Hôm nay,  

Nhu Cầu Quan Trọng Là Dạy Mình

25/08/200700:00:00(Xem: 41697)

Mỗi khi ta nghĩ sai, ta sẽ nói sai và làm sai. Cái sai đây không phải là phải quấy theo lý lẽ, mà cái sai đây là sai người, sai chỗ, sai thời gian và không gian.

Đó là vì ta chưa quán triệt được ta, và dĩ nhiên là chưa hiểu người. Nếu ta quán triệt được tâm thân ý của mình thì chiếc màn hay tấm chắn giữa ta và người sẽ rớt xuống và ta cùng người hợp nhất.

Hợp nhất ở đây không phải là ta giống người, mà người như thế nào thì trạng thái ta lúc bấy giờ như thế đó. Đó mới thật sự là hiểu người hoàn toàn.

Cái Biết tiến tới hay thụt lùi theo nhiều giai đoạn, nhiều giai tầng, và nhiều đoạn sâu.

Muốn tiến đến lục thông ta phải quán triệt những gì nhỏ nhất, như những hạt vi trần trước khi nó xuất hiện. Những gì nhỏ nhất, dòng điện ta đã bắt được trước khi nó xuất hiện, thì há gì ý tưởng, sự suy nghĩ, hay tư tưởng con người.

Cái Biết phải đến tức khắc trước khi việc xảy ra được người đời gọi là tiên tri.

Tiên tri không phải do phỏng đoán, vì phỏng đoán là dựa vào tất cả mọi sự việc đã xảy ra, mà việc đã xảy ra không thể giống việc chưa xảy ra, vì bị thay đổi, bởi sự tiến hóa của muôn loài vạn vật, trong đó có con người bao gồm kỹ thuật và kinh nghiệm học hỏi.

Cái biết tức khắc (priori knowledge) không dựa vào kinh nghiệm (empirical knowledge) mà dựa vào sự trống không của sự sáng tạo không có khởi nguồn.

Chỉ có sự trống không, sự trong sạch của con người mới vượt được định luật, kinh nghiệm của con người thu lượm từ tiền sử.

Nếu kinh nghiệm đúng, khoa học kỹ thuật đúng, triết lý đúng, tôn giáo đúng, thì tại sao ngày hôm nay con người còn mãi ngụp lặn trong sự tranh chấp từ tôn giáo đến chánh trị lẫn kinh tế.

Ta còn dựa vào kinh nghiệm, ta còn sai lầm. Phải chấm dứt biến mình thành con vẹt biết nói, cái máy do con người nhào nặn thêm bớt, để trở về với con người thật sự.

Ngày nào mà thành kiến chủ quan còn đè nặng đầu óc, thân tâm trí, thì ngày ấy ta vẫn còn là một kẻ mang tâm bệnh chỉ biết dạy đời mà quên nhu cầu quan trọng là dạy mình.

11-8-2006

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Với bản lĩnh giáo điều, bảo thủ và cực đoan ngoại hạng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Cộng sản Nguyễn Phú Trọng là lãnh đạo đầu tiên công khai chính trị hóa giáo dục để “nhuộm đỏ” thầy cô, học sinh và sinh viên.
Mới hôm qua khí trời còn lành lạnh, hoa cỏ mùa xuân còn biếc lắm. Ấy vậy mà hôm nay đã nóng lên rồi, ngoài vườn, ven đường, thảo nguyên…
Sáng nay thứ Hai, thức dậy trễ như ngày cuối tuần vì được nghỉ Lễ Lao Động ở Hoa Kỳ.
với từng tác phẩm, dù là thơ, tùy bút, truyện hay dịch, Trịnh Y Thư đầy tinh tế và ẩn mật, với những hình ảnh và âm vang rất lạ, luôn luôn mới, luôn luôn làm chúng ta kinh ngạc.
Một người bạn thân báo tin ông đã mua vé đi Seattle thăm thầy Lê Văn Đặng cũng là dịp họp mặt với đại gia đình của một bạn học quen nhau từ bảy mươi năm trước. Tôi nảy ý tháp tùng để thăm người đồng nghiệp có thời cùng dạy chung ở trường Nguyễn Đình Chiểu, Mỹ Tho rồi Petrus Ký, Sàigòn của thời xa xưa, thập niên sáu mươi, nhân đó cũng là dịp thăm vài ba người viết lách ở đây.
Đúng vậy, Hồng Kông đứng trước một tình thế hoàn toàn mới. Khởi đầu từ trưa hôm qua tại Hồng Kông đã có biến chuyển có thể nói là rất quan trọng cho tiến trình biểu tình phản kháng chống Trung Cộng (đã kéo dài 3 tháng rồi !).
Mỗi ngày hai buổi đi, về sở làm, Quốc phải đi qua ga xe điện-ngầm Montparnasse làm trạm trung chuyển.
Nhưng, nói gì thì nói, tôi với anh Thành Tôn đã kết thân từ hơn hai mươi năm qua, tôi coi Thành Tôn như người anh, vì tôi biết những tính tốt của anh đối với bạn bè.
Bốn giờ sáng trời còn tối đen, ra đề máy xe mà lạnh thấu xương, mặt kiếng đóng một lớp băng mờ, không thấy đường đành chờ mươi phút cho tan vậy.
Mỹ chỉ giúp đỡ khi Việt Nam là đồng minh của Mỹ, trái lại, Mỹ sẽ đứng ngoài xem “hai nước Cộng Sản đã và đang trò hề ở khu vực Biển Đông”. Như thế, liệu Việt Nam có dám làm đồng minh với Hoa Kỳ hay không?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.