Hôm nay,  

Dân Chủ Tự Do và Dân Chủ Xã Hội

03/02/201500:00:00(Xem: 4816)

Hai khái niệm Dân chủ Tự do (Liberal Democracy) và Dân chủ Xã hội (Social Democracy) cần nên phân biệt vì tuy có nhiều điểm trùng hợp nhưng vẫn mang khác biệt khá xa. Dễ hiểu nhất khi nói Hoa Kỳ theo mô hình Dân chủ Tự do trong lúc các nước Âu Châu xây dựng Dân chủ Xã hội.

Nền Dân chủ Tự do đặt quyền tự do của cá nhân làm chính. Con người sinh ra được ban bố tự do tuyệt đối, nhưng rồi sau đó phải đánh đổi một phần khi chọn sống trong tập thể để được bảo vệ. Xã hội một khi thành hình cần có chính quyền để giữ trật tự ổn định, nhưng nhà nước không thể lợi dụng danh nghĩa vì lợi ích chung nhằm tước đoạt quyền tự do của cá nhân vì nhân loại không thể thăng hoa nếu đánh mất đi sáng tạo và tư tưởng.

Thí dụ dễ hiểu là người sống tiền sử có tự do tuyệt đối muốn ăn uống ngủ thức lúc nào cũng được, bù lại họ bị thiên nhiên và thú dữ đe dọa. Con người tiền sử chọn tập thể để bảo vệ lẩn nhau nên đành phải chấp nhận một số luật lệ quy định hành vi, cử chỉ và trách nhiệm khi sống chung đụng. Nhà nước được thành hình nhằm duy trì ổn định xã hội, nhưng lịch sử lại cho thấy chính nhà cầm quyền đôi khi trở thành kẻ thù nguy hiểm nhất tước đoạt tự do, tài sản và sinh mạng của công dân – người đối với người còn tàn ác hung hiểm hơn cả loài thú dữ đối với nhau. Cho nên mô hình xã hội theo kiểu Dân chủ Tự do đặt nặng việc kiểm soát ngăn ngừa không để nhà nước lạm dụng lý lẻ phục vụ lợi ích chung mà cướp đi tự do của mỗi cá nhân khiến con người mất đi quyền mưu cầu hạnh phúc cho chính mình.

Những người Âu Châu bị trù dập trốn bỏ nước ra đi đến Bắc Mỹ, sau này nổi lên chống chính sách thuế khóa bất công của vua chúa nước Anh mà thành hình Hiệp Chúng Quốc. Dòng lịch sử khiến người Mỹ mang tâm lý ngờ vực không muốn xây dựng một chính quyền trung ương liên bang (federal government) mạnh. Đất nước Hoa Kỳ lại được khai phá bởi các cộng đồng (community) và từng cá nhân tiến về miền Tây trong khi nhà nước trợ giúp rất ít cho nên dân Mỹ tự hào về ý chí tự lực của mình. Tinh thần này phù hợp với Chủ nghĩa Tư bản vì tin rằng xã hội có được thịnh vượng chính là nhờ nổ lực của từng cá nhân, đến khi thành công mang lại lợi ích chung cho mọi người khác. Tài sản của cải chính do tư nhân tạo ra, còn chính quyền phải bị kềm chế vì nhà nước càng tập trung quyền hạn chỉ thêm can thiệp phiền hà sách nhiễu đối với công ăn việc làm của dân chúng mà thôi. Ai nắm túi tiền thì có quyền lực nên người Mỹ chống chính sách sưu cao thuế nặng ngay cả khi mục tiêu dùng vào các chương trình xã hội vì sẽ đem lại tính lười biếng ỷ lại. Sự trợ giúp lẫn nhau phải bắt nguồn từ cộng đồng và ý thức của cá nhân chớ không phải công việc của nhà nước, nên Hoa Kỳ mới thành hình truyền thống tự nguyện (volunteerism) và Xã hội Dân sự (civic society) rất đa dạng. Đây chính là tính ưu việt (exceptionalism) mà người Mỹ tự hào và được Tổng thống Ronald Reagan ví von như “a shining city on the hill” – ngọn hải đăng cho nhân loại.

