Hôm nay,  

Công Chúa Liễu-Hạnh

02/04/201100:00:00(Xem: 12298)
Công Chúa Liễu-Hạnh
cong_chua_lieu_hanh-large-contentLiễu-Hạnh Công-Chúa.
Diamond Bích Ngọc
Từ 1997 đến 2000. Suốt ba năm liền tôi được Trời thương cho có điều-kiện đi về Việt-Nam làm phim tài-liệu. Bước chân tôi đã ghi dấu trên từng phần đất quê-hương, từ mũi Cà-Mau rồi xuyên qua vĩ tuyến 17 (điểm ngăn đôi đất nước ta sau hiệp-định Geneve 20, tháng 7, 1954 bằng giòng sông Bến-Hải; cắt ngang hai tỉnh Quảng-Trị và Quảng-Bình) và tôi cũng đã đi tới Ải-Nam-Quan, miền địa đầu tổ-quốc Việt-Nam.
Trên con đường xuyên Việt; khi về quê Cha đất Tổ, tôi được ghé thăm nhiều Ðền, Ðình, Chùa, Miễu… Tham dự những sinh-hoạt cổ-truyền đầy dân-tộc tính, nói lên tất-cả ý-niệm thiêng-liêng tôn-giáo, nêu cao lòng biết ơn của người dân làng qua các thủ-tục lễ-nghi; nhằm tưởng nhớ những anh-hùng đất nước cũng như đối với các vị Thần linh. Hội-Hè-Ðình-Ðám cũng là dịp để người dân quê quanh năm vất vả với công việc đồng áng, chân lấm tay bùn có dịp nghỉ ngơi, vui chơi, ca hát, ăn uống. Hết lo lắng về đất nẻ ruộng khô, gió lạnh làm mạ lúa héo vàng, được hội-tụ cùng bạn bè thân-thuộc, Làng trên, Xã dưới, trong Thôn, ngoài Tổng.
Một trong những quần-thể kiến-trúc mang đầy tính-chất tín-ngưỡng dân-gian ở miền Bắc Việt-Nam ta, đó là đền Phủ-Giày. Xây tại xã Vân-Cát, huyện Vụ-Bản, tỉnh Nam-Ðịnh, hằng năm nơi đây đều có mở hội từ mùng 1 đến hết ngày 10, tháng 3 (Âm-Lịch). Năm nay, sẽ rơi vào tuần-lễ từ 3 đến 12, tháng 4, 2011 (Dương-Lịch).
Ðền Phủ-Giày để thờ Liễu-Hạnh Công-Chúa. là một trong những vị thần vô cùng quan trọng của tín ngưỡng Việt Nam. Bà còn được gọi bằng các tên: Bà Chúa Liễu, Mẫu Liễu-Hạnh hoặc ở nhiều nơi thuộc vùng Bắc Bộ bà được gọi ngắn gọn là Thánh Mẫu.
Liễu-Hạnh Công-Chúa được thờ ở rất nhiều nơi như phủ Giầy (Nam-Ðịnh), phủ Tây-Hồ và đền Sòng-Sơn-Vọng-Từ (Hà-Nội), đền Dâu-Tam-Ðiệp (Ninh-Bình), đền Sòng và đền Phố Cát (Thanh-Hóa), đền Phủ-Giày (Saigon) ... trong đó, Phủ Giầy ở Vụ-Bản Nam-Ðịnh, Bắc-Việt là nơi quan trọng nhất.
Truyện xưa, tích cũ ghi lại rằng: Nàng tên thật là Giáng-Tiên, ái-nữ của ông Lê-Thái-Công ngụ ở thôn An-Thái, xã Vân-Cát, huyện Vụ-Bản, tỉnh Nam-Ðịnh. Vân-Cát là một làng văn-học, dân cư đông đúc, gần giáp với núi Gôi. Nơi có ga xe lửa trên đường Hà-Nội đi Ninh-Bình.
