Hôm nay,  

Lá Thư từ Đức Quốc: Cháy nhà... Ra Sự Thật! Phẫn Nộ ý kiến DDR Của Gysi, Đảng Tả Khuynh, từng là Chủ tịch Hội Luật sư Đông Đức (DDR))

10/8/201400:00:00(View: 8298)

Người đứng đầu khối dân biểu Tả khuynh (die Linke) trong Quốc hội Đức, Gregor Gysi, qua tuyên bố của ông ta cho rằng DDR (NYSE: DDR - Tin tức) "không phải là một nhà nước bất công" đã gây ra sự phẫn nộ lớn !. "Lời tuyên bố của Gysi cho thấy ông đã KHÔNG học được gì từ lịch sử. Thượng nghị sĩ (TNS) Karl-Georg Wellmann (CDU) tại quốc hội Bá Linh nói với Handelsblatt (phiên bản trực tuyến): "Đảng Tả Khuynh (die Linke) tự bị loại với tư cách là một đối tác liên minh, nếu chính họ không xa lánh (distanziert) những nhận xét của một trong những đại diện cao nhất của họ!".

Wellmann nói thêm: "Đông Đức là một "nhà nước độc tài toàn trị bất công !". Hoạt động của nhà nước Đông Đức (cộng sản DDR) đã "làm tổn phí" mạng sống của nhiều người, đã sách nhiễu nhiều người và từ chối những cơ hội để phát triển. Gysi cũng đã từng là một phần tử của hệ thống. Chính trị gia của đàng CDU chỉ trích: "Đánh giá sự cân bằng giữa Cộng hòa Liên bang Đức (Tây Đức) và Đông Đức (DDR) là đểu giả / hèn mạt (infam)!". Gysi muốn che đậy vai trò của chính mình trong chế độ sai lầm, bất công Cộng Hòa Dân Chủ Đức (cs DDR)!.

Chỉ trích mạnh mẽ cũng được bày tỏ bởi Mike MOHRING, lãnh đạo khối dân biểu CDU trong nghị viện Thueringen: "Chế độ độc tài SED được đặc trưng bởi các xác chết vì bức tường, khủng bố, đàn áp, áp bức và tiểu sử bị phá vỡ !". Ai mà cho rằng những sự bất công này không phải là bất công thì như vậy không bao giờ có thể nhận lãnh trách nhiệm cho đất nước này ", Mohring nói với Handelsblatt (phiên bản trực tuyến) và muốn ám chỉ đến thực tế là nghị viện Thueringen trong tương lai có thể được cầm quyền bởi một liên minh giữa SPD, Tả Khuynh và đảng Xanh. Tuần trước, ba bên đã viết một biên bản trong đó ghi rằng Đông Đức được gọi "nhà nước bất công (Unrechtsstaat )!".

Mohring cho biết: " ngươi ta không thể nói rõ ràng hơn Gysi". Những gì mà Tả Khuynh viết cho SPD và đảng Xanh trong thỏa thuận liên minh, là một chuyện - những gì họ nghĩ, cho là đúng và thậm chí nói với tư cách một đảng phái, hoàn toàn khác nhau. Đối với Tả Khuynh, "Đông Đức (DDR) vẫn còn ở trái tim là nước Đức tốt hơn".

"Thực tế là ông Gysi chối, không ngạc nhiên đối với tôi'
(Dass Herr Gysi leugnet, wundert mich nicht)

Gysi trước đó đã "giữ khoảng cách" trong một cuộc phỏng vấn với 'Super Illu' từ sự thú nhận nhà nước bất công trong biên bản Thueringen. Gysi nói: "Chúng tôi đồng ý không sử dụng thuật ngữ này". Nếu tôi gọi Đông Đức là một "nhà nước bất công", rồi tôi giải thích rằng ba cường quốc phương Tây đã có quyền thành lập Cộng hòa Liên bang Đức (ghi chú thêm tức Tây Đức trước đây), nhưng Liên Xô trong phản ứng không có quyền thành lập DDR.

Lưu ý đến 20 triệu người chết ở Liên Xô trong Thế chiến thứ II thì điều này không thảo luận được (indiskutabel). "Tuy nhiên, cần phải nhấn mạnh rằng nó có bất công, cũng là một bất công thô kệch (grob) ở Đông Đức và nạn nhân cuối cùng phải được tốt hơn."

