Hôm nay,  

Công Chúa Liễu-Hạnh

02/04/201100:00:00(Xem: 12250)
Công Chúa Liễu-Hạnh
cong_chua_lieu_hanh-large-contentLiễu-Hạnh Công-Chúa.
Diamond Bích Ngọc
Từ 1997 đến 2000. Suốt ba năm liền tôi được Trời thương cho có điều-kiện đi về Việt-Nam làm phim tài-liệu. Bước chân tôi đã ghi dấu trên từng phần đất quê-hương, từ mũi Cà-Mau rồi xuyên qua vĩ tuyến 17 (điểm ngăn đôi đất nước ta sau hiệp-định Geneve 20, tháng 7, 1954 bằng giòng sông Bến-Hải; cắt ngang hai tỉnh Quảng-Trị và Quảng-Bình) và tôi cũng đã đi tới Ải-Nam-Quan, miền địa đầu tổ-quốc Việt-Nam.
Trên con đường xuyên Việt; khi về quê Cha đất Tổ, tôi được ghé thăm nhiều Ðền, Ðình, Chùa, Miễu… Tham dự những sinh-hoạt cổ-truyền đầy dân-tộc tính, nói lên tất-cả ý-niệm thiêng-liêng tôn-giáo, nêu cao lòng biết ơn của người dân làng qua các thủ-tục lễ-nghi; nhằm tưởng nhớ những anh-hùng đất nước cũng như đối với các vị Thần linh. Hội-Hè-Ðình-Ðám cũng là dịp để người dân quê quanh năm vất vả với công việc đồng áng, chân lấm tay bùn có dịp nghỉ ngơi, vui chơi, ca hát, ăn uống. Hết lo lắng về đất nẻ ruộng khô, gió lạnh làm mạ lúa héo vàng, được hội-tụ cùng bạn bè thân-thuộc, Làng trên, Xã dưới, trong Thôn, ngoài Tổng.
Một trong những quần-thể kiến-trúc mang đầy tính-chất tín-ngưỡng dân-gian ở miền Bắc Việt-Nam ta, đó là đền Phủ-Giày. Xây tại xã Vân-Cát, huyện Vụ-Bản, tỉnh Nam-Ðịnh, hằng năm nơi đây đều có mở hội từ mùng 1 đến hết ngày 10, tháng 3 (Âm-Lịch). Năm nay, sẽ rơi vào tuần-lễ từ 3 đến 12, tháng 4, 2011 (Dương-Lịch).
Ðền Phủ-Giày để thờ Liễu-Hạnh Công-Chúa. là một trong những vị thần vô cùng quan trọng của tín ngưỡng Việt Nam. Bà còn được gọi bằng các tên: Bà Chúa Liễu, Mẫu Liễu-Hạnh hoặc ở nhiều nơi thuộc vùng Bắc Bộ bà được gọi ngắn gọn là Thánh Mẫu.
Liễu-Hạnh Công-Chúa được thờ ở rất nhiều nơi như phủ Giầy (Nam-Ðịnh), phủ Tây-Hồ và đền Sòng-Sơn-Vọng-Từ (Hà-Nội), đền Dâu-Tam-Ðiệp (Ninh-Bình), đền Sòng và đền Phố Cát (Thanh-Hóa), đền Phủ-Giày (Saigon) ... trong đó, Phủ Giầy ở Vụ-Bản Nam-Ðịnh, Bắc-Việt là nơi quan trọng nhất.
Truyện xưa, tích cũ ghi lại rằng: Nàng tên thật là Giáng-Tiên, ái-nữ của ông Lê-Thái-Công ngụ ở thôn An-Thái, xã Vân-Cát, huyện Vụ-Bản, tỉnh Nam-Ðịnh. Vân-Cát là một làng văn-học, dân cư đông đúc, gần giáp với núi Gôi. Nơi có ga xe lửa trên đường Hà-Nội đi Ninh-Bình.
