Hôm nay,  

Công Chúa Liễu-Hạnh

02/04/201100:00:00(Xem: 12919)
Công Chúa Liễu-Hạnh
cong_chua_lieu_hanh-large-contentLiễu-Hạnh Công-Chúa.
Diamond Bích Ngọc
Từ 1997 đến 2000. Suốt ba năm liền tôi được Trời thương cho có điều-kiện đi về Việt-Nam làm phim tài-liệu. Bước chân tôi đã ghi dấu trên từng phần đất quê-hương, từ mũi Cà-Mau rồi xuyên qua vĩ tuyến 17 (điểm ngăn đôi đất nước ta sau hiệp-định Geneve 20, tháng 7, 1954 bằng giòng sông Bến-Hải; cắt ngang hai tỉnh Quảng-Trị và Quảng-Bình) và tôi cũng đã đi tới Ải-Nam-Quan, miền địa đầu tổ-quốc Việt-Nam.
Trên con đường xuyên Việt; khi về quê Cha đất Tổ, tôi được ghé thăm nhiều Ðền, Ðình, Chùa, Miễu… Tham dự những sinh-hoạt cổ-truyền đầy dân-tộc tính, nói lên tất-cả ý-niệm thiêng-liêng tôn-giáo, nêu cao lòng biết ơn của người dân làng qua các thủ-tục lễ-nghi; nhằm tưởng nhớ những anh-hùng đất nước cũng như đối với các vị Thần linh. Hội-Hè-Ðình-Ðám cũng là dịp để người dân quê quanh năm vất vả với công việc đồng áng, chân lấm tay bùn có dịp nghỉ ngơi, vui chơi, ca hát, ăn uống. Hết lo lắng về đất nẻ ruộng khô, gió lạnh làm mạ lúa héo vàng, được hội-tụ cùng bạn bè thân-thuộc, Làng trên, Xã dưới, trong Thôn, ngoài Tổng.
Một trong những quần-thể kiến-trúc mang đầy tính-chất tín-ngưỡng dân-gian ở miền Bắc Việt-Nam ta, đó là đền Phủ-Giày. Xây tại xã Vân-Cát, huyện Vụ-Bản, tỉnh Nam-Ðịnh, hằng năm nơi đây đều có mở hội từ mùng 1 đến hết ngày 10, tháng 3 (Âm-Lịch). Năm nay, sẽ rơi vào tuần-lễ từ 3 đến 12, tháng 4, 2011 (Dương-Lịch).
Ðền Phủ-Giày để thờ Liễu-Hạnh Công-Chúa. là một trong những vị thần vô cùng quan trọng của tín ngưỡng Việt Nam. Bà còn được gọi bằng các tên: Bà Chúa Liễu, Mẫu Liễu-Hạnh hoặc ở nhiều nơi thuộc vùng Bắc Bộ bà được gọi ngắn gọn là Thánh Mẫu.
Liễu-Hạnh Công-Chúa được thờ ở rất nhiều nơi như phủ Giầy (Nam-Ðịnh), phủ Tây-Hồ và đền Sòng-Sơn-Vọng-Từ (Hà-Nội), đền Dâu-Tam-Ðiệp (Ninh-Bình), đền Sòng và đền Phố Cát (Thanh-Hóa), đền Phủ-Giày (Saigon) ... trong đó, Phủ Giầy ở Vụ-Bản Nam-Ðịnh, Bắc-Việt là nơi quan trọng nhất.
Truyện xưa, tích cũ ghi lại rằng: Nàng tên thật là Giáng-Tiên, ái-nữ của ông Lê-Thái-Công ngụ ở thôn An-Thái, xã Vân-Cát, huyện Vụ-Bản, tỉnh Nam-Ðịnh. Vân-Cát là một làng văn-học, dân cư đông đúc, gần giáp với núi Gôi. Nơi có ga xe lửa trên đường Hà-Nội đi Ninh-Bình.