Vào đời Hậu Lê (1557) có ông Lê-Thái-Công là một người nhân-đức, chuyên làm điều thiện. Phu-nhân của ông mang thai nhưng thai đã quá tháng mà bà vẫn không sinh-hạ được, lại chỉ thích ngửi mùi hương hoa. Một đêm vào tiết Trung-Thu, có một lão ông ăn mặc rách rưới xin vào nhà Lê-Thái-Công để trị bệnh cho phu-nhân. Ðược chấp-thuận, người này rút ra trong tay áo một cây gậy bằng ngọc, ngửa mặt lên Trời lâm-râm tụng- niệm; sau đó lão ông quăng cây gậy vào người Thái-Công làm ông bất-tỉnh. Cùng lúc ấy, trong buồng phu-nhân bỗng có bóng hào-quang sáng rực và có tiếng khóc “Oa! Oa…” của trẻ sơ-sinh. Thì ra, phu-nhân Lê-Thái-Công vừa hạ-sinh được một cô con gái cùng lúc hương thơm tỏa bay ngào-ngạt khắp gian nhà. Lão ông rách rưới bỗng biến mất. Khi Lê-Thái-Công tỉnh dậy, ông kể lại rằng:
Lúc bất-tỉnh, Thái-Công thấy đằng trước ánh-sáng mờ ảo, có người dẫn ông đi qua mấy chặng đường, đến một nơi cửa-ngọc-lầu-vàng. Tại đây có mấy trăm Tiên nữ áo quần tha-thướt, múa hát những khúc nghê-thường. Họ cùng dâng rượu để chúc thọ cho Vương-Mẫu. Giữa lúc đó, có một nàng Tiên áo hồng, nâng chén ngọc lỡ tay đánh rơi vỡ tan- tành chén quý. Vương-Mẫu liền nổi giận sai hai thị-nữ áp-dẫn nàng tiên áo hồng ra lối cửa Nam. Có một Tiên nữ khác cầm chiếc biển vàng đề hai chữ: “Sắc Giáng” (mang ý-nghĩa một nhan-sắc vừa bị giáng xuống trần-gian). Người ở trên cung-đình cho Lê-Thái-Công biết đó chính là Tiên-Chúa Quỳnh-Nương, đã phạm lỗi nên bị giáng xuống trần làm người. Ngay đúng lúc đó Lê-Thái-Công bừng tỉnh và nghe tiếng khóc của bé sơ-sinh, con mình! Vì thế ông đặt tên nàng là Giáng-Tiên.
Khi Giáng-Tiên lớn lên, nhan-sắc đẹp lạ thường, học-hành thông-minh, lại có khiếu âm-nhạc, nhất là tài-năng xử-dụng ống Tiêu. Giáng-Tiên sau đó kết duyên cùng Ðào-Lang, là con trai một vị quan đã về hưu. Về làm dâu nhà họ Ðào, Giáng-Tiên một lòng hiếu-thuận. Họ có được với nhau một người con trai. Rồi ba năm sau, Giáng-Tiên lâm bệnh nặng và từ-giã cõi trần vào ngày mùng 3, tháng 3 (Âm-Lịch), lúc nàng mới 21 tuổi.

Giáng-Tiên mất đi để lại thương-tiếc cho tất-cả mọi người, nhất là phu-quân Ðào-Lang cùng hai đấng phụ-mẫu Lê-Thái-Công. Thấy mọi người trong gia-đình quá sầu thảm, một hôm Giáng-Tiên hiện về cho biết nàng là Ðệ-Nhị-Tiên-Cung bị đầy xuống trần, nay phải về lại cõi Trời. Cha Mẹ và Ðào-Lang chớ nên u-sầu vì họ là những người ăn ở tốt lành, chuyên làm việc thiện nơi trần-gian. Sau này thế nào cũng được hội-ngộ cùng Giáng-Tiên nơi Thiên-Quốc.