Cựu chủ tịch Quốc hội, Wolfgang Thierse (SPD) đã rút ra kết luận, nghi ngờ về khả năng cầm quyền của đảng Tả khuynh. Chính trị gia của SPD nói với báo 'Mitteldeutschen Zeitung' phát hành tại Halle: "Nếu Tả Khuynh sau 25 năm sụp đổ của DDR (cs Đông Đức) vẫn còn chưa ở trong một vị trí, ký tên vào bản án như vậy về Đông Đức, thì họ thực sự không có khả năng để cùng nắm quyền trong nền Dân Chủ chung này ".

Đảng Tả khuynh qua đó chỉ trích tất cả những người đã chạy trốn khỏi Đông Đức. Và họ chỉ trích luôn cả cuộc cách mạng ôn hòa. 'DDR cũng theo định nghĩa riêng, là một chế độ độc tài, một chế độ độc tài của giai cấp vô sản, thực hiện bởi đảng cầm quyền SED (ghi chú thêm: đảng Sozialistische Einheitspartei Deutschlands, tạm dịch là Đảng Thống nhất Xã hội chủ nghĩa Đức) với khối của họ. Thierse bồi thêm: 'Không có tư pháp độc lập và không có thẩm quyền hành chính. Người ta không có quyền đối với nhà nước. Đây là tất cả các chỉ tiêu rõ ràng của một nhà nước phi-pháp luật ! ".

Giám đốc của nơi tưởng niệm nạn nhân Stasi Berlin-Hohenschonhausen, Hubertus Knabe, dẫn chứng thực tế ngược lại qua tuyên bố của Gysi là nhà lãnh đạo Tả Khuynh đã từng nắm một chức vị nổi bật ở Đông Đức !. Ông Knabe nói với Handelsblatt (phiên bản trực tuyến): "Thực tế là ông Gysi đã phủ nhận rằng Đông Đức là một nhà nước bất công, tôi không ngạc nhiên vì chính anh ta "đã chơi" với một vai trò quan trọng trong hệ thống tư pháp của SED (Đảng Thống nhất Xã hội chủ nghĩa Đức)". Với vai trò Chủ tịch Hội Luật sư Đông Đức ông ta (tức Gysi) không những chỉ là đồng chí, mà còn là cán bộ danh mục, những người đã được chính các cá nhân Bộ Chính trị SED dưới Erich Honecker lựa chọn !'.

blank
G. Gysi

'Gysi đã đóng một vai trò quan trọng trong hệ thống tư pháp của SED'
(Gysi spielte eine Schlsselrolle im Justizsystem der SED)

Lời tuyên bố của Gysi về sự thiết lập hai nhà nước Đức cũng đã cho thấy rằng cho đến ngày hôm nay "ông ta đã không hiểu sự khác biệt giữa dân chủ và chế độ độc tài". ông Knabe nói thêm: "Ngược lại với DDR (cộng sản Đông Đức), nơi chưa bao giờ có được bầu cử Tự do cho đến năm 1990, thì sự ra đời của Cộng hòa Liên bang Đức (Tây Đức trước đây) cụ thể là dựa trên ý chí Tự Do của người dân. Và người dân Đông Đức yêu chuộng Tự Do đã muốn được kết nối nếu mà SED đã không ngăn cản họ!. "

Đối với ông Knabe vậy là quá rõ ràng như bàn tay rằng đảng Tả Khuynh không nghiêm túc với một cam kết về tình trạng bất công. Nhưng cuối cùng, ông Gysi xác nhận với tuyên bố của ông ta là lời giải thích cho việc liên minh giữa Linke + SPD và Xanh tại Thueringen hoàn toàn chỉ là một động thái chiến thuật, để từ đó ông Ramelow (Tả Khuynh) cuối cùng có thể đi vào văn phòng Thống đóc tiểu bang !.

Lời thú nhận của Tả khuynh cho rằng Đông Đức là một nhà nước bất công với Đảng Xanh ở Thueringen là điều kiện căn bản cho một liên minh đỏ-đỏ-xanh. Đó là kết quả ghi trong bản thỏa ước được xây dựng sau các cuộc đàm phán chung, mở đầu cho sự thỏa thuận liên minh - một sự bác bỏ sẽ là lý do để chấm dứt các cuộc đàm phán, lãnh đạo khối nghị sĩ Anja Siegesmund cho biết như vậy với báo Berliner Tagesspiegel. Ứng cử viên hàng đầu của đảng Xanh trong cuộc bầu cử vào ngày 14 Tháng Chín là người dẫn đầu đoàn đại biểu đảng Xanh trong các cuộc đàm phán với hai đảng Tả Khuynh và SPD.


