Hôm nay,  

Lại Chuyện Dựng Tượng Hồ Chí Minh

8/22/201500:00:00(View: 5749)
Tỉnh Sơn La dự tính sẽ khởi công dựng tượng Hồ Chí Minh vào tháng 10/2015 với kinh phí 1400 tỷ đồng. Không riêng gì đối với Sơn La vốn nghèo, trẻ con “khố rách áo ôm” lội qua sông, đu dây đi học, trường sở thiếu trước, trống sau, mà số tiền này cũng quá lớn đối với những nơi giàu có chỉ cho việc dựng tượng Hồ Chí Minh. Có thật sự dân chúng yêu Hồ Chí Minh, tưởng nhớ ông để phải dựng tượng ông ở khắp nơi, với tốn kém quá phí phạm như vậy? Có thật sự “tình cảm không không thể đo đếm” trong ý nghĩa dân chúng dành cho ông?

Về dựng tượng Hồ Chí Minh, một bài báo trong nước viết “Đọc báo thấy có người nói như mếu máo là Bác Hồ đã từng về đây, vậy mà cho đến nay tỉnh vẫn chưa có tượng đài của bác”. Nhưng có người lại cả quyết cho rằng “khắp nơi trên thế giới chỗ nào cũng dựng tượng ông. Nước ngoài mà còn như thế thì chẳng lẽ Việt nam, quê hương của ông, mà lại kém sao”?

Có ai dám chắc dân chúng, và cả chánh quyền ở nhiều nơi, thật tình thương yêu, tưởng nhớ Hồ chí Minh? Dân chúng thì chắc không đúng rồi. Chánh quyền khi đề nghị dựng tượng Hồ Chí Minh thì chắc chắn đã thấy hình” bác” trên những tờ giấy nho nhỏ rồi! Và đã bị những tầm hình bác ám mất rồi chăng? Chánh quyền cộng sản đã có thành tích “rút ruột công trình”. Nhưng ở Miền bắc, chẳng những rút ruột mà rút cả vỏ công trình. Cứ bình tỉnh hỏi bất kỳ người dân nào trên đường phố Hà nội để xác nhận lời dân gian này có đúng như vậy không?

Nhưng điều quan trọng mà Cỏ May tôi muốn nói ở đây không phải là chuyện tham nhũng. Bởi cộng sản là phải tham nhũng. Nếu không đồng ý, xin chỉ cho biết một chế độ cộng sản nào không tham nhũng, không độc tài ác ôn. Cả nước Nga ngày nay! Thử hỏi xưa nay có con chó đực nào đái mà không dở một cẳng sau lên không để cho rằng cộng sản ở Việt nam là lương thiện?

Điều mà Cỏ May sẽ nói ra ở đây là có phải thiệt tình những bức tượng Hồ Chí Minh ở hải ngoại đều do Chánh quyền và dân chúng ở đó dựng lên để bày tỏ lòng yêu mến, tôn kính, tưởng nhớ Hồ Chí Minh là nhà văn hóa, nhà giải phóng, người anh hùng của dân tộc việt nam, được cả dân tộc việt nam kính yêu, …và Việt nam là bạn của năm châu kia mà?

Đâu là sự thật?

Hy-lạp là nước có nhiều thần và nhiều thần thoại nhưng người dân và chánh quyền không ai tin vào thần mà họ còn thờ và chuyện thần thọai vẫn còn lưu hành.

Tượng Hồ Chí Minh ở hải ngoại

Năm 1990, ở Moscow, gần Métro, có dựng một bức tượng Hồ Chí Minh dưới hình ảnh một cái dỉa khổng lồ. Ngày 19/02/2015 vừa qua có một thanh niên cho ý kiến dân chúng nga ngày nay, không có ai biết người trong tượng là ai hết cả. Trước đó, một thanh niên khác đưa ra ý kiếng khá hay “Hình cái dỉa. Phải chi đem để trong kệ chén bác hay hơn là ở đây không?”

Theo báo Nga, kinh phí bức tượng là 1, 6 triệu rúp. Họ phản đối sự phí phạm này vì nếu là tiền của Chánh phủ Nga, tại sao không dùng xây một chung cư cho dân chúng, chớ làm tượng đó làm gì? Có người cho rằng đặt tượng ở đó chỉ làm ô nhiểm môi trường mà thôi.

Có lần, chánh quyền Moscow, sau biến cố Sô-viết sụp đổ, đã muốn dẹp bỏ bức tượng nhưng có lẽ nhá cầm quyền Hà nội can thiệp, hoàn lại đủ chi phí nên tới nay, bức tượng còn đó? Hay tháo gở lại tốn kém cũng không ít nên cứ để mặc kệ nó?

Báo chí hà nội loan tin “ngày 19/5/2005, chính quyền thành phố Montreuil đã dựng tượng bán thân Chủ tịch Hồ Chí Minh trong “Không gian Hồ Chí Minh” tại Bảo tàng Lịch sử của thành phố".

Nhưng sự thật đây là bức tượng của Chánh phủ Hà nội chở qua tặng cho thành phố Montreuil vào năm 2005 để kỷ niệm sanh nhựt lần thứ 115 của ông.

Ngày khai mạc, Đại diện Hà nội tới tham dự với chánh quyền Montreuil vốn cùng phe cộng sản nhưng đúng hôm ấy, cửa vào “Không gian Hồ chí Minh “đã bị anh chị em tranh đấu ở Paris lấy keo, thứ cực mạnh, xịt vào đầy ổ khóa nên không cách gì mở ra được. Đại diện Hà nội đành cùng với chánh quyền pháp đi vòng bên ngoài nhìn vào, vừa chỉ trỏ vào bác bị nhốt, khoá chặc như ở bên trong chiếc lồng khổng lồ.

Thành phố Montreuil thuộc cộng sản từ mấy chục năm qua. Chỉ mới sau này bị Đảng Xã hội chiếm.

Tương tợ như vậy để hiểu, ở những nơi khác, như ở Chí-lợi, Singapour, và gần đây nhứt, ở một thành phố biển Miền Nam Anh quốc nơi lúc đi tàu, tàu của ông đi có ghé qua, tượng Hồ Chí Minh cũng hoàn toàn do Chánh quyền Hà nội, qua quan hệ ngoại giao, chở tới, ra công, ra tiền dựng lên mà thôi. Chớ chẳng có ai ngưởng mộ Hồ Chí Minh để phải bỏ tiền của dân họ đóng góp ra làm tượng. Cả việc UNESCO năm 1990, tổ chức lễ vinh danh Hồ Chí Minh cũng hoàn toàn xạo. Cứ đọc lại bài phản biện của Văn Chấn trên An Ninh Thế giới mười năm sau thì rỏ sự thật. Vã lại, cứ nhớ laị năm 1990, tại Hà nội, lễ kỷ niệm 100 năm sanh nhựt của ông có Đại diện UNESCO tới không, có mấy người ngoại quốc tới, thì biết đâu là sự thật!

Đó là mọi người chưa biết rỏ chân tướng của bác vốn là con người cộc cằn, thô lỗ, không có được cái lịch sử tối thiểu trong quan hệ với cán bộ bất chợt gặp bác. Xin kể lại một câu