Vào đời Hậu Lê (1557) có ông Lê-Thái-Công là một người nhân-đức, chuyên làm điều thiện. Phu-nhân của ông mang thai nhưng thai đã quá tháng mà bà vẫn không sinh-hạ được, lại chỉ thích ngửi mùi hương hoa. Một đêm vào tiết Trung-Thu, có một lão ông ăn mặc rách rưới xin vào nhà Lê-Thái-Công để trị bệnh cho phu-nhân. Ðược chấp-thuận, người này rút ra trong tay áo một cây gậy bằng ngọc, ngửa mặt lên Trời lâm-râm tụng- niệm; sau đó lão ông quăng cây gậy vào người Thái-Công làm ông bất-tỉnh. Cùng lúc ấy, trong buồng phu-nhân bỗng có bóng hào-quang sáng rực và có tiếng khóc “Oa! Oa…” của trẻ sơ-sinh. Thì ra, phu-nhân Lê-Thái-Công vừa hạ-sinh được một cô con gái cùng lúc hương thơm tỏa bay ngào-ngạt khắp gian nhà. Lão ông rách rưới bỗng biến mất. Khi Lê-Thái-Công tỉnh dậy, ông kể lại rằng:
Lúc bất-tỉnh, Thái-Công thấy đằng trước ánh-sáng mờ ảo, có người dẫn ông đi qua mấy chặng đường, đến một nơi cửa-ngọc-lầu-vàng. Tại đây có mấy trăm Tiên nữ áo quần tha-thướt, múa hát những khúc nghê-thường. Họ cùng dâng rượu để chúc thọ cho Vương-Mẫu. Giữa lúc đó, có một nàng Tiên áo hồng, nâng chén ngọc lỡ tay đánh rơi vỡ tan- tành chén quý. Vương-Mẫu liền nổi giận sai hai thị-nữ áp-dẫn nàng tiên áo hồng ra lối cửa Nam. Có một Tiên nữ khác cầm chiếc biển vàng đề hai chữ: “Sắc Giáng” (mang ý-nghĩa một nhan-sắc vừa bị giáng xuống trần-gian). Người ở trên cung-đình cho Lê-Thái-Công biết đó chính là Tiên-Chúa Quỳnh-Nương, đã phạm lỗi nên bị giáng xuống trần làm người. Ngay đúng lúc đó Lê-Thái-Công bừng tỉnh và nghe tiếng khóc của bé sơ-sinh, con mình! Vì thế ông đặt tên nàng là Giáng-Tiên.
Khi Giáng-Tiên lớn lên, nhan-sắc đẹp lạ thường, học-hành thông-minh, lại có khiếu âm-nhạc, nhất là tài-năng xử-dụng ống Tiêu. Giáng-Tiên sau đó kết duyên cùng Ðào-Lang, là con trai một vị quan đã về hưu. Về làm dâu nhà họ Ðào, Giáng-Tiên một lòng hiếu-thuận. Họ có được với nhau một người con trai. Rồi ba năm sau, Giáng-Tiên lâm bệnh nặng và từ-giã cõi trần vào ngày mùng 3, tháng 3 (Âm-Lịch), lúc nàng mới 21 tuổi.

Giáng-Tiên mất đi để lại thương-tiếc cho tất-cả mọi người, nhất là phu-quân Ðào-Lang cùng hai đấng phụ-mẫu Lê-Thái-Công. Thấy mọi người trong gia-đình quá sầu thảm, một hôm Giáng-Tiên hiện về cho biết nàng là Ðệ-Nhị-Tiên-Cung bị đầy xuống trần, nay phải về lại cõi Trời. Cha Mẹ và Ðào-Lang chớ nên u-sầu vì họ là những người ăn ở tốt lành, chuyên làm việc thiện nơi trần-gian. Sau này thế nào cũng được hội-ngộ cùng Giáng-Tiên nơi Thiên-Quốc.
Tuy nhiên, Ngọc Hoàng thấy nàng chưa hết hạn đi đày, bắt nàng phải trở xuống thế-gian. Lần này, nàng xuất hiện dưới lốt một vị nữ Thần, đi theo là 2 ngọc nữ Quế-Nương và Thị-Nương. Theo lệnh Thiên-đình, ba vị Tiên nữ đã hiện xuống giữa ban ngày ở vùng Phố-Cát, tỉnh Thanh-Hóa. Ba nàng Tiên đã lập chỗ trú ngụ giữa một nơi phong cảnh kỳ- tú của nước Việt. Chẳng mấy chốc, cả vùng đều biết tiếng vì những phép linh-ứng của các nàng. Họ đã hiện ra là những cô gái nhan sắc, mở quán bán nước bên đuờng. Những người đàn ông, thanh-niên xỗ-sàng, bất kính với các nàng đều bị thiệt-mạng.