Trái lại lịch sử Âu Châu gồm nhiều khu vực cai quản bởi các lãnh chúa, sau này mở mang thành nhiều quốc gia sống gần và luôn tranh chấp với nhau khiến người dân quen đi việc nộp thuế để được bảo vệ an ninh. Vì bị đe doạ thường trực nên dân chúng quen với quan niệm cho rằng quyền tự do cá nhân phải được cân bằng với lợi ích tập thể, do đó môi trường Âu Châu thuận lợi cho sự phát triển của nền Dân chủ Xã hội tức người dân cho phép nhà nước có nhiều trách nhiệm và quyền hạn hơn là ở Mỹ.


Trong nền Dân chủ Xã hội thì quyền tự do và tư hữu của mỗi cá nhân vẫn được tôn trọng, nhưng nhà nước dùng chính sách thuế khóa để san bằng phần nào chênh lệch giàu nghèo trong xã hội. Do đó thuế ở Âu Châu cao hơn tại Hoa Kỳ, bù lại dân chúng được học hành miễn phí và hưởng nhiều lợi ích an sinh xã hội khác.

Không ít dân Mỹ chống lại quan điểm nói trên vì Khế ước Xã hội chẳng bao giờ cho phép nhà nước can thiệp để giới hạn tình trạng giàu nghèo chênh lệch. Trái lại ai làm nấy hưởng, lợi ít chung chỉ đến khi mỗi cá nhân có toàn quyền tự do sáng tạo và mưu cầu hạnh phúc, đến khi doanh nghiệp thành công mở mang mướn thêm công nhân thì xã hội được chia sẻ phúc lợi. Hơn nửa nhà nước càng nhiều quyền hành lại ưa lạm dụng. Trái với điều nhiều người thường nghĩ, dân Mỹ tuy theo cá nhân chủ nghĩa nhưng không ích kỷ bởi vì họ đóng góp giúp đỡ lẫn nhau qua tổ chức tôn giáo hay Xã hội Dân sự, tức là bằng sự tự nguyện và ý thức dân sự chớ không phải do nhà nước dạy dỗ hay ép buộc. Cho nên nhiều nhà tư bản như Bill Gates sắt thép trong kinh doanh nhưng sau đó lại để gần hết gia tài gần 50 tỷ USD cho từ thiện!

Tưởng cũng nên nhắc đến sự khác biệt giữa Dân chủ Xã hội và Xã hội Chủ nghĩa (Socialism). Xã hội Chủ nghĩa cũng bắt đầu từ chống bất công với phương án là tước đoạt quyền tư hữu của mọi người dân để rồi ai cũng giống ai không thể bóc lột lẫn nhau, nhà nước nắm trong tay mọi của cải xã hội sau đó ban phát phúc lợi đồng đều cho dân chúng. Trong thực tế nhà nước nắm mọi quyền hạn và tài sản nên giai cấp cầm quyền hưởng lợi trước, còn dân chúng làm theo năng suất hưởng theo nhu cầu nên chẳng ai dại gì làm hết sức mình cho người khác hưởng!