Tuy nhiên, Ngọc Hoàng thấy nàng chưa hết hạn đi đày, bắt nàng phải trở xuống thế-gian. Lần này, nàng xuất hiện dưới lốt một vị nữ Thần, đi theo là 2 ngọc nữ Quế-Nương và Thị-Nương. Theo lệnh Thiên-đình, ba vị Tiên nữ đã hiện xuống giữa ban ngày ở vùng Phố-Cát, tỉnh Thanh-Hóa. Ba nàng Tiên đã lập chỗ trú ngụ giữa một nơi phong cảnh kỳ- tú của nước Việt. Chẳng mấy chốc, cả vùng đều biết tiếng vì những phép linh-ứng của các nàng. Họ đã hiện ra là những cô gái nhan sắc, mở quán bán nước bên đuờng. Những người đàn ông, thanh-niên xỗ-sàng, bất kính với các nàng đều bị thiệt-mạng.
Người trong làng biết chuyện, gọi nàng là Tiên-Chúa. Từ đó Tiên-Chúa thường hiện lên ở khắp nơi. Tương-truyền cũng cho rằng có lần nàng hiện ra ở Lạng-Sơn, Tiên-Chúa đã cùng Phùng-Khắc-Khoan đối đáp thơ-văn. Có lần ở Hồ-Tây, Tiên-Chúa đã cùng Phùng-Công làm thơ, xướng-họa-liên-ngâm.
Tin về đến Triều-đình, nhà Vua cho là yêu-quái. Sai phù-thủy cùng binh-lính đến đèo Ngang để diệt-trừ. Nào ngờ phù-thủy cùng toàn-thể quân lính đều bị tiêu-diệt.
Vài tháng sau chứng dịch bệnh phát-sinh tại địa-phương. Tiên-Chúa hiện ra cứu-thoát dân nghèo khỏi bệnh-tật. Dân làng cùng nhau lập Ðàn cúng Tế để tạ-ơn.
Sau đó, Tiên-Chúa được Hoàng-Ðế là Vua Lê-Huyền-Tôn lúc bấy giờ hạ-chiếu cho Công-Bộ về tận nơi dựng ngôi đền thờ trên Phố-Cát và sắc phong nàng là “Mã Vàng Công-Chúa”.
Ðến đời Vua Cảnh-Hưng, khi giặc Mèo nổi loạn. Quận-Công Phan-Văn-Phái khi kéo quân đến đèo Ngang đã vào đền Tiên-Chúa quỳ xuống khẩn-cầu và ngày hôm sau đánh tan được giặc Mèo. Trước công-trạng ấy, triều-đình sắc-phong cho Công-Chúa làm “Chế-Thắng-Bảo-Hòa-Ðiệu-Ðại-Vương”. Ngày nay là đền thờ Công-Chúa Liễu-Hạnh Ngôi đền này nổi tiếng rất linh-thiêng.
Vào cuối đời Lê, có một vị lão quan 80 tuổi, một hôm nằm mộng thấy Công-Chúa Liễu- Hạnh đi giữa 2000 Tiên nữ theo hầu, mang đến cho ông một chiếu sắc của Ngọc-Hoàng. Trong giấc mơ, ông thấy Công-Chúa Liễu-Hạnh lên xe mây, có nhiều cờ-xí lộng-lẫy trùng-điệp dẫn đường, và thấy có vô-số nhạc-công đi theo. Người ta đoán rằng Công-Chúa đã mãn kỳ-hạn ở trần-gian, nay đã trở về Thiên-Quốc.
Sau khi Liễu Hạnh về Trời, hai tiên nữ Quế-Nương và Thị-Nương thường đứng ra làm trung-gian cho dân-chúng cầu xin đến Công-Chúa Liễu-Hạnh. Dân-gian tin-tưởng bà Chúa Liễu, lập đền thờ bà khá trọng-thể ở Phủ-Giầy, Nam-Ðịnh, nơi bà đầu thai. Dân cũng lập đền thờ Bà Chúa Liễu ở Phố-Cát và Ðền Sòng tại Thanh Hóa, nơi bà xuống trần lần thứ hai.