Người trong làng biết chuyện, gọi nàng là Tiên-Chúa. Từ đó Tiên-Chúa thường hiện lên ở khắp nơi. Tương-truyền cũng cho rằng có lần nàng hiện ra ở Lạng-Sơn, Tiên-Chúa đã cùng Phùng-Khắc-Khoan đối đáp thơ-văn. Có lần ở Hồ-Tây, Tiên-Chúa đã cùng Phùng-Công làm thơ, xướng-họa-liên-ngâm.
Tin về đến Triều-đình, nhà Vua cho là yêu-quái. Sai phù-thủy cùng binh-lính đến đèo Ngang để diệt-trừ. Nào ngờ phù-thủy cùng toàn-thể quân lính đều bị tiêu-diệt.
Vài tháng sau chứng dịch bệnh phát-sinh tại địa-phương. Tiên-Chúa hiện ra cứu-thoát dân nghèo khỏi bệnh-tật. Dân làng cùng nhau lập Ðàn cúng Tế để tạ-ơn.
Sau đó, Tiên-Chúa được Hoàng-Ðế là Vua Lê-Huyền-Tôn lúc bấy giờ hạ-chiếu cho Công-Bộ về tận nơi dựng ngôi đền thờ trên Phố-Cát và sắc phong nàng là “Mã Vàng Công-Chúa”.
Ðến đời Vua Cảnh-Hưng, khi giặc Mèo nổi loạn. Quận-Công Phan-Văn-Phái khi kéo quân đến đèo Ngang đã vào đền Tiên-Chúa quỳ xuống khẩn-cầu và ngày hôm sau đánh tan được giặc Mèo. Trước công-trạng ấy, triều-đình sắc-phong cho Công-Chúa làm “Chế-Thắng-Bảo-Hòa-Ðiệu-Ðại-Vương”. Ngày nay là đền thờ Công-Chúa Liễu-Hạnh Ngôi đền này nổi tiếng rất linh-thiêng.
Vào cuối đời Lê, có một vị lão quan 80 tuổi, một hôm nằm mộng thấy Công-Chúa Liễu- Hạnh đi giữa 2000 Tiên nữ theo hầu, mang đến cho ông một chiếu sắc của Ngọc-Hoàng. Trong giấc mơ, ông thấy Công-Chúa Liễu-Hạnh lên xe mây, có nhiều cờ-xí lộng-lẫy trùng-điệp dẫn đường, và thấy có vô-số nhạc-công đi theo. Người ta đoán rằng Công-Chúa đã mãn kỳ-hạn ở trần-gian, nay đã trở về Thiên-Quốc.
Sau khi Liễu Hạnh về Trời, hai tiên nữ Quế-Nương và Thị-Nương thường đứng ra làm trung-gian cho dân-chúng cầu xin đến Công-Chúa Liễu-Hạnh. Dân-gian tin-tưởng bà Chúa Liễu, lập đền thờ bà khá trọng-thể ở Phủ-Giầy, Nam-Ðịnh, nơi bà đầu thai. Dân cũng lập đền thờ Bà Chúa Liễu ở Phố-Cát và Ðền Sòng tại Thanh Hóa, nơi bà xuống trần lần thứ hai.
Tại Hà Nội, có Ðền Sùng-Sơn ở đường Hàng Bột, thờ phượng bà Chúa Liễu. Hàng năm, đến ngày húy, người ta tưng-bừng rước Lễ, dân chúng đã đi trảy hội rất đông. Nhất là người dân thuộc các tỉnh Nam-Ðịnh, Ninh-Bình & Thanh-Hóa.
Ðám rước tại hội Phủ-Giày có cuộc kéo chữ bởi mấy ngàn người. Có năm họ kéo mấy chữ như: “Thiên-Hạ-Thái-Bình”, hoặc “Phong-Ðăng-Hòa-Cốc”, “Quốc-Thái-Dân-An” hay “Vũ-Giáng-Dân-Duyệt”. Ý nói lên lòng dân, xin Công-Chúa Liễu-Hạnh dâng lên Ngọc-Hoàng Thượng-Ðế những ước-nguyện được sống trong an-lạc, hòa-bình, cơm no, áo ấm, vượt thoát mọi nghịch cảnh hoặc tai-ương trong cuộc đời.
Một nhạc-sĩ lão-thành trong nền âm-nhạc Việt-Nam đã mượn cung điệu của từng nốt nhạc, lời ca để dệt nên bài hát mang tên “Cành Hoa Trắng”; chính là chuyện kể về “Công Chúa Liễu-Hạnh” là một trong những vị Thần nữ đã được dân-gian Việt-Nam vô cùng sùng bái và tôn thờ:
“Một đàn chim tóc trắng
Bay về qua trần gian
Báo tin rằng : Có Nàng Giáng Hương
Nàng ngồi trên cung vắng
Trong một đêm tàn trăng
Phá then vàng bước vào vườn hoang.