Vào đời Hậu Lê (1557) có ông Lê-Thái-Công là một người nhân-đức, chuyên làm điều thiện. Phu-nhân của ông mang thai nhưng thai đã quá tháng mà bà vẫn không sinh-hạ được, lại chỉ thích ngửi mùi hương hoa. Một đêm vào tiết Trung-Thu, có một lão ông ăn mặc rách rưới xin vào nhà Lê-Thái-Công để trị bệnh cho phu-nhân. Ðược chấp-thuận, người này rút ra trong tay áo một cây gậy bằng ngọc, ngửa mặt lên Trời lâm-râm tụng- niệm; sau đó lão ông quăng cây gậy vào người Thái-Công làm ông bất-tỉnh. Cùng lúc ấy, trong buồng phu-nhân bỗng có bóng hào-quang sáng rực và có tiếng khóc “Oa! Oa…” của trẻ sơ-sinh. Thì ra, phu-nhân Lê-Thái-Công vừa hạ-sinh được một cô con gái cùng lúc hương thơm tỏa bay ngào-ngạt khắp gian nhà. Lão ông rách rưới bỗng biến mất. Khi Lê-Thái-Công tỉnh dậy, ông kể lại rằng:
Lúc bất-tỉnh, Thái-Công thấy đằng trước ánh-sáng mờ ảo, có người dẫn ông đi qua mấy chặng đường, đến một nơi cửa-ngọc-lầu-vàng. Tại đây có mấy trăm Tiên nữ áo quần tha-thướt, múa hát những khúc nghê-thường. Họ cùng dâng rượu để chúc thọ cho Vương-Mẫu. Giữa lúc đó, có một nàng Tiên áo hồng, nâng chén ngọc lỡ tay đánh rơi vỡ tan- tành chén quý. Vương-Mẫu liền nổi giận sai hai thị-nữ áp-dẫn nàng tiên áo hồng ra lối cửa Nam. Có một Tiên nữ khác cầm chiếc biển vàng đề hai chữ: “Sắc Giáng” (mang ý-nghĩa một nhan-sắc vừa bị giáng xuống trần-gian). Người ở trên cung-đình cho Lê-Thái-Công biết đó chính là Tiên-Chúa Quỳnh-Nương, đã phạm lỗi nên bị giáng xuống trần làm người. Ngay đúng lúc đó Lê-Thái-Công bừng tỉnh và nghe tiếng khóc của bé sơ-sinh, con mình! Vì thế ông đặt tên nàng là Giáng-Tiên.
Khi Giáng-Tiên lớn lên, nhan-sắc đẹp lạ thường, học-hành thông-minh, lại có khiếu âm-nhạc, nhất là tài-năng xử-dụng ống Tiêu. Giáng-Tiên sau đó kết duyên cùng Ðào-Lang, là con trai một vị quan đã về hưu. Về làm dâu nhà họ Ðào, Giáng-Tiên một lòng hiếu-thuận. Họ có được với nhau một người con trai. Rồi ba năm sau, Giáng-Tiên lâm bệnh nặng và từ-giã cõi trần vào ngày mùng 3, tháng 3 (Âm-Lịch), lúc nàng mới 21 tuổi.

Giáng-Tiên mất đi để lại thương-tiếc cho tất-cả mọi người, nhất là phu-quân Ðào-Lang cùng hai đấng phụ-mẫu Lê-Thái-Công. Thấy mọi người trong gia-đình quá sầu thảm, một hôm Giáng-Tiên hiện về cho biết nàng là Ðệ-Nhị-Tiên-Cung bị đầy xuống trần, nay phải về lại cõi Trời. Cha Mẹ và Ðào-Lang chớ nên u-sầu vì họ là những người ăn ở tốt lành, chuyên làm việc thiện nơi trần-gian. Sau này thế nào cũng được hội-ngộ cùng Giáng-Tiên nơi Thiên-Quốc.
