Trần Tuấn Mẫn, Nguyên Cẩn,

và pháp huynh Hòa Thượng Minh Diệu Nguyễn Thế Đăng

 

Nguyên Giác, 10/2022.   

 

GHI CHÚ:

(1) Kinh DN 16: https://suttacentral.net/dn16/vi/minh_chau

(2) Kinh DN 24: https://suttacentral.net/dn24/vi/minh_chau

(3) Đỗ Hồng Ngọc – Buông: https://thuvienhoasen.org/a38075/buong

 

 

blank Gặp nhau, bàn chuyện pháp.

 

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Tòa Tối Cao Hoa Kỳ vừa ra phán quyết về số lượng người dự thánh lễ trong nhà thờ không nhất thiết phải tôn trọng lệnh hạn chế người của các Thống Đốc. Nhưng, tiếng nói thầm quyền nhất của Vatican đã lên tiếng để ngầm hiểu là nhiều khi nên tuân lệnh chính quyền vì hạnh phúc và an toàn chung của xã hội. Kỹ sư Long Phạm, chuyên ngành kiểm soát các vật liệu nguy hại và xả thải chất thải độc tại các cơ sở công nghiệp, đã đệ trình thư lên Đức Giáo Hoàng...
Tổng số người thiệt mạng kể từ đầu đại dịch đến nay là hơn 264,000 người. Và gần 60,000 người khác có thể mất mạng trong 3 tuần sắp tới, theo tiên đoán được công bố bởi Cơ Quan CDC trong tuần này.
Khoa học gia hàng đầu Iran được tin là chịu trách nhiệm đối với việc phát triển chương trình nguyên tử quân sự của Iran đã bị giết chết hôm Thứ Sáu, tạo ra sự phẫn nỗ tại Iran và làm tăng mối quan tâm của Hoa Kỳ về khả năng trả đũa, theo bản tin của NPR cho biết hôm Thứ Sáu, 27 tháng 11 năm 2020.
Tổng Thống ‘Con vịt què’ Donald Trump hôm Thứ Sáu, 27 tháng 11 năm 2020 đã thua thêm một vụ kiện mới nhất để gỡ lại sự thua phiếu sít sao đối với Joe Biden tại Pennsylvania, theo bản tin của báo USA Today cho biết hôm Thứ Sáu.
Tổng Thống Donald Trump nói rằng ông sẽ rời Bạch Ốc vào tháng 1 nếu cử tri đoàn bỏ phiếu cho Tổng Thống Dân Chủ đắc cử Joe Biden, trong tuyên bố gần nhất mà tổng thống sắp mãn nhiệm phải nhận thất bại, theo bản tin của The Guardian cho biết hôm Thứ Sáu, 27 tháng 11 năm 2020.
Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã chấp thuận việc bán các hệ thống vũ khí tiên tiến cho Đài Loan, trong thương lượng trị giả khỏang 1.8 tỉ đô la gồm các bộ phận cảm biến, các phi đạn và pháo, theo Ngũ Giác Đài cho biết qua bản tin của Yahoo News hôm Thứ Sáu, 27 tháng 11 năm 2020.
Ngày 26/11/2020, ông Martin Patzelt, dân biểu Quốc hội Liên Bang Đức, đã chính thức loan báo việc nhận bảo trợ cho ông Bùi văn Thâm, tín đồ Phật giáo Hoà Hảo, trong chương trình "Dân biểu bảo vệ Dân biểu" của Quốc hội Liên Bang Đức.
Lòng nhân từ và tình yêu thương thực sự không có biên giới - chúng được trao và nhận một cách tự do. / True compassion and love have no territorial bounds. They are both freely offered.
WASHINGTON (VB - 27/11/2020) -- Hôm nay, Thứ Sáu 27/11/2020 là Thứ Sáu Đen (Black Friday), ngày truyền thống mở đầu mùa mua sắm cho dịp Lễ Giáng Sinh và Năm Mới: trong quá khứ, khắp đường phố và thương xá rất là tưng bừng, nhộn nhịp, nhưng năm nay sẽ vắng hơn vì đại dịch, và mua sắm qua mạng sẽ tăng vọt hơn mọi năm.