Sau khi Chiến Tranh Lạnh chấm dứt thì mô hình Tư bản Nhà nước (State Capitalism) lại được nhắc đến nhiều, chính yếu theo đà thành công vượt bực ở Trung Quốc (cho dù nhiều nước khác như Saudi Arabia từ trước đến nay vẫn theo mô hình này). Trong xã hội kiểu này người dân có được quyền tư hữu và kinh doanh nhưng nhà nước điều hướng nền kinh tế và cai quản các tài sản cùng lợì tức quan trọng trong quốc gia. Đến khi áp dụng vào thực tế thì Tư bản Nhà nước đi đôi với độc quyền lãnh đạo – ngay cả khi đa đảng thì vẫn một đảng cầm quyền vĩnh viễn – lý do bởi thế lực hay khối lợi ích nào đã nắm được tài sản quốc gia cũng chẳng dại gì chia sẻ cho cánh khác. Hơn thế đảng cầm quyền còn giới hạn quyền tự do của dân chúng để không bị chỉ trích phê phán. Ưu điểm của mô hình xã hội nói trên ở nơi huy động được nhân vật lực vào những mục tiêu chung nên tạo được nhiều bước tiến nhảy vọt nhất là trong khoảng thời gian đầu, do vậy thu hút được không ít trong số các quốc gia đang phát triển và các nhà độc tài. Khuyết điểm chính nơi không thể giải quyết được mâu thuẩn cơ bản một khi một nhà nước giữ nhiều quyền hạn liệu có sẽ bóp nghẹt tự do sáng tạo của cá nhân và sức sống của xã hội hay không để khiến đất nước rơi vào độc tài, bè phái, bất công và trì trệ dài lâu.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bộ Ngoại giao Cộng sản Việt Nam đã kín đáo bắn tiếng muốn Mỹ nhảy vào giải quyết xung đột ở Biển Đông, nhưng Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị của Trung Cộng đã cảnh giác Việt Nam “không dành bất cứ cơ hội nào cho sự quấy rối và phá hoại của thế lực bên ngoài”. Đề nghị bán chính thức của Việt Nam đưa ra ngày 17/7/2020, bốn ngày sau khi Bộ trưởnng Ngoại giao Mỹ, Mike Pompeo gọi hành động đe dọa các nước nhỏ để chiếm đoạt và mưu toan cướp chủ quyền nguồn tài nguyên ở phần lớn Biển Đông của Trung Quốc là “phi pháp”.
Tôi tình cờ “nhặt” trên FB một tác phẩm khá độc đáo của Marc Riboud. Ông “chớp” được cảnh một anh bộ đội (với con búp bê nằm dưới nắp ba lô, và cái sắc cầm tay) đang trên đường trở về quê cũ. Cùng với bức ảnh là lời bình, cũng độc đáo không kém, của face booker Nguyễn Hoàng : “Thằng này coi vậy mà hiền, chỉ lấy con búp bê cho con và cái bóp đầm cho vợ mà thôi.”
Tất cả họ đều nói cùng một giọng, và làm chung một điệu – theo nhận xét của Huỳnh Ngọc Chênh: Ông Đinh Thế Huynh bị bệnh nặng phải qua Nhật chữa. Trước đó ông Phùng Quang Thanh thì đi Pháp, ông Nguyễn Bá Thanh thì bỏ cả tiền triệu đô la qua tận nước Mỹ để nhờ họ cứu mạng. Nghe nói hai ông Chung và Thưởng vừa rồi lâm bệnh cũng đi Nhật và Pháp điều trị.
Vào thời Ronald Reagan làm tổng thống gần 40 năm trước, hầu hết người Mỹ lấy tin tức từ tờ báo và các đài truyền hình địa phương. Những tổ chức này có tính chuyên nghiệp, dồi dào tài chính, và cố gắng đăng tải quan điểm của cả đảng Cộng hòa lẫn Dân chủ. Người dân đồng thuận về sự thật nói chung, và bất đồng về phương cách giải quyết. Những công ty này cũng đưa ra sự thật, vì họ sẽ mất quảng cáo, mất độc giả dài hạn và có thể bị tòa án phạt nếu họ loan tải tin giả, nhất là nếu tin giả đó gây ra tai hại cho người khác.
