Hôm nay,  

Dân Chủ Tự Do và Dân Chủ Xã Hội

03/02/201500:00:00(Xem: 4921)

Hai khái niệm Dân chủ Tự do (Liberal Democracy) và Dân chủ Xã hội (Social Democracy) cần nên phân biệt vì tuy có nhiều điểm trùng hợp nhưng vẫn mang khác biệt khá xa. Dễ hiểu nhất khi nói Hoa Kỳ theo mô hình Dân chủ Tự do trong lúc các nước Âu Châu xây dựng Dân chủ Xã hội.

Nền Dân chủ Tự do đặt quyền tự do của cá nhân làm chính. Con người sinh ra được ban bố tự do tuyệt đối, nhưng rồi sau đó phải đánh đổi một phần khi chọn sống trong tập thể để được bảo vệ. Xã hội một khi thành hình cần có chính quyền để giữ trật tự ổn định, nhưng nhà nước không thể lợi dụng danh nghĩa vì lợi ích chung nhằm tước đoạt quyền tự do của cá nhân vì nhân loại không thể thăng hoa nếu đánh mất đi sáng tạo và tư tưởng.

Thí dụ dễ hiểu là người sống tiền sử có tự do tuyệt đối muốn ăn uống ngủ thức lúc nào cũng được, bù lại họ bị thiên nhiên và thú dữ đe dọa. Con người tiền sử chọn tập thể để bảo vệ lẩn nhau nên đành phải chấp nhận một số luật lệ quy định hành vi, cử chỉ và trách nhiệm khi sống chung đụng. Nhà nước được thành hình nhằm duy trì ổn định xã hội, nhưng lịch sử lại cho thấy chính nhà cầm quyền đôi khi trở thành kẻ thù nguy hiểm nhất tước đoạt tự do, tài sản và sinh mạng của công dân – người đối với người còn tàn ác hung hiểm hơn cả loài thú dữ đối với nhau. Cho nên mô hình xã hội theo kiểu Dân chủ Tự do đặt nặng việc kiểm soát ngăn ngừa không để nhà nước lạm dụng lý lẻ phục vụ lợi ích chung mà cướp đi tự do của mỗi cá nhân khiến con người mất đi quyền mưu cầu hạnh phúc cho chính mình.

Những người Âu Châu bị trù dập trốn bỏ nước ra đi đến Bắc Mỹ, sau này nổi lên chống chính sách thuế khóa bất công của vua chúa nước Anh mà thành hình Hiệp Chúng Quốc. Dòng lịch sử khiến người Mỹ mang tâm lý ngờ vực không muốn xây dựng một chính quyền trung ương liên bang (federal government) mạnh. Đất nước Hoa Kỳ lại được khai phá bởi các cộng đồng (community) và từng cá nhân tiến về miền Tây trong khi nhà nước trợ giúp rất ít cho nên dân Mỹ tự hào về ý chí tự lực của mình. Tinh thần này phù hợp với Chủ nghĩa Tư bản vì tin rằng xã hội có được thịnh vượng chính là nhờ nổ lực của từng cá nhân, đến khi thành công mang lại lợi ích chung cho mọi người khác. Tài sản của cải chính do tư nhân tạo ra, còn chính quyền phải bị kềm chế vì nhà nước càng tập trung quyền hạn chỉ thêm can thiệp phiền hà sách nhiễu đối với công ăn việc làm của dân chúng mà thôi. Ai nắm túi tiền thì có quyền lực nên người Mỹ chống chính sách sưu cao thuế nặng ngay cả khi mục tiêu dùng vào các chương trình xã hội vì sẽ đem lại tính lười biếng ỷ lại. Sự trợ giúp lẫn nhau phải bắt nguồn từ cộng đồng và ý thức của cá nhân chớ không phải công việc của nhà nước, nên Hoa Kỳ mới thành hình truyền thống tự nguyện (volunteerism) và Xã hội Dân sự (civic society) rất đa dạng. Đây chính là tính ưu việt (exceptionalism) mà người Mỹ tự hào và được Tổng thống Ronald Reagan ví von như “a shining city on the hill” – ngọn hải đăng cho nhân loại.