Tuy nhiên, Ngọc Hoàng thấy nàng chưa hết hạn đi đày, bắt nàng phải trở xuống thế-gian. Lần này, nàng xuất hiện dưới lốt một vị nữ Thần, đi theo là 2 ngọc nữ Quế-Nương và Thị-Nương. Theo lệnh Thiên-đình, ba vị Tiên nữ đã hiện xuống giữa ban ngày ở vùng Phố-Cát, tỉnh Thanh-Hóa. Ba nàng Tiên đã lập chỗ trú ngụ giữa một nơi phong cảnh kỳ- tú của nước Việt. Chẳng mấy chốc, cả vùng đều biết tiếng vì những phép linh-ứng của các nàng. Họ đã hiện ra là những cô gái nhan sắc, mở quán bán nước bên đuờng. Những người đàn ông, thanh-niên xỗ-sàng, bất kính với các nàng đều bị thiệt-mạng.
Người trong làng biết chuyện, gọi nàng là Tiên-Chúa. Từ đó Tiên-Chúa thường hiện lên ở khắp nơi. Tương-truyền cũng cho rằng có lần nàng hiện ra ở Lạng-Sơn, Tiên-Chúa đã cùng Phùng-Khắc-Khoan đối đáp thơ-văn. Có lần ở Hồ-Tây, Tiên-Chúa đã cùng Phùng-Công làm thơ, xướng-họa-liên-ngâm.
Tin về đến Triều-đình, nhà Vua cho là yêu-quái. Sai phù-thủy cùng binh-lính đến đèo Ngang để diệt-trừ. Nào ngờ phù-thủy cùng toàn-thể quân lính đều bị tiêu-diệt.
Vài tháng sau chứng dịch bệnh phát-sinh tại địa-phương. Tiên-Chúa hiện ra cứu-thoát dân nghèo khỏi bệnh-tật. Dân làng cùng nhau lập Ðàn cúng Tế để tạ-ơn.
Sau đó, Tiên-Chúa được Hoàng-Ðế là Vua Lê-Huyền-Tôn lúc bấy giờ hạ-chiếu cho Công-Bộ về tận nơi dựng ngôi đền thờ trên Phố-Cát và sắc phong nàng là “Mã Vàng Công-Chúa”.
Ðến đời Vua Cảnh-Hưng, khi giặc Mèo nổi loạn. Quận-Công Phan-Văn-Phái khi kéo quân đến đèo Ngang đã vào đền Tiên-Chúa quỳ xuống khẩn-cầu và ngày hôm sau đánh tan được giặc Mèo. Trước công-trạng ấy, triều-đình sắc-phong cho Công-Chúa làm “Chế-Thắng-Bảo-Hòa-Ðiệu-Ðại-Vương”. Ngày nay là đền thờ Công-Chúa Liễu-Hạnh Ngôi đền này nổi tiếng rất linh-thiêng.
Vào cuối đời Lê, có một vị lão quan 80 tuổi, một hôm nằm mộng thấy Công-Chúa Liễu- Hạnh đi giữa 2000 Tiên nữ theo hầu, mang đến cho ông một chiếu sắc của Ngọc-Hoàng. Trong giấc mơ, ông thấy Công-Chúa Liễu-Hạnh lên xe mây, có nhiều cờ-xí lộng-lẫy trùng-điệp dẫn đường, và thấy có vô-số nhạc-công đi theo. Người ta đoán rằng Công-Chúa đã mãn kỳ-hạn ở trần-gian, nay đã trở về Thiên-Quốc.