Với con số một triệu ca nhiễm COVID-19 tính đến ngày hôm nay đã được xác định tại California, chính quyền vừa ban hành một bản cảnh báo mới về du lịch và đi lại, trong lúc các viên chức y tế đang lo ngại về tình trạng gia tăng số ca nhiễm hiện nay. Nhu cầu cấp bách của tiểu bang là phổ biến thông tin để giúp cho công chúng và người dân hiểu những gì họ CÓ THỂ VÀ NÊN LÀM để bảo vệ gia đình và cộng đồng. BÂY GIỜ LÀ LÚC chúng ta cần giúp mọi người dân California hiểu và biết những cách cụ thể mà họ có thể chung tay góp sức để giảm thiểu nguy cơ lây lan của dịch bệnh, bắt đầu từ cộng đồng của chúng ta.
Trong đời sống hằng ngày, cho để nhận là một chuyện rất bình thường trong mọi sự trao đổi lẫn nhau. Tôi trả tiền, tôi nhận món hàng. Vậy, cho để nhận là một quy luật tự nhiên hay còn là một nguyên tắc đạo đức? Đó là một hành động tự nguyện, bất vụ lợi, xuất phát từ lòng thương người?
Chiếu khán H-1B cho phép các công nhân có năng khiếu được tuyển dụng tạm thời làm việc tại Hoa Kỳ và cuối cùng có thể xin quy chế thường trú nhân. Chiếu khán H-1B cũng cho phép sinh viên quốc tế bảo đảm việc làm trong khi hoặc sau khi hoàn thành chương trình giáo dục và cuối cùng trở thành công dân Hoa Kỳ. Ông Biden muốn xóa bỏ giới hạn theo quốc gia đối với những chiếu khán dựa trên việc làm. Ngoài ra, sinh viên nước ngoài tốt nghiệp từ các trường đại học Hoa Kỳ với bằng tiến sĩ trong các lĩnh vực STEM sẽ được miễn giới hạn chiếu khán H1-B hàng năm.
Trong đường hầm đen tối dài của năm 2020, tháng 11 nổi bật là tháng ánh sáng ló dạng. Một số người có thể thấy nó như là ánh sáng rực rỡ, những người khác thì thấy là ánh sáng lờ mờ -- nhưng đó rõ ràng không sai lầm là ánh sáng.Vào ngày 9 tháng 11, công ty dược phẩm Pfizer tuyên bố các kết quả tạm thời của thuốc chích ngừa ứng cử của họ, cho thấy nó “hiệu quả hơn 90%” trong việc ngăn chận triệu chứng Covid-19 trong các thử nghiệm lên con người ở giai đoạn cuối. Tin này được chào đón với sự hoan hỷ.Vài ngày sau, Tổ Chức Russian Direct Investment Fund tuyên bố rằng thuốc chích ngừa ứng cử mà họ tài trợ -- gọi là Sputnik V – cho thấy hiệu quả 92% trong các thử nghiệm giai đoạn sau. Không chịu thua, Hãng Moderna sau đó tuyên bố rằng thuốc chích ngừa ứng cử của họ cho thấy hiệu quả 94.5%.Tuyên bố thuốc chích ngừa Covid-19 mới nhất đến từ Đại Học Oxford. Và, giống như tất cả các tuyên bố trên, nó đến qua thông cáo báo chí. Ứng viên thuốc chích ngừa của họ, được phát triển trong sự hợp tác
Một dấu hiệu sáng sủa hơn cho cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 2020 khi chính phủ Trump lần đầu tiên sau hơn 3 tuần lễ kể từ ngày bầu cử đã chấp thuận cho tiến trình chuyển quyền cho chính phủ của Tổng Thống đắc cử Joe Biden hôm 23 tháng 11 năm 2020. Trong khi đó, tình hình đại dịch vẫn chưa có gì khả quan khi chưa có thuốc chích ngừa và sự lây lan tăng mạnh trong mùa lạnh, khiến cho nhiều nơi phải tái phong tỏa.
Tổng Thống Donald Trump đã viết lại tweet cho một đồng minh Cộng Hòa kêu gọi ông tự ân xá và có thể có nhiều thành viên của chính phủ của ông trước khi rời nhiệm sở, theo bản tin của Business Insider cho biết hôm Thứ Năm, 26 tháng 11 năm 2020.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.