Trái lại lịch sử Âu Châu gồm nhiều khu vực cai quản bởi các lãnh chúa, sau này mở mang thành nhiều quốc gia sống gần và luôn tranh chấp với nhau khiến người dân quen đi việc nộp thuế để được bảo vệ an ninh. Vì bị đe doạ thường trực nên dân chúng quen với quan niệm cho rằng quyền tự do cá nhân phải được cân bằng với lợi ích tập thể, do đó môi trường Âu Châu thuận lợi cho sự phát triển của nền Dân chủ Xã hội tức người dân cho phép nhà nước có nhiều trách nhiệm và quyền hạn hơn là ở Mỹ.


Trong nền Dân chủ Xã hội thì quyền tự do và tư hữu của mỗi cá nhân vẫn được tôn trọng, nhưng nhà nước dùng chính sách thuế khóa để san bằng phần nào chênh lệch giàu nghèo trong xã hội. Do đó thuế ở Âu Châu cao hơn tại Hoa Kỳ, bù lại dân chúng được học hành miễn phí và hưởng nhiều lợi ích an sinh xã hội khác.

Không ít dân Mỹ chống lại quan điểm nói trên vì Khế ước Xã hội chẳng bao giờ cho phép nhà nước can thiệp để giới hạn tình trạng giàu nghèo chênh lệch. Trái lại ai làm nấy hưởng, lợi ít chung chỉ đến khi mỗi cá nhân có toàn quyền tự do sáng tạo và mưu cầu hạnh phúc, đến khi doanh nghiệp thành công mở mang mướn thêm công nhân thì xã hội được chia sẻ phúc lợi. Hơn nửa nhà nước càng nhiều quyền hành lại ưa lạm dụng. Trái với điều nhiều người thường nghĩ, dân Mỹ tuy theo cá nhân chủ nghĩa nhưng không ích kỷ bởi vì họ đóng góp giúp đỡ lẫn nhau qua tổ chức tôn giáo hay Xã hội Dân sự, tức là bằng sự tự nguyện và ý thức dân sự chớ không phải do nhà nước dạy dỗ hay ép buộc. Cho nên nhiều nhà tư bản như Bill Gates sắt thép trong kinh doanh nhưng sau đó lại để gần hết gia tài gần 50 tỷ USD cho từ thiện!

Tưởng cũng nên nhắc đến sự khác biệt giữa Dân chủ Xã hội và Xã hội Chủ nghĩa (Socialism). Xã hội Chủ nghĩa cũng bắt đầu từ chống bất công với phương án là tước đoạt quyền tư hữu của mọi người dân để rồi ai cũng giống ai không thể bóc lột lẫn nhau, nhà nước nắm trong tay mọi của cải xã hội sau đó ban phát phúc lợi đồng đều cho dân chúng. Trong thực tế nhà nước nắm mọi quyền hạn và tài sản nên giai cấp cầm quyền hưởng lợi trước, còn dân chúng làm theo năng suất hưởng theo nhu cầu nên chẳng ai dại gì làm hết sức mình cho người khác hưởng!