Sau khi Liễu Hạnh về Trời, hai tiên nữ Quế-Nương và Thị-Nương thường đứng ra làm trung-gian cho dân-chúng cầu xin đến Công-Chúa Liễu-Hạnh. Dân-gian tin-tưởng bà Chúa Liễu, lập đền thờ bà khá trọng-thể ở Phủ-Giầy, Nam-Ðịnh, nơi bà đầu thai. Dân cũng lập đền thờ Bà Chúa Liễu ở Phố-Cát và Ðền Sòng tại Thanh Hóa, nơi bà xuống trần lần thứ hai.
Tại Hà Nội, có Ðền Sùng-Sơn ở đường Hàng Bột, thờ phượng bà Chúa Liễu. Hàng năm, đến ngày húy, người ta tưng-bừng rước Lễ, dân chúng đã đi trảy hội rất đông. Nhất là người dân thuộc các tỉnh Nam-Ðịnh, Ninh-Bình & Thanh-Hóa.
Ðám rước tại hội Phủ-Giày có cuộc kéo chữ bởi mấy ngàn người. Có năm họ kéo mấy chữ như: “Thiên-Hạ-Thái-Bình”, hoặc “Phong-Ðăng-Hòa-Cốc”, “Quốc-Thái-Dân-An” hay “Vũ-Giáng-Dân-Duyệt”. Ý nói lên lòng dân, xin Công-Chúa Liễu-Hạnh dâng lên Ngọc-Hoàng Thượng-Ðế những ước-nguyện được sống trong an-lạc, hòa-bình, cơm no, áo ấm, vượt thoát mọi nghịch cảnh hoặc tai-ương trong cuộc đời.
Một nhạc-sĩ lão-thành trong nền âm-nhạc Việt-Nam đã mượn cung điệu của từng nốt nhạc, lời ca để dệt nên bài hát mang tên “Cành Hoa Trắng”; chính là chuyện kể về “Công Chúa Liễu-Hạnh” là một trong những vị Thần nữ đã được dân-gian Việt-Nam vô cùng sùng bái và tôn thờ:
“Một đàn chim tóc trắng
Bay về qua trần gian
Báo tin rằng : Có Nàng Giáng Hương
Nàng ngồi trên cung vắng
Trong một đêm tàn trăng
Phá then vàng bước vào vườn hoang.
Không gian tràn dâng niềm thương
Rồi tiếng hát sui cuộc tình duyên
Bao nhiêu nàng tiên nỉ non
Làm huyên náo Thiên Ðường lạnh lẽo.
Trời đầy cô tiên nữ
Xuống đầu thai thành hoa
Giữa đêm mờ, hoa nở ngát hương
Người về trong đêm tối
Ôm cành hoa tả tơi
Bóng in dài gác đời lẻ loi.”
Nhân mùa Lễ Hội Phủ-Giầy. Cúi cầu xin Công-Chúa Liễu-Hạnh ban ơn cho người dân lành đất Việt được sống đời cơm no, áo ấm. Hết cảnh đói khổ, bệnh hoạn, lam lũ, lầm than. Người người được thoát cảnh Thiên-Tai, Sóng-Thần, Ðộng-Ðất đang đe dọa khắp nơi nơi trên Thế-Giới. Và nhất là xin ban Phước-Lành đến những ai có tấm lòng Bác-Ái, Thiện-Tâm.
www.diamondbichngoc.com (Tài-Liệu tháng Tư, 2011)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tôi thì trộm nghĩ hơi khác FB Đoan Trang chút xíu: Việt Nam có hàng ngàn Tiên Lãng, Đồng Tâm, Dương Nội. Những thôn ổ này luôn là nơi sản sinh ra những nông dân (“vài ngàn năm đứng trên đất nghèo”) Lê Đình Kình, Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Qúy, Cấn Thị Thêu, Nguyễn Thị Tâm, Nguyễn Thùy Dương, Trịnh Bá Khiêm, Trịnh Bá Phương, Trịnh Bá Tư ... Hàng hàng/lớp lớp, họ sẵn sàng nối tiếp tiền nhân – không bao giờ dứt – để gìn giữ và bảo vệ quê hương. Quyết định đối đầu với sức mạnh của cả một dân tộc là một lỗi lầm chí tử của những kẻ đang nắm giữ quyền bính hiện nay.