Siegesmund cũng đã chỉ trích trong cuộc tranh luận về DDR với ứng cử viên Tả khuynh cho chức Thống đốc tiểu bang, Bodo Ramelow, người đã đề cập đến sự đồng ý của SPD, đảng Xanh và đảng Tả Khuynh để ghi trong biên bản liên quan đến Đông Đức trong quá khứ. Siegesmund nói: "Từ Protokollnotiz (tạm dịch: biên bản ghi chép) cấm chỉ trong quan hệ này (Das Wort Protokollnotiz verbietet sich in diesem Zusammenhang).

SPD Thueringen hiện cũng còn nói chuyện với CDU là đảng vẫn muốn tiếp tục duy trì liên minh với SPD như trong nhiệm kỳ qua. Hội đồng quản trị khu vực SPD sẽ đưa ra một đề nghị sau khi kết thúc cuộc đàm phán, trước khi tổ chức cuộc thăm dò ý kiến của các thành viên. Trong mọi trường hợp, sẽ có hai sự lựa chọn, hoặc là liên minh đen-đỏ (CDU+SPD) hay là đỏ-đỏ-xanh (Linke + SPD + Gruene), trong nghị viện ở Erfurt, mong manh với đa số phiếu tuyệt đối: chỉ hơn vỏn vẹn có một lá phiếu biểu quyết duy nhất !.

Thay lời kết: Đi từ những dữ kiện nêu trên, người viết mạo muội đưa ra vài nhận định riêng sau đây:

Quá rõ ràng, các chính trị gia Đức nói riêng đã dẫn chứng và lên tiếng chỉ trích Gysi (từng là cán bộ của SED) là một kẻ đạo đức giả. TNS Wellmann (CDU) thậm chí còn bảo rằng là đểu cáng/hèn mạt (infam_[sic]!). Chưa hết, Wolfgang Thierse (SPD) đã rút ra kết luận, nghi ngờ về khả năng cầm quyền của đảng Tả khuynh và dĩ nhiên đã đặt lại vấn đề, nghi ngờ về con người Gysi. Dễ hiểu - ngay cả đối với người bình thường - vì làm sao người ta tin được những kẻ ngoài miệng nói không thích cộng sản nhưng trên thực tế tâng bốc cộng sản ???. Những ai có chút suy nghĩ đều có thể phân biệt thế nào là sự khác biệt giữa "Hiện Tượng và Bản Chất" !.

Nữ Thủ tướng Đức Angela Merkel - vốn đã có kinh nghiệm sống nhờ trưởng thành ở DDR - nói: "Cộng Sản đã làm cho người dân trở thành gian dối [sic] ". Tại sao bà Merkel dám nói như vậy?. Chúng ta hãy bình tâm suy ngẫm về cộng sản, ít nhất một lần hãy thành thật với mình!.

Làm sao người ta có thể tin được 100% "lập trường" của một kẻ hôm nay miệng thì hô hào chống cộng sản VN, chửi cộng sản hết chê...ngày mai khăn gói về "cho cộng sản vuốt đầu" ??.

Và những người như vậy "chống cộng thật sự " sao, nếu họ còn muốn dễ ra vào csVN??.

Người viết chưa đề cập đến lý tưởng và các yếu tố căn bản cần phải có của một tổ chức, hội đoàn, cá nhân chống cộng là "trường kỳ, liên tục và triệt để" nếu muốn quần chúng tin tưởng, tuy nhiên ai trong CĐNVTN là người thật sự tỵ nạn vì cộng sản khó mà có thể đặt niềm tin vào cá nhân hay thành phần lãnh đạo của một tổ chức, hội đoàn khi mà thành viên ban chấp hành thay nhau về csVN du lịch như đi chợ, ra vào không gặp trở ngại nào hết (?), trong khi có khá nhiều người mới về đến phi trường là VC bắt phải quay trở lại xứ định cư ngay không cho nhập cảnh ??.