Sau khi Chiến Tranh Lạnh chấm dứt thì mô hình Tư bản Nhà nước (State Capitalism) lại được nhắc đến nhiều, chính yếu theo đà thành công vượt bực ở Trung Quốc (cho dù nhiều nước khác như Saudi Arabia từ trước đến nay vẫn theo mô hình này). Trong xã hội kiểu này người dân có được quyền tư hữu và kinh doanh nhưng nhà nước điều hướng nền kinh tế và cai quản các tài sản cùng lợì tức quan trọng trong quốc gia. Đến khi áp dụng vào thực tế thì Tư bản Nhà nước đi đôi với độc quyền lãnh đạo – ngay cả khi đa đảng thì vẫn một đảng cầm quyền vĩnh viễn – lý do bởi thế lực hay khối lợi ích nào đã nắm được tài sản quốc gia cũng chẳng dại gì chia sẻ cho cánh khác. Hơn thế đảng cầm quyền còn giới hạn quyền tự do của dân chúng để không bị chỉ trích phê phán. Ưu điểm của mô hình xã hội nói trên ở nơi huy động được nhân vật lực vào những mục tiêu chung nên tạo được nhiều bước tiến nhảy vọt nhất là trong khoảng thời gian đầu, do vậy thu hút được không ít trong số các quốc gia đang phát triển và các nhà độc tài. Khuyết điểm chính nơi không thể giải quyết được mâu thuẩn cơ bản một khi một nhà nước giữ nhiều quyền hạn liệu có sẽ bóp nghẹt tự do sáng tạo của cá nhân và sức sống của xã hội hay không để khiến đất nước rơi vào độc tài, bè phái, bất công và trì trệ dài lâu.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Quốc gia nào cũng có nhà nước nên vai trò của chính quyền không thể tránh. Nhưng quả lắc khi nghiêng về nhà nước quá xa thì bóp nghẹt thị trường tự do còn khi chuyển sang tư nhân quá mức lại tạo ra bất ổn (khủng hoảng kinh tế) và hố sâu giàu nghèo. Một nghịch lý khác là khi xã hội xáo trộn, kinh tế suy trầm thì một bên là Mác Xít trỗi dậy, bên kia là Phát Xít nổi lên như xảy ra vào các thập niên 1930 hay 2010.
Trong cú sốc ban đầu do COVID-19 gây ra, các chính phủ và ngân hàng trung ương ứng phó bằng những đợt bơm tiền mặt khổng lồ là chuyện có thể dễ hiểu. Nhưng hiện nay, các nhà hoạch định chính sách cần lùi một bước và xem lại các hình thức kích hoạt nào thật sự cần thiết và nguy cơ nào gây nhiều hại hơn lợi. Các chính phủ trên khắp thế giới đang phản ứng mạnh mẽ với cuộc khủng hoảng COVID-19 bằng cách ứng phó kết hợp về tài chính và tiền tệ, nó đã đạt tới 10% GDP toàn cầu. Tuy nhiên, theo Cơ quan Kinh tế và Xã hội thuộc Liên Hiệp Quốc đánh giá tổng quát mới nhất, các biện pháp vực dậy này có thể không thúc đẩy cho tiêu dùng và đầu tư nhiều như các nhà hoạch định chính sách hy vọng.
Bạch Thái Bưởi, theo Wikipedia: “Là một doanh nhân người Việt đầu thế kỷ 20. Lúc sinh thời, ông được xếp vào danh sách bốn người giàu có nhất Việt Nam vào những năm đầu của thế kỷ 20 (nhất Sĩ, nhì Phương, tam Xường, tứ Bưởi)… Xuất thân từ tầng lớp nghèo, ông luôn quan tâm đến đời sống của giới thợ thuyền. Ông dành chế độ an sinh cho các nhân viên của mình. Ông trợ cấp cho học sinh nghèo có chí du học… Năm 1921, Bạch Thái Bưởi cho ra đời tờ báo hàng ngày mang tên Khai hóa nhật báo với tôn chỉ: ‘Một là giúp đồng bào ta tự khai hoá, dạy bảo lẫn nhau... mở mang con đường thực nghiệp. Hai là giãi bày cùng Chính phủ bảo hộ những yêu cầu thiết thực, chính đáng của quốc dân. Ba là diễn giải những ý kiến, những lợi ích, tác hại của các công việc Chính phủ đang làm...’
Sự căng thẳng thẳng giữa nước Mỹ và Trung cộng mỗi ngày mỗi gia tăng. Thật vậy, kể từ ngày 25-9-2018, tổng thống Donald Trump đọc trước Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, kêu gọi các nước trên Thế giới: “Chống lại xã hội chủ nghĩa và những đau khổ do nó đã gây ra cho nhân loại.” Mời xem link: https://youtu.be/q6XXNWC5Koc?t=95. Từ đấy, khiến cho Trung cộng lo âu phập phồng vì cả Thế giới phê phán chủ nghĩa cộng sản gay gắt.