Người Pháp gặp nhau, bắt tay, hoặc ôm hun ở má, tay vừa vỗ lưng vài cái nếu thân mật lắm, buông ra, nhìn nhau và hỏi «Mạnh giỏi thế nào?». Người Pháp mang tâm lý sợ sệt, nhứt là sợ chết sau nhiều trận đại dịch, từ dịch Tây-ban-nha giết chết gần phân nửa dân số âu châu. Người Tàu, gặp nhau, chào và hỏi ngay «Ăn cơm chưa?». Ăn cơm rồi là hôm đó sống hạnh phúc vì phần đông người Tàu đói triền miên. Trốn nạn đói, chạy qua Việt nam tỵ nạn, vẫn còn mang nỗi ám ảnh nạn đói. Còn người Việt nam xứ Nam kỳ chào nhau và hỏi thăm «Mần ăn ra sao?». Gốc nghèo khó ở ngoài Bắc, ngoài Trung, đơn thân độc mã, vào Nam sanh sống giữa cảnh trời nước mênh mông, đồng hoang lau sậy, thoát cái nghèo là niềm mong ước từ lúc rời người làng, kẻ nước.
Thiệt đọc mà muốn ứa nước mắt luôn. Sao mà xui xẻo dữ vậy Trời? Tôi sống theo kiểu check by check, có đồng nào xào đồng đó, chưa bao giờ dư ra được một xu. Hai tháng trước, vì (hay nhờ) dịch Vũ Hán, nhà nước Hoa Kỳ thương tình gửi phụ thêm cho 1,200.00 USD. Trộm nghĩ mình cũng đã đến lúc gần đất xa trời rồi nên lật đật bỏ số tiền này vô ngân hàng, dành vào việc hoả táng. Vụ này tui đã dọ giá rồi, tốn đâu cỡ gần ngàn. Vài trăm còn lại để con cháu mua chút đỉnh hương hoa, cho nó giống với người ta, ngó cũng phần nào đỡ tủi.
Có vẻ như con người thời nay càng lúc càng trở nên lười biếng, thụ động; nhất là từ khi nhân loại bước vào kỷ nguyên tin học, truyền thông liên mạng. Tin học đã đem con người khắp hành tinh gần lại với nhau, nhưng chỉ trong khoảng thời gian ngắn, chính nó bị con người lạm dụng để bóp méo, biến dạng sự thực cho những mục tiêu bất chính của cá nhân, bè phái.
Sau 95 năm gào cùng một giọng nền Báo chí gọi là “cách mạng” của đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) vẫn trơn tru uốn lưỡi phóng ra câu giả dối rằng:”Tự do ngôn luận, tự do báo chí là những quyền cơ bản của con người đã được Việt Nam cam kết thực hiện theo những nguyên tắc chung của Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền.” (báo Quân đội Nhân dân (QĐND), ngày 15/6/2020). Điều không thật này đã được Ban Tuyên giáo, tổ chức tuyên truyền và chỉ huy báo chí-truyền thông sử dụng từ lâu, nay được lập lại để kỷ niệm 95 năm ngày gọi là “Báo chí cách mạng Việt Nam” (21/6/1925-21/6/2020).
