Hôm nay,  

Cứu Quê Tôi Thoát Gông Xiềng Chủ Nghĩa Phi Nhân

1/13/202116:13:00(View: 2850)
tcp
Nhạc Sĩ Trần Chí Phúc

                                                                               

Tháng 10 năm 2020, nhà báo Phạm Đoan Trang trước khi bị bắt đã viết bức thư trong đó có câu “ Xin đừng cứu tôi mà hãy cứu quê hương tôi”, tờ báo Washington Post có đăng trong bài xã luận “ Don’t Free Me- Free My Country”.
Cảm hứng từ câu nói đó, Trần Chí Phúc sáng tác ca khúc Cứu Quê Tôi Thoát Gông Xiềng Chủ Nghĩa và đàn hát để tặng cho các nhà đấu tranh tự do nhân quyền đang bị cầm tù tại quê nhà.

Suy gẫm cho cùng thì chính chủ nghĩa Cộng sản đang tròng lên cổ đồng bào là thủ phạm chính, là nguyên nhân gây nên bao đau khổ cho dân tộc Việt Nam. Chủ nghĩa Cộng sản là chủ nghĩa lai căng, chủ nghĩa ngoại lai du nhập từ nước Nga Cộng, từ nước Tàu Cộng không thích hợp với văn hóa và tâm tình của người dân Việt Nam suốt mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước. Từ chủ nghĩa phi nhân này đã hình thành một nhà nước độc tài tham nhũng ghê gớm và lớp đảng viên cán bộ Cộng sản đặc quyền, đưa đất nước và xã hội suy thoái mọi mặt. 
Bọn cầm quyền Việt Cộng đã lợi dụng cái gọi là sở hữu đất đai toàn dân để tịch thu nhà đất đồng bào, dùng tài nguyên quốc gia mà bán cho bọn tư bản và các thế lực ngoại bang để làm giàu cho bản thân chúng. 
Bọn Việt Cộng đã đặt ra điều khoản rằng Đảng Cộng Sản lãnh đạo đất nước, đứng lên trên mọi luật lệ căn bản để từ đó tạo nên một nhà nước độc tài nhất trong lịch sử dân tộc.

Cho nên phải phá gỡ cái gông xiềng chủ nghĩa cộng sản đang tròng lên cổ dân tộc thì quê hương Việt Nam mới mong có ngày thanh bình no ấm.

Lời ca:

CỨU QUÊ TÔI THOÁT GÔNG XIỀNG CHỦ NGHĨA PHI NHÂN

Xin đừng giúp tôi, xin đừng cứu tôi, mà hãy cứu quê hương tôi, thoát gông xiềng chủ nghĩa phi nhân.

Chúng sẽ bắt tôi , chúng sẽ bắt tôi, rồi kết án đưa vào tù giam, chỉ vì một tội, tôi yêu quê hương, tranh đấu cho tự do.

Chúng đã bắt tôi, chúng đã bắt tôi, vào đêm tối đưa về một nơi, dù ngày mai tôi không còn sức, mong sao anh em lửa đấu tranh vẫn hồng.

Xin đừng lo lắng cho tôi, xin đừng tìm cách cứu tôi, xin hãy chung tay, cứu giúp quê hương, thoát ra gông xiềng.

Quê hương mình chịu nhiều đau đớn, đồng bào mình chịu nhiều áp bức, vì chủ nghĩa lai căng, vì chủ nghĩa phi nhân, tròng lên cổ dân ta.

Đấu tranh này đường dài gian khó. Đấu tranh này mọi người góp sức, để thấy quê hương an vui, ngày đó đồng bào đứng lên, phá gông xiềng chủ nghĩa phi nhân.