Chiều Thứ Ba 21 Tháng 7 Năm 2020, hoàn toàn bất ngờ, Lãnh Sự Quán Trung Cộng tại Houston, Texas nhận được quyết định của chính phủ Hoa Kỳ đóng cửa lãnh sự quán của họ, và toàn thể nhân viên trong lãnh sự này có 72 giờ đồng hồ để thu xếp ra khỏi trụ sở này và trở về Hoa Lục. Đồng hương người Việt tại Houston, tiểu bang Texas, Hoa Kỳ, đã đổ xuống đường biểu tình ăn mừng, và cộng đồng người Việt khắp nơi trên thế giới đón nhận tin vui này như nắng hạn gặp cơn mưa rào.
Té ra có hai thứ “người lạ” lận nha: tụi ngoài biển cả mênh mông là dân Nước Lạ, đã đành; đám ở trong phố phường chật hẹp thì toàn là dân bản xứ. Cả hai đều hành động theo cùng một phương châm: “lấy thịt đè người” – dù thuộc hai thực thể khác nhau: Côn Đồ Quốc Gia & Côn Đồ Quốc Tế.
Chiều nay, sau thời tọa thiền, hành giả thiền hành bên bờ suối, nghe suối xứ người bình yên róc rách tuôn, chợt quặn lòng nhớ tới những dòng sông, dòng suối nơi quê nhà từng bị nhiễm độc! Cũng khoảng thời điểm này, hai năm trước, suốt dọc trên 200 cây số bãi biển miền Trung, bỗng nhiên cá biển đủ loại, chết hàng loạt, xác trôi giạt vào bờ, trắng xóa! Rồi chim trời cũng rũ cánh, lao xuống, nằm chết bên cá, do chim đói lòng, đã ăn xác cá nhiễm độc! Rồi ngư dân sống ven biển, buổi sáng dong thuyền ra khơi, buổi chiều buồn bã quay về, không kiếm được chi để đổi lấy gạo, muối, nuôi gia đình!
Như bao nhiêu triệu người Việt Nam tị nạn khác, tôi là kẻ vượt biên và còn sống sót nhờ vào may mắn; bởi thế, mọi chuyện (xa gần) có liên quan đến ranh giới của đất nước này đều nhớ như in: “Nguyên Hồng là người phàm tục. Anh thích nhắm ngon, thích rượu ngon, nhưng thích nhất là khi có những thứ đó mà quanh anh là bè bạn. Nhưng trong bữa ăn khoái khẩu hôm ấy anh chỉ lẳng lặng uống. Sau mỗi miếng nhắm anh chống đũa, tư lự. Có vẻ anh buồn. – Bên Tàu loạn to. Nhiều người chạy sang ta, chạy loạn hay là chạy chính phủ không biết, trông tội lắm. – anh nói, giọng rầu rầu.
Lời người dịch: Tác giả cảnh báo các nhận định về địa chính trị của Trung Quốc trong các lĩnh vực giáo dục, nhân quyền, du lịch, an ninh cho Hồng Kông và hoạt động của doanh nghiệp Hoa Vi đối với Anh quốc, Hoa Kỳ, Úc và Nhật Bản là sai lầm, nhưng không đề cập hai nguy cơ khác có liên quan đến Việt Nam, đó là tranh chấp Biển Đông và vùng hạ lưu sông Mekong. Viễn cảnh Trung Quốc sẽ tiếp tục trỗi dậy và thách thức nguyên trạng khu vực trong thời điểm đại dịch Covid-19 là khó lường đoán. Nhưng nếu không lo đối phó với các diễn biến mới này, Việt Nam sẽ phải gánh chịu hiểm hoạ nghiêm trọng.
Thế rồi ngày quốc khánh cũng trôi qua, có điều năm nay lặng lẽ và buồn quá, suốt mấy trăm năm lập quốc, chưa bao giờ lễ quốc khánh lặng lẽ và vắng vẻ như thế. Cơn dịch Coronavirus và phong trào BLM đã làm cho ngày vui lập quốc lâm vào khủng hoảng, chia rẽ và đầy bạo loạn.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.