Kết quả bầu cử Thị xã vòng nhì hôm 28/6 vừa qua khoát cho nước Pháp bộ áo mới màu xanh. Bộ áo Pháp lần đầu tiên được mặc. Các Thị xã xưa nay do Thị trưởng xã hội, phe Hữu hay thuộc xu hướng khác nay phần lớn lọt vào tay đảng Xanh. Cả những Thị xã cho tới nay vẫn nằm trong tay cộng sản cũng bị đảng Xanh cướp mất. Giới chánh trị đều ngẩn ngơ trước thực tế hoàn toàn bất ngờ này. Nhiều nhà chánh trị học, nhà báo chánh trị bắt tay ngay vào việc tìm hiểu tại sao bổng nhiên xuất hiện làn sóng xanh chiếm gần hết các thành phố lớn nhỏ của Pháp? Tại sao chỉ có 4/10 người đi bầu? Vậy người được bầu thắng cử hay làn sóng cử tri vắng mặt mới thật sự thắng cử?
Những năm gần đây sự việc Trung Quốc chiếm đảo, vét cát dưới đáy biển xây dựng căn cứ quân sự, xây phi trường, đặt tên lửa tại biển Đông khiến người ta vô tâm quên mất rằng cánh tay dài của Đại Hán đã vươn qua biển thò đến tận Phnom Penh tự thuở nào. Dưới mắt nhiều quan sát viên quốc tế thì Campuchia ngày nay là một tỉnh của Trung Quốc, và Thủ tướng Hun Sen là một bí thư tỉnh ủy của Đảng Cộng sản Trung Quốc, không hơn không kém.Trung Quốc thiết lập căn cứ quân sự trên đất Campuchia là mối đe dọa nghiêm trọng cho các quốc gia khác trong vùng Đông Nam Á, và Hoa Kỳ chắc chắn không thể không nhận ra hiểm họa to lớn đó. Trong buổi tường trình lên Ủy ban Tình báo Thượng viện Hoa Kỳ hôm tháng Giêng năm 2019, Giám đốc Sở Tình báo Quốc gia, lúc đó là ông Dan Coats, đã cảnh báo rằng “Campuchia đang có nguy cơ biến thành một quốc gia độc tài, và điều đó sẽ mở đường cho Trung Quốc thiết lập các căn cứ quân sự trên miền đất ấy.”
Ngày 22 tháng 6 năm 2020, dự luật An Ninh Quốc Gia về Hồng Kông được đưa ra tại quốc hội của Đảng Cộng Sản Trung Hoa để thông qua, và đêm 30 tháng 6 rạng sáng ngày 1 tháng 7, 2020, sau một phiên họp kín của Ủy Ban Thường Vụ Đại Biểu Nhân Dân (mà thế giới gọi là quốc hội bù nhìn tại Bắc Kinh) dự luật này đã trở thành luật. Ngày mà Luật An Ninh Quốc Gia về Hồng Kông này ra đời cũng trùng ngày mà Hồng Kông được trao trả lại cho China 23 năm trước 01-07-1997 theo thể chế “một nước hai chế độ” (one country two systems). Theo đó Hồng Kông vẫn còn quyền tự trị trong 50 năm từ 1997 đến 2047, và trên lý thuyết Hồng Kông chỉ lệ thuộc vào Bắc Kinh về quân sự và ngoại giao mà thôi.
“Ngày 11/07/1995: Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton và Thủ tướng Việt Nam Võ Văn Kiệt thông báo quyết định bình thường hóa quan hệ ngoại giao giữa 2 nước.” Với quyết định lịch sử này, Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng sản đã ghi dấu “gác lại qúa khứ, hướng tới tương lai” được 25 năm vào ngày 11/07/2020. Nhưng thời gian ¼ Thế kỷ bang giao Mỹ-Việt đã đem lại những bài học nào cho hai nước cựu thù, hay Mỹ và Việt Nam Cộng sản vẫn còn những cách biệt không hàn gắn được ?
Trước 1975, ở bùng binh ngã Sáu (kế góc đường Gia Long và Lê Văn Duyệt) có cái biển nhỏ xíu xiu: Sài Gòn – Nam Vang 280 KM. Mỗi lần đi ngang qua đây, tôi đều nhớ đến cái câu ca dao mà mình được nghe từ thưở ấu thơ: Nam Vang đi dễ khó về… Bây giờ thì đi hay về từ Cambodia đều dễ ợt nhưng gần như không còn ma nào muốn hẻo lánh tới cái Xứ Chùa Tháp nghèo nàn này nữa. Cũng nhếch nhác ngột ngạt thấy bà luôn, ai mà tới đó làm chi… cho má nó khi. Thời buổi này phải đi Sing mới đã, dù qua đây rất khó và về thì cũng vậy – cũng chả dễ dàng gì.
Càng gần ngày tranh cử, càng nhiều người biểu lộ yêu mến Tổng thống Donald Trump và ngược lại cũng lắm người bày tỏ chán ghét ông Trump. Có những người ghét ông chỉ vì họ yêu chủ nghĩa xã hội, yêu chủ nghĩa vô chính phủ, lợi dụng cơ hội ông George Floyd bị cảnh sát đè cổ chết đã chiếm khu Capitol Hill, nội đô Seattle, tiểu bang Washington, trong suốt ba tuần trước khi bị giải tán. Nhân 244 năm người Mỹ giành được độc lập từ Anh Quốc, và sau biến cố George Floyd, thử xem nền dân chủ và chính trị Hoa Kỳ sẽ chuyển đổi ra sao?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.