Để nghe ca khúc Cứu Quê Tôi Thoát Gông Xiềng Chủ Nghĩa xin vào :

https://www.youtube.com/watch?v=qIhBMIS3Ei0

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Người ta thường gói ghém một cuộc đời trong dăm ba trang giấy để gọi là hồi ký. Người ta cũng thường dùng thước đo của 10 năm, 20 năm, 30 năm… để hoài niệm một điều gì đó, cho dù là hạnh phúc hay mất mát. Nhưng không dễ gì để tái hiện cả một cuộc đời dài 80 năm, trong đó có lịch sử, có tình yêu, có nhân quả, có triết lý sống, có ân tình, có nghệ thuật, có tài năng… chỉ trong một đêm. Vậy mà, Đêm-Khánh-Ly-80-Tuổi, đã làm được điều đó.
Không hiểu sao, khi những giòng nhạc trong bài Tuổi Đá Buồn của TCS qua tiếng hát của ca sĩ Khánh Ly vang lên từ máy phát thanh ở rạp hát của Bowers Museum, lòng tôi bỗng nhiên rưng rưng. Cho dù lúc ấy, nhân vật chính là nữ ca sĩ Khánh Ly chưa xuất hiện trên sân khấu trong buổi tối kỷ niệm Sinh Nhật 80 tuổi của bà hôm thứ sáu tuần trước. Cho dù tôi đã nghe rất nhiều lần tiếng hát Khánh Ly từ lúc rất trẻ khi còn ở trong nước, hay những năm sau này ở Mỹ khi về già. Có lẽ tôi xúc động vì ý nghĩa của buổi tối kỷ niệm ngày sinh nhât của môt người nghệ sĩ đã hơn 60 năm ca hát cho đời và tạo cho mình môt chỗ đứng riêng với giọng hát đặc biệt của mình.
Nhìn lui lại kỷ niệm. Khánh Ly với nụ cười đồng cảm những lời văn vẻ tôi đang chia sẻ với 800 khán giả những tâm sự của Trịnh Công Sơn qua những ca từ mà Khánh Ly đã chọn để gửi đến người nghe trong chương trình nhạc “Khánh Ly và Từ Công Phụng” do Việt Art Production tổ chức ngày 6 tháng 3 năm 2011. Phần một, Khánh Ly hát nhạc Trịnh Công Sơn và Phần hai, Từ Công Phụng hát nhạc của ông. Hai nhạc sĩ cùng với Vũ Thành An, Lê Uyên Phương và Ngô Thụy Miên tạo ra một chân trời âm nhạc mới cho những thế hệ trẻ trong thập niên 1960-1975 và kéo dài sang hải ngoại.
Năm 2016, một vụ án xảy ra ở Little Saigon, California, gây chấn động cộng đồng hải ngoại, các hãng thông tấn cũng như báo chí truyền thông địa phương. Bảy năm sau, tình tiết và những nhân vật trong câu chuyện ly kỳ về ông Mã Long, tài xết taxi, bị ba tù vượt ngục bắt cóc, bước lên bục vinh quang ở Sudance Film Festival, dành hạng mục đạo diễn xuất sắc nhất của phim The Accidental Getaway Driver – Tài Xế Đêm. Hai năm sau nữa, vào ngày 27/2/2025, cuốn phim sẽ chính thức được trình chiếu trên màn ảnh rộng.
Cuối tuần qua, ở nhà hát Majestic, New York tràn ngập tiếng vỗ tay khi cựu Phó Tổng Thống Kamala Harris và phu quân Doug Emhoff bước vào. Đoạn video đăng trên broadwayworld và danh khoản Twitter Latina for Kamala cho thấy, vợ chồng cựu phó tổng thống đến thưởng lãm buổi nhạc kịch GYPSY của đạo diễn sáu lần đoạt giải Tony George C. Wolfe. Khi cả hai bước vào, khán giả đồng loạt đứng dậy vỗ tay và hô vang “Kamala” cho đến khi dàn nhạc bắt đầu chơi bản nhạc mở đầu của GYPSY. Cuối buổi biểu diễn, Harris và Emhoff đứng lên, gửi tràng pháo tay dài cho nghệ sĩ Audra McDonald và các bạn diễn. Chỉ vài ngày trước đó, bà Deborah Rutter, giám đốc của Trung Tâm Nghệ Thuật Biểu Diễn John F Kennedy – John F. Kennedy Center for the Performing Arts, thường được gọi là Kennedy Center, bị sa thải. Thay thế bà, không ai khác hơn chính là tổng thống thứ 47 của Hoa Kỳ, Donald Trump.