“Muốn chỉ một cá nhân nào đó, tùy theo giai cấp, tín ngưỡng, tùy theo lúc sống hay chết, tùy theo già hay trẻ, người Việt Nam có rất nhiều tên để gọi. Ngôn ngữ Việt có những từ sau đây chỉ các loại tên: bí danh, bút hiệu, nhũ danh, nghệ danh, pháp danh, pháp tự, pháp hiệu, tên, tên cái, tên đệm, tên họ, tên gọi, tên chữ, tên cúng cơm, tên hèm, tên hiệu, tên húy, tên riêng, tên thánh, tên thụy, tên tục, tên tự, thương hiệu.” (Ngưng trích: Nguyễn Long Thao- DANH XƯNG ĐẶC BIỆT CỦA THƯỜNG DÂN VIỆT NAM)
Các cuộc khủng hoảng lớn lao có các hậu quả trầm trọng, thường không tiên đoán được. Cuộc Đại Khủng hoảng trong thập niên 1930 đã thúc đẩy trào lưu cô lập, tinh thần dân tộc, chủ nghĩa phát xít và Đệ nhị Thế chiến, nhưng cũng dẫn đến biện pháp hồi phục kinh tế New Deal, sự trỗi dậy của Hoa Kỳ như một siêu cường toàn cầu, và cuối cùng là tiến trình xoá bỏ thực dân. Các cuộc tấn công trong ngày 11 tháng 9 đã tạo ra cho Mỹ hai sự can thiệp thất bại, sự trỗi dậy của Iran và các hình thức mới của chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan. Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 đã tạo ra một sự đột biến trong trào lưu dân tuý chống các định chế chính trị lâu đời để thay thế cho các nhà lãnh đạo trên toàn cầu. Các nhà sử học trong tương lai sẽ theo dõi và so sánh những ảnh hưởng lan rộng đến cơn đại dịch virus corona hiện nay; thách thức cho họ là hình dung ra trước được các ảnh hưởng.
Bác sỹ Tom Dooley qua đời năm 1961. Mãi đến vài chục năm sau, tôi mới biết đến tác phẩm đầu tay của ông (Deliver Us from Evil) do Farrar, Straus & Cudahy xuất bản từ 1956. Đây là một tập bút ký, có hình ảnh minh hoạ đính kèm, về cuộc di cư ồ ạt (vào giữa thế kỷ trước) của hằng triệu người dân Việt. Họ ra đi chỉ với hành trang duy nhất là niềm tin vào tình người, và không khí tự do, ở bên kia vỹ tuyến. Rồi họ đã được tiếp đón, hoà nhập và sinh sống ra sao nơi miền đất mới? Câu trả lời có thể tìm được – phần nào – qua một tác phẩm khác (Sài Gòn – Chuyện Đời Của Phố) của Phạm Công Luận, do Hội Nhà Văn xuất bản năm 2013.
Học về Việt Sử trong chương trình của Trung Học Đệ Nhất Cấp, không học sinh nào không biết đến giai thoại Nguyễn Trãi tiễn biệt phụ thân là Nguyễn Phi Khanh tại Ải Nam Quan. Đó là tháng 6, năm Đinh Hợi 1407 Sau khi nhà Minh xua quân sang xâm chiếm nước Nam thì Trương Phụ sai Liễu Thăng lùng bắt thành phần trí thức, để ngăn ngừa sự kêu gọi dân chúng nổi dậy đòi lại quyền tự trị. Trong số những người bị bắt để giải về Tầu, có Nguyễn Phi Khanh.
Trung Tâm quan sát, nghiên cứu Sóng Hấp Lực (gravitational waves) bằng tia Laser “Laser Interferometer Gravitational-Wave Observatory” (viết tắt LIGO) xây dựng cách đây hơn 30 năm, tốn 600 triệu. Hoạt động từ ngày ấy, tốn thêm khoảng năm trăm triệu nữa, không phát giác được cái gì. Nhưng lúc sắp sập tiệm, LIGO thình lình công bố đã bắt được “Sóng Hấp Lực” lan tỏa ra khi hai Hố Đen sát nhập thành một. Chuyện “nhập một” này, cũng theo LIGO, xảy ra cách Trái Đất hơn một tỉ năm ánh sáng. Thế giới khoa học chấn động. LIGO thắng lớn, lãnh nhiều giải cao quý, và cuối cùng đoạt luôn Nobel 2017.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.