Ai cũng biết hệ thống công an trị của các nước độc tài, đảng trị như thế nào rồi (điển hình Stasi của DDR) vì thế nếu muốn qua mặt họ chẳng phải dễ dàng nếu không phải là "siêu nhân", nên khách quan mà nói chắc chắn là phải có một sự khác biệt nào đó (?), giống như đi học, đi thi phải có người giỏi, kém, đậu và rớt!. Khôi hài là có một số thuộc thành phần này thay vì im lặng lại "mục hạ vô nhân" đã dèm pha và chụp mũ hết người tỵ nạn sinh hoạt bất vụ lợi này đến NVTNcs kia chưa hề về VN (?) dù rằng những vị này rất nặng nợ tình cảm gia đình, thương nhớ quê cha đất tổ chưa chắc thua kém người khác !. Đương sự hay ai có thể giải thích rõ dùm vì sao ?. Nói đến đây - dựa trên tinh thần học hỏi và tìm hiểu - mong rằng ai "ủng hộ, tôn vinh" thành phần này dù đó là quyền tự do của mỗi người nhưng cũng nên chỉ giáo cho NVTN nói chung biết lý do qua bài tham luận thật "logic", thuyết phục, không cưỡng lý nếu được!.

Nhà văn Nga Alexandre Soljenitsym nói: " Khi thấy thằng cộng sản nói láo, ta phải đứng lên nói nó nói láo. Nếu ta không có can đảm nói nó nói láo, ta phải đứng lên ra đi, không ở lại nghe nó nói láo. Nếu ta không can đảm bỏ đi, mà phải ngồi lại nghe, ta sẽ không nói lại, những lời nó đã nói láo với người khác (ngưng trích) ".

Điều này đã được nhiều chính trị gia Đức lên tiếng, đánh giá không sai lầm về con người của Gysi, một đồng hương của họ mà từ khi DDR bị khai tử có cuộc sống sung túc tại thủ đô Bá Linh bằng đồng tiền đóng thuế của dân Đức với tư cách là Thượng nghị sĩ, chưa nói đến chuyện được hành nghề Luật sư một cách Tự Do, không bị cấm cản như dưới thời DDR đối với những người can đảm công khai dám đứng lên chống lại nhà cầm quyền. Đã như vậy và cũng là kẻ có trình độ mà sau 25 năm Đức thống nhất Gysi vẫn chưa có thể so sánh để nhìn ra sự thật phủ phàng hay chưa có chút can đảm nhận thức rõ lý do tại sao người dân DDR đã ôn hòa vùng lên đạp đổ bức tường ô nhục Bá Linh, loại bỏ chế độ cộng sản chuyên chế vô sản như cựu chủ tịch quốc hội W. Thierse (SPD) đề cập thì rõ ràng Gregor Gysi có hai khuôn mặt mà bây giờ mới thật sự lộ diện qua lời tuyên bố hôm 30.9.2014 với 'Super Illu': "DDR không phải là một nhà nước bất công [sic]".

Cây kim giấu trong túi (bọc) lâu ngày cũng lòi ra, đúng như cố Tổng thống VNCH Nguyễn văn Thiệu nói: "Đừng nghe những gì cộng sản nói, mà hãy nhìn kỹ những gì cộng sản làm!".

George Bernard Shaw (nhà văn đoạt giải Nobel) cũng đã nói: "Bất cứ ai 20 tuổi mà không phải là "cộng sản" tức là kẻ ngu. Bất cứ ai đã 30 tuổi rồi mà vẫn là một người cộng sản thậm chí còn ngu đần hơn [sic] ".

Gysi là "cán bộ danh mục của đảng cộng sản SED" qua sự dẫn chứng của ông H. Knabe bây giờ 66 tuổi. Dựa vào quan điểm của George Bernard Shaw xin nhường lại sự phẩm định về con người Gregor Gysi nói riêng và những ai có lập trường chao đảo giống như Gysi cho quý độc giả !!.