Khánh Ly khóc.Tôi bất ngờ. Mọi người chưa nghĩ ra. 300 cái đầu, 600 trăm con mắt, 600 trăm lỗ tai, 300 hơi thở đều im lặng. Một cảnh tượng hoàn toàn đồng cảm. Tâm trạng nặng nề trong bóng tối tràn ngập cả thính đường. Lúc đó, sân khấu kéo màn. Hậu cảnh sáng dần lên, thấy tấm hình lớn, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đang cầm cây đàn thùng, tay kia quàng qua mái tóc Khánh Ly. Nét mặt ông chìm đắm vào địa đàng âm nhạc và Khánh Ly trẻ như thời còn chân đất ở quán Tre.
Ngày 12 tháng 2 năm 2025, Tổng thống Donald Trump đã sa thải một nửa số thành viên được bổ nhiệm vào hội đồng quản trị của Trung Tâm về Nghệ Thuật Biểu Diễn John F. Kennedy (Kennedy Center for the Performing Arts, gọi tắt là Kennedy Center). Ngay sau đó, các thành viên còn lại, phần lớn là những người mà Trump vừa bổ nhiệm, đã bỏ phiếu để đưa ông lên làm chủ tịch của Kennedy Center. Hội đồng cũng đã bãi nhiệm Deborah Rutter, người từng giữ chức chủ tịch trung tâm từ năm 2014. Mặc dù Rutter vốn dĩ đã có kế hoạch rời đi sau bảy tháng nữa, nhưng hội đồng vẫn quyết định thay thế bà ngay lập tức bằng Richard Grenell, một cựu viên chức trong chính quyền Trump hồi nhiệm kỳ đầu.
Bùi Giáng sinh năm 1926 tại Quảng Nam, mất ngày 7/10/ 1998 tại bệnh viện Chợ Rẫy, Sài Gòn. Bùi Giáng là nhà nghiên cứu, khảo luận, dịch thuật và làm thơ. Ông thông thạo nhiều ngoại ngữ Anh, Pháp, Đức…, nghiên cứu những tư tưởng triết học của Jean Paul Sartre, Heidegger, Nietche, Albert Camus…, dịch nhiều tác phẩm nổi tiếng của các nhà văn trên thế giới Henry Miller, Simone de Beauvoire, St Exupéry, Sagan, khảo luận những tư tưởng triết học Đông Tây Kim Cổ… Ông xuất bản nhiều tác phẩm dịch thuật, nghiên cứu, phê bình, nổi tiếng các tập thơ Mưa Nguồn, Lá Hoa Cồn, Ngàn Thu Rớt Hột…
Lũ con cháu chúng tôi sang thăm cô Nhã chú Từ ở thành phố Malmo, miền Nam Thụy Điển, vào khoảng giữa tháng 10 2024. Có chúng tôi về, cô chú vui lắm và thường cùng chúng tôi ra ngoài dạo phố, ngắm cảnh, ăn uống. Trong một buổi chiều đi uống cà phê, chúng tôi chụp được tấm hình cô chú nắm tay nhau đi dạo trong một công viên thanh bình, khi trời đất vào thu, dưới ánh nắng nghiêng nghiêng của buổi hoàng hôn cuối ngày. Chúng tôi đặt tên tấm hình đó là “Vẫn nắng vàng dù buổi chiều của đời”, là câu đầu tiên trong bài hát Vầng Trăng Xưa, chú Từ sáng tác trong trại giam Hàm Tân vào năm 1985.
Bước vào phòng triển lãm, ba bức tranh đầu tiên bên tay phải đập vào mắt người thưởng ngoạn là ba tác phẩm của họa sĩ Ann Phong: “I Told You, The Earth Is Warming Up”; “Looking Back, Looking Forward”; “If We Don’t Care For Nature, It Will Disappear.” Chọn ba tác phẩm này cho cuộc triển lãm, họa sĩ giải thích: “Các tác phẩm nghệ thuật của tôi phản ánh mối quan hệ giữa người với người; trách nhiệm mà chúng ta phải có đối với trái đất nơi chúng ta đang sống. Thật đau lòng khi chứng kiến ​​thiên nhiên bị tàn phá bởi lòng tham và sự thiếu hiểu biết của con người. Có vẻ như khi chúng ta càng làm cho cuộc sống của mình trở nên tiện nghi, thì chúng ta càng tạo ra nhiều ô nhiễm hơn; càng làm cạn kiệt tài nguyên của trái đất một cách bất cẩn hơn…”
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.