Không gian tràn dâng niềm thương
Rồi tiếng hát sui cuộc tình duyên
Bao nhiêu nàng tiên nỉ non
Làm huyên náo Thiên Ðường lạnh lẽo.
Trời đầy cô tiên nữ
Xuống đầu thai thành hoa
Giữa đêm mờ, hoa nở ngát hương
Người về trong đêm tối
Ôm cành hoa tả tơi
Bóng in dài gác đời lẻ loi.”
Nhân mùa Lễ Hội Phủ-Giầy. Cúi cầu xin Công-Chúa Liễu-Hạnh ban ơn cho người dân lành đất Việt được sống đời cơm no, áo ấm. Hết cảnh đói khổ, bệnh hoạn, lam lũ, lầm than. Người người được thoát cảnh Thiên-Tai, Sóng-Thần, Ðộng-Ðất đang đe dọa khắp nơi nơi trên Thế-Giới. Và nhất là xin ban Phước-Lành đến những ai có tấm lòng Bác-Ái, Thiện-Tâm.
www.diamondbichngoc.com (Tài-Liệu tháng Tư, 2011)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Adem yoq – người Uyghur - nói: “Tất cả người chúng tôi bị đưa đi.”
Năm 1979, hai Phật tử Hồng Kông cúng dường đất và tịnh tài để xây một ngôi chùa Phật giáo Trung Quốc ở Bắc Mỹ. Năm 1981 Hòa thượng Cheng và năm vị hộ pháp thành lập hội Phật giáo quốc tế.
Các báo quốc tế mấy ngày qua đăng tin 39 người vượt biên lậu bị chết ngạt và cóng trong thùng xe tải tại nước Anh gây xôn xao khắp nơi. Đặc biệt các tin nhắn của cô gái Phạm Thị Trà My gởi cho ba mẹ sống ở Hà Tĩnh càng gây xúc động nhiều người Việt Nam.
Khi còn ở nhà với mẹ, tôi hay bị bà cụ mắng: “Mày có cái tật cứ vung tay quá trán con ạ.” Lúc ra ở riêng, vợ mắng tiếp: “Sao anh cứ có đồng nào là xào liền đồng đó vậy!”
Việt Nam Cộng Hòa thành lập ngày 26/10/1955, đang lúc chiến tranh nên quốc sách bảo vệ tự do được ưu tiên, nhưng không phải vì thế mà quên lãng mục đích xây dựng một xã hội dựa trên triết lý nhân bản, khai phóng và dân tộc.
Thực vậy trong thời gian qua dư luận thế giới đã thấy rõ ràng cả 2 chính đảng Cộng Hoà và Dân Chủ của Mỹ đều có chung quan điểm ủng hộ Phong trào Dân chủ Hồng Kông (Phong trào DCHK).
Ngày 23-10-2019 vừa qua, cảnh sát Anh đã chận bắt một xe tải tại vùng Essex, trong đó phát hiện 39 thi thể nạn nhân bị chết cóng trong thùng xe, vì nhiệt độ xe đông lạnh xuống đến âm 25 độ C (tức âm 13 độ F), gồm 31 đàn ông và 8 phụ nữ.
Đau thương nhất là niềm hy vọng của những người Việt còn chờ đợi cảm thấy ánh sáng mờ dần từ phía chân trời. Nhưng điều đau thương hơn cả là anh em đang sống trong búa rìu dư luận. Chúng tôi cảm thấy dư luận bất công sẵn sàng quay lưng lại với nhóm trẻ cô đơn đang tìm đường gai góc mà đi cứu người ở hải ngoại.
Tôi bước lên sân khấu trong niềm vinh dự là một sinh viên Việt Nam tốt nghiệp loại giỏi tại Đại học Đức, trẻ và rất trẻ, mười chín tuổi. Và đang học Master năm thứ nhất Khoa Piano trình diễn tại Đại học Âm nhạc hiện đại nhất của nước Đức. Đó là Đại học Nuremberg, Bang Bavaria.
Người rơm còn có một tên gọi khác, dễ nghe hơn, theo ngoại ngữ: nouveaux boat people – những thuyền nhân mới. Khác với lớp người tị nạn từ Việt Nam vào cuối thế kỷ trước, những kẻ đến sau không còn được thế giới chào đón nữa.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.