Tại Hà Nội, có Ðền Sùng-Sơn ở đường Hàng Bột, thờ phượng bà Chúa Liễu. Hàng năm, đến ngày húy, người ta tưng-bừng rước Lễ, dân chúng đã đi trảy hội rất đông. Nhất là người dân thuộc các tỉnh Nam-Ðịnh, Ninh-Bình & Thanh-Hóa.
Ðám rước tại hội Phủ-Giày có cuộc kéo chữ bởi mấy ngàn người. Có năm họ kéo mấy chữ như: “Thiên-Hạ-Thái-Bình”, hoặc “Phong-Ðăng-Hòa-Cốc”, “Quốc-Thái-Dân-An” hay “Vũ-Giáng-Dân-Duyệt”. Ý nói lên lòng dân, xin Công-Chúa Liễu-Hạnh dâng lên Ngọc-Hoàng Thượng-Ðế những ước-nguyện được sống trong an-lạc, hòa-bình, cơm no, áo ấm, vượt thoát mọi nghịch cảnh hoặc tai-ương trong cuộc đời.
Một nhạc-sĩ lão-thành trong nền âm-nhạc Việt-Nam đã mượn cung điệu của từng nốt nhạc, lời ca để dệt nên bài hát mang tên “Cành Hoa Trắng”; chính là chuyện kể về “Công Chúa Liễu-Hạnh” là một trong những vị Thần nữ đã được dân-gian Việt-Nam vô cùng sùng bái và tôn thờ:
“Một đàn chim tóc trắng
Bay về qua trần gian
Báo tin rằng : Có Nàng Giáng Hương
Nàng ngồi trên cung vắng
Trong một đêm tàn trăng
Phá then vàng bước vào vườn hoang.
Không gian tràn dâng niềm thương
Rồi tiếng hát sui cuộc tình duyên
Bao nhiêu nàng tiên nỉ non
Làm huyên náo Thiên Ðường lạnh lẽo.
Trời đầy cô tiên nữ
Xuống đầu thai thành hoa
Giữa đêm mờ, hoa nở ngát hương
Người về trong đêm tối
Ôm cành hoa tả tơi
Bóng in dài gác đời lẻ loi.”
Nhân mùa Lễ Hội Phủ-Giầy. Cúi cầu xin Công-Chúa Liễu-Hạnh ban ơn cho người dân lành đất Việt được sống đời cơm no, áo ấm. Hết cảnh đói khổ, bệnh hoạn, lam lũ, lầm than. Người người được thoát cảnh Thiên-Tai, Sóng-Thần, Ðộng-Ðất đang đe dọa khắp nơi nơi trên Thế-Giới. Và nhất là xin ban Phước-Lành đến những ai có tấm lòng Bác-Ái, Thiện-Tâm.
www.diamondbichngoc.com (Tài-Liệu tháng Tư, 2011)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tôi sinh ra trong miền Nam, sau ngày thày u tôi di cư vào Nam năm 1954. Ngày còn bé chưa biết chiến tranh là gì. Đến năm 10 tuổi thấy đám tang ông chú họ với quan tài phủ cờ, nến lung linh, nghe nhiều tiếng khóc lóc thảm thương sao buồn quá. Chú là sĩ quan dù, chết trận ở Đồng Xoài. Thày tôi và bố chú đi nhận xác ở Tổng Y viện Cộng hoà. Nghe thày kể khi đi phải mang theo tỏi để lúc vào nhà xác đưa lên mũi khử mùi hôi. Nhiều xác chết, không biết chú nằm ở đâu, bố chú khấn nguyện “Con ơi! Nếu con chết thiêng thì ra dấu cho bố biết để nhận con”. Một xác người động đậy và đó là chú.