* © Lê Ngọc Châu_Nam Đức, một chiều Thu_07.10.2014

(Phóng dịch, theo Reuters & Internet)

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Mười năm, 20 năm, và nhiều hơn nữa, khi lịch sử kể lại buổi chuyển giao quyền lực hứa hẹn một triều đại hỗn loạn của nước Mỹ, thì người ta sẽ nhớ ngay đến một người đã không xuất hiện, đó là cựu Đệ Nhất Phu Nhân Michelle Obama.
Chiến tranh là chết chóc, tàn phá và mất mát! Có những cuộc chiến tranh vệ quốc mang ý nghĩa sống còn của một dân tộc. Có những cuộc chiến tranh xâm lược để thỏa mãn mộng bá quyền của một chế độ hay một bạo chúa. Có những cuộc chiến tranh ủy nhiệm giữa hai chủ nghĩa, hai ý thức hệ chỉ biến cả dân tộc thành một lò lửa hận thù “nồi da xáo thịt.” Trường hợp sau cùng là bi kịch thống thiết mà dân tộc Việt Nam đã gánh chịu! Hệ lụy của bi kịch đó mãi đến nay, sau 50 năm vẫn chưa giải kết được. Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, một nữ chiến binh cộng sản miền Bắc có tên là Dương Thu Hương khi vào được Sài Gòn và chứng kiến cảnh nguy nga tráng lệ của Hòn Ngọc Viễn Đông thời bấy giờ đã ngồi bệch xuống đường phố Sài Gòn và khóc nức nở, “khóc như cha chết.” Bà khóc “…vì cảm thấy cuộc chiến tranh là trò đùa của lịch sử, toàn bộ năng lượng của một dân tộc dồn vào sự phi lý, và đội quân thắng trận thuộc về một thể chế man rợ. Tôi cảm thấy tuổi trẻ của tôi mất đi một cách oan uổng ...
Ngày 30 tháng 4 năm 2025 là một ngày có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong lịch sử Việt Nam đương đại, cũng là dịp để chúng ta cùng nhau hồi tưởng về ngày 30 tháng 4 năm 1975 và những gì mà dân tộc đã sống trong 50 năm qua. Ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã kết thúc chiến tranh và đáng lẽ phải mở ra một vận hội mới huy hoàng cho đất nước: hoà bình, thống nhất và tái thiết hậu chiến với tinh thần hoà giải và hoà hợp dân tộc. Nhưng thực tế đã đánh tan bao ước vọng chân thành của những người dân muốn có một chỗ đứng trong lòng dân tộc.
Điều thú vị nhất của nghề làm báo là luôn có sự mới lạ. Ngày nào cũng có chuyện mới, không nhàm chán, nhưng đôi khi cũng kẹt, vì bí đề tài. Người viết, người vẽ, mỗi khi băn khoăn tìm đề tài, cách tiện nhất là hỏi đồng nghiệp. Ngày 26 tháng 3, 1975, hoạ sĩ Ngọc Dũng (Nguyễn Ngọc Dũng: 1931-2000), người dùng bút hiệu TUÝT, ký trên các biếm hoạ hàng ngày trên trang 3 Chính Luận, gặp người viết tại toà soạn, hỏi: “Bí quá ông ơi, vẽ cái gì bây giờ?”
Sau ngày nhậm chức, Tổng thống Donald Trump đã ban hành hàng loạt sắc lệnh hành pháp và bị một số tòa án tiểu bang chống đối và hiện nay có hơn 120 vụ tranh tụng đang được xúc tiến. Trump cũng đã phản ứng bằng những lời lẽ thoá mạ giới thẩm phán và không thực thi một số phán quyết của tòa án. Nghiêm trọng hơn, Trump ngày càng muốn mở rộng quyền kiểm soát hoạt động của các công ty luật và công tố viên nghiêm nhặt hơn. Trong khi các sáng kiến lập pháp của Quốc hội hầu như hoàn toàn bị tê liệt vì Trump khống chế toàn diện, thì các cuộc tranh quyền của Hành pháp với Tư pháp đã khởi đầu. Nhưng Trump còn liên tục mở rộng quyền lực đến mức độ nào và liệu cơ quan Tư pháp có thể đưa Trump trở lại vị trí hiến định không, nếu không, thì nền dân chủ Mỹ sẽ lâm nguy, đó là vấn đề.
