B À I C H Ư A T H U Ộ C

5/23/202315:02:00(View: 2240)
eric chelsea
Tranh minh họa: Ann Phong


(-) (-) (-)


Nằm nghe thân thế bần hàn
nghe trời trút xuống dây thang của người
đấy rồi. cung bậc rong chơi
cùng vô lượng kiếp khóc cười như nhiên
nằm nghe thân xác triền miên
những giấc ngủ đỗ những miền dung cư
chuyến đi phương biệt tâm từ
rồi xanh tim mạch hiến dư cùng đời
ở rất lâu phía rực ngời *
vẫn nghe đồng vọng tiếng cười xa xăm

,

Vẫn là thực thể mù tăm
giọng chim hát sớm vàng âm nốt chiều
bước vào khuyên nhạc liêu xiêu
có khi níu lấy một tiều tụy xin
hát khuya như thể van tình
mềm hương dịu ngọt màu linh thứu còn
thơ là cánh áo rất non
mà sao dương bản đã ròn cung pha
một chữ gần lâm luỵ. xa
quyển sông núi lạnh qua phà hiển vinh

,

Vốn liếng dài hương bạch đinh
ở không là trọn với hình vô căn
mấy ai vạch thấu một lằn
từ tinh tươm sáng về lăn lóc chiều
một ngày vạn ngày. lửa. thiêu
bình nguyên hoa mộng ấm liều tro than
xứ thăng trầm của lê an
còn nghe tao ngộ mấy hàng tri âm
mai này đảo nghịch phù vân
dưới chân cột lữ muôn phần vị lai

,

Một ngày dìu đến xương vai
biển đâu gánh chịu bi hài nếp nhăn
trai tráng xuân đã dự phần
cây nêu ngày cũ hồng ân cuộc mời
đường dài ta như tóc lơi
nghe nhau sợi bạc cũng dời hương hoa
còn xung động với tam tòa
dù trong ngấn thủy đã nhòa thu lương
một thuyền quyên một má hường
còn yêu với cả từ chương muộn màng

)(
h o à n g x u â n s ơ n
3:38 AM
22. Mai 2020
*Ý, Bùi Giáng

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Một mình ngồi với một mình | Một mình ngồi với một mình thành hai | Hai mình ngồi với một mình | Thành ba thành bốn thình lình thành trăm
Hai bài thơ của Trần Hạ Vi...
Tháng 7. Mùa hè đang gửi đến đây một sứ giả vô cùng dễ thương. Phượng tím. Đi đâu chợt cũng bị màu tím thơ mộng ấy níu mắt nhìn, làm dịu đi cái nóng chói chan. Bạn đang ở đâu, buổi sáng rực nắng đi chơi hay chiều mệt nhoài sau giờ làm việc, hay tối, hay khuya, hàn huyên bạn thiết, hoặc giả nói chuyện một mình, tất cả những tâm trạng thời gian đó, bạn sẽ tìm thấy được trong Căn phòng chứa đựng mọi khoảnh khắc, nơi các nhà thơ Hoàng Trúc Ly, Duy Thanh, Nguyễn Thùy Song Thanh, Tomas Transtromer, Âu Thị Phục An, Chiêu Anh Nguyễn, Nguyễn thị Khánh Minh, Trương Đình Phượng, Inrasara, Phạm Thiên Thư, Nguyễn Xuân Thiệp, đọc cho bạn nghe những vần thơ mang âm hưởng chói chan của mặt trời mùa hạ, hoang mạc gai xương rồng, mật ngọt của thiên nhiên…
Nhớ khi cởi ướt lau mình | đừng phơi đừng giặt cho tình thêm thương. | Mặc quần ướt lạnh vấn vương | mặc áo ướt để lên giường đắp chăn.
Thơ của hai thi sĩ Huỳnh Liễu Ngạn & Thy An...
Ngày buồn: Đ P Q 1 | GS Triết Đặng Phùng Quân (ĐPQ) | vừa mới từ trần (1942 - 15.7.2023). Năm tôi xong học trình cử nhân Văn Khoa SG ban triết (1969) thì anh ĐPQ đã bảo vệ thành công xuất sắc luận án Cao học Triết, được mời làm giáo sư thỉnh giảng môn Triết học tại Đại học Văn khoa Sài Gòn. Nghe tiếng anh nhiều nhưng tôi chỉ gặp anh lần đầu trong cuộc triển lãm nêu trên: Một lần trong một bữa ăn văn nghệ nói chung do anh chị Trương Đình Luận khoản đãi. Và lần thứ nhì tại tư gia nữ sĩ Hàn Song Tường, một tri kỷ, người đã viết chung với ĐPQ tuyển tập Một Dặm Tương Thân. Anh Quân người điềm đạm, nhiều phong cách mô phạm nhưng rất nhiệt tình trong giao tiếp. Tôi chỉ mới đọc anh sau này, phần nhiều trên trang mạng Gió-O của chị Lê Thị Huệ.
Khi không dám nhìn dung nhan | Tôi nhìn đắm đuối đôi bàn chân thương | cong cong yểu điệu xương xương | Đôi chân nho nhỏ dặm trường khổ qua
bao giờ tượng tạc như in | thì xin chất ngọc | nhắn tin về đời | một lần | [có] | một lần thôi | ngoại vi men dã chấm cười tinh khôi
Victoria Amelina là một nhà thơ, tiểu thuyết gia người Ukraine. Khi Nga tiến hành cuộc xâm lược toàn diện vào đất nước của cô vào năm 2022, cô đã dành phần lớn thời gian viết lách để ghi chép và nghiên cứu về các tội ác chiến tranh. Amelina hiểu rõ những rủi ro, nguy hiểm mình sẽ gặp phải với công việc này, với tư cách là một công dân chọn ở lại đất nước của mình trong chiến tranh, và với tư cách là một nhà văn phải đối mặt với một đội quân xâm lược đang muốn tiêu diệt bản sắc dân tộc mình. Cô đưa con trai đến nơi an toàn ở Ba Lan, nhưng bản thân trở về tiếp tục sống và làm việc tại quê hương. Khi Kyiv bị ném bom vào đầu mùa hè, cô đã quan sát các vụ nổ từ căn hộ của mình và viết: “Chiến tranh là khi bạn không còn có thể theo dõi nỗi mọi tin tức và khóc về những người hàng xóm đã chết thay cho bạn cách bạn vài dặm. Tuy nhiên, tôi muốn chúng ta sẽ bằng mọi cách không quên tên của họ.”
Thơ của hai thi sĩ Quảng Tánh Trần Cầm & Nguyễn Hàn Chung...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.