Đó là chỉ dấu nói lên yếu hèn thắp kém về tư tuỏng của TBT-CTN Nguyễn Phú Trọng. Ông không hề ý thức đươc rằng cách đây 35 năm, Mikhail Gorbachew, TBT cuối cùng của nha nước vô sản Liên Xô, từ năm 1985, đã phải từ bỏ xã hôi chủ nghĩa (cộng sản), tái cấu trúc lại xã hội Liên Xô, mở cửa đất nước, theo đuổi chế độ Kinh Tế Thi trường tự do. Năm 1991, Boris Yeltsin, Tổng thống Nga đầu tiên dưới chế độ Liên Xô, đã mạnh dạn gạt bỏ Xã Hội Chủ Nghĩa và đặt Đảng Công Sản Liên Xô ra ngoài vòng pháp luật và cấm đảng này hoạt động trên đất Nga... Từ đó nước Nga mới, mới có cơ hội đứng lên phát triển kinh tế đã trở thành, chẳng những môt cường quóc về nguyên tử và Quân đội mà còn là một cường quốc về Kinh tế cho mãi đến tân hôm nay.
Ôi, tưởng gì chớ cái “tác phong chưng dép” thì bác vẫn “thao tác” đều đều – vô cùng thành thạo – ở khắp cả mọi nơi: Khi Bác tới thăm 1 ngôi đền lớn và cổ kính của Ấn Độ thì có một chuyện lạ xảy ra. Lúc Bác bước vào trong đền, để lại đôi dép bên ngoài thì bất ngờ có hàng trăm phóng viên báo chí, nhiếp ảnh, quay phim ập đến vây kín đôi dép cao su của Bác… (“Trăm phóng viên nước ngoài vây kín đôi dép của Bác” – Tin Ngắn, 19/05/2013). Ngoài đôi dép, đôi môi của Bác cũng được bạn bè thế giới đặc biệt quan tâm và (vô cùng) quan ngại – theo như bản tường thuật của The Straits Times, số ra ngày 8 tháng 3 năm 1959: “Chủ tịch Hồ Chí Minh của Bắc Việt, 68 tuổi, đã bị bảo một cách thẳng thừng rằng phải ngưng việc hôn hít các em gái Indonesia và tôn trọng những điều dạy của Hồi giáo.”
“Cái nền dân trí luôn là mảnh đất cho hận thù, ngờ vực và chia rẽ” nếu chỉ giới hạn trong lãnh thổ VN thì có thể tìm ngay ra thủ phạm: Chủ Nghĩa Toàn Trị và học thuyết Marx – Lenin! Vấn đề là không ít người Việt đang sống ở nước ngoài, chả có liên quan (hay ảnh hưởng chi nhiều) với cái chế độ thổ tả hiện hành mà vẫn sẵn sàng chửi nhau, hủy bạn bè vì những chuyện nhỏ (như con thỏ) như thường. Vì cái nước mình nó thế nên dân mình không thể khác được chăng?
Bến Ninh Kiều, Cần Thơ đã ghi lại trong tôi biết bao là kỷ niệm vui buồn từ khi tôi mới bắt đầu xuống dạy tại Viện Đại Học Cần Thơ năm 1967 … Chính tại nơi đây, năm 1978, cũng vì khát khao hai chữ tự do, nên tôi đã liều mạng lôi cả gia đình xuống “cá nhỏ” để ra “cá lớn” đậu ngoài khơi vàm, không mấy xa chợ Cần Thơ. Nhưng than ôi, khi leo qua cá lớn thì bị dưa luôn về Chấp Pháp, trên đường vô Cái Răng. Mưu sự tại nhân, thành sự tại Thiên.
Từ điển tiếng Việt định nghĩa “ấm ớ hội tề” là “thái độ không dứt khoát”. Đem nghĩa này gắn vào những tuyên bố của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng liên quan đến công tác chuẩn bị nhân sự cho Đại hội đảng XIII, dự kiến diễn ra trong tháng 01 năm 2021, thì sẽ thấy vẫn chỉ là chuyện nói nhiều mà làm chẳng được bao nhiêu, hay chỉ nhằm tung hòa mù để hù họa nhau.
Báo chí trong nước hôm 12/5/2020 đưa tin Bộ Công an cho hay dự luật biểu tình chưa thể được trình lên Quốc hội vì "cần phải được nghiên cứu kỹ, không để các thế lực thù địch, phản động lợi dụng". 45 năm qua dường như đảng Cộng sản Việt Nam chưa có được một ngày hòa bình, trong tâm trí họ xung quanh lúc nào cũng có những "thế lực thù địch" đe dọa sự tồn vong của thể chế. Câu chuyện "hòa hợp hòa giải dân tộc" đã được nói đến ngay từ khi Chiến tranh kết thúc năm 1975, nhưng đến nay nhà cầm quyền vẫn đề cao lịch sử của “bên thắng cuộc” và tiếp tục coi mọi tiếng nói khác biệt là thù địch.
Từ Bangkok, FB Trần Quang Đô hớn hở cho hay: “Ngân hàng hôm nay 5/5 đông kín người. Thiên hạ xếp hàng nhận 5000 baht, tương đương 250 đô la Úc, tiền hổ trợ người dân trong dịch Cúm Vũ Hán. Điện nước thì miễn phí trong ba tháng cho dân lao động.” Tôi cũng hay lui tới Thái Lan nên hoàn toàn không ngạc nhiên gì về chuyện này. Tuy mang tiếng là “quân phiệt” nhưng bọn tướng lãnh ở nước này “yếu xìu” hà, và hay “mị dân” bằng tiền lắm: tiền trợ cấp cho những người khuyết tật, tiền giúp đỡ cho kẻ neo đơn, hay ông già/bà lão … Họ tạo cho dân chúng Thái cái tâm lý ỷ lại, và hèn yếu. Bởi vậy dân Thái chưa bao giờ đánh thắng được một đế quốc to nào cả, đế quốc cỡ trung bình, hoặc nhỏ (xíu) cũng khỏi có dám luôn.
Thương thay tấm lòng người mẹ suốt 13 năm kiên trì kêu oan cho con. Tiếng kêu thấu trời xanh mà không thấu những “hình người, dạ thú”. Ngày 8 tháng 5 năm 2020, phiên tòa của Hội Đồng Thẩm Phán Tòa Án Nhân Dân Tối Cao (TANDTC) tại Việt Nam, đã biểu quyết 100% đồng thuận của 17 ông thẩm phán, y án tử hình đối với bị cáo Hồ Duy Hải bằng cách giơ tay, trước ông xếp của họ là Chánh Án Nguyễn Hòa Bình! (Ai dám không giơ tay!) Đây là Phiên Tòa Nội Bộ, vì Luật Sư của bị cáo tuy được gọi vào nhưng khi chưa chính thức thảo luận gì thì đã được mời ra!
Trong những hình ảnh cuối tháng Tư 1975, tôi thấy nhiều bộ đội cụ Hồ đội nón cối hoặc nón tai bèo, mặc bộ quần áo lếch thếch, ngồi chồm hổm trên thảm cỏ hoặc trên thành mấy hồ nước trước dinh Độc Lập; nhóm bộ đội khác vóc nước từ hồ nước bằng hai bàn tay xương xẩu, đưa lên miệng uống rồi vóc thêm nước, rửa mặt; nhóm bộ đội khác nữa thì cởi đôi dép râu, thọc đôi chân còi cọc và dơ bẩn vào hồ nước để rửa chân? Nhiều hình chụp các anh bộ đội cụ Hồ trông rất “hồ hởi”, tay xách con gà, con vịt, trên vai gánh hai cái rương nhỏ, lưng mang ba lô, bên trên kèm theo một búp bê bằng nhựa. Tôi cũng thấy hình từng đoàn xe tải chở tủ lạnh/ TV/radio/bàn ghế/giường/tủ/xe gắng máy, v.v… – những hiện vật của miền Nam vừa được bộ đội cụ Hồ “giải phóng” – ồ ạc và liên tục chạy về Bắc
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.