Khi Bạch Ốc công bố công thức tính thuế lên các quốc gia với các thang thuế khác nhau, người ta nhận ra đó chỉ là một một phép tính toán học căn bản, chẳng liên quan đến kinh tế học hay mậu dịch lẫn các dữ liệu thực tế nào cả. Chúng chỉ là những số liệu vô nghĩa và phi lý. Việt Nam không đánh thuế hàng Mỹ đến 90% và đảo hoang của những chú chim cánh cụt có liên quan gì đến giao thương. Điều này thể hiện một đối sách vội vã, tự phụ và đầy cảm tính, cá nhân của Donald Trump nhằm tạo áp lực lên thế giới, buộc các nước tái cân bằng mậu dịch với Mỹ hơn là dựa trên nền tảng giao thương truyền thống qua các hiệp ước và định chế quốc tế. Hoặc nhỏ nhặt hơn, để trả thù những gì đã xảy ra trong quá khứ: Trump ra lệnh áp thuế cả những vật phẩm tâm linh từ Vatican đưa sang Mỹ như một thái độ với những gì đức Giáo Hoàng Francis từng bày tỏ.
Tổng thống Donald Trump vào hôm qua đã đột ngột đảo ngược kế hoạch áp thuế quan toàn diện bằng cách tạm dừng trong 90 ngày. Chỉ một ngày trước đó đại diện thương mại của Trump đã đến Quốc Hội ca ngợi những lợi ích của thuế quan. Tuần trước chính Trump đã khẳng định "CHÍNH SÁCH CỦA TÔI SẼ KHÔNG BAO GIỜ THAY ĐỔI". Nhưng Trump đã chịu nhiều áp lực từ những nhân vật Cộng Hòa khác, các giám đốc điều hành doanh nghiệp và thậm chí cả những người bạn thân thiết, đã phải tạm ngừng kế hoạch thuế quan, chỉ duy trì thuế căn bản (baseline tariff) 10% đối với tất cả những đối tác thương mại.
Trật tự thế giới là một vấn đề về mức độ: nó thay đổi theo thời gian, tùy thuộc vào các yếu tố công nghệ, chính trị, xã hội và ý thức hệ mà nó có thể ảnh hưởng đến sự phân phối quyền lực trong toàn cầu và ảnh hưởng đến các chuẩn mực. Nó có thể bị thay đổi một cách triệt để bởi các xu hướng lịch sử rộng lớn hơn và những sai lầm của một cường quốc. Sau khi Bức tường Berlin sụp đổ vào năm 1989, và gần một năm trước khi Liên Xô sụp đổ vào cuối năm 1991, Tổng thống Mỹ George H.W. Bush đã tuyên bố về một "trật tự thế giới mới". Hiện nay, chỉ hai tháng sau nhiệm kỳ tổng thống thứ hai của Donald Trump, Kaja Kallas, nhà ngoại giao hàng đầu của Liên minh châu Âu, đã tuyên bố rằng "trật tự quốc tế đang trải qua những thay đổi ở mức độ chưa từng thấy kể từ năm 1945". Nhưng "trật tự thế giới" là gì và nó được duy trì hoặc phá vỡ như thế nào?
Hãy bắt đầu niềm tin này với câu nói của John Kelly, tướng thủy quân lục chiến hồi hưu, cựu Bộ trưởng Nội an, cựu chánh văn phòng của Donald Trump (2018): “Người phát điên vì quyền lực là mối đe dọa chết người đối với nền dân chủ.” Ông phát biểu câu này tại một hội nghị chuyên đề về nền Dân chủ ở Mount Vernon vào tháng 11/2024, ngay tại ngôi nhà của George Washington, vị tổng thống đầu tiên, người mở ra con đường cho nền dân chủ và tự do của Hoa Kỳ. Không đùa đâu! Tướng Kelly muốn nói, những người phát điên vì quyền lực ấy có thể giữ các chức danh khác nhau, thậm chí là Tổng Thống, nhưng trong thâm tâm họ là bạo chúa, và tất cả các bạo chúa đều có cùng một đặc điểm: Họ không bao giờ tự nguyện nhượng quyền lực.
Gần đây, Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố áp dụng chính sách áp thuế 25% đối với ô tô nhập khẩu vào Mỹ, trước đó Trump cũng đã áp đặt biện pháp trừng phạt chung đối với Liên Âu, Canada, Mexico và Trung Quốc, nhưng lại tạm hoãn trong 30 ngày để cho Canada và Mexico thương thuyết. Các biện pháp bất nhất này gây nhiều hoang mang cho chính giới và doanh nghiệp các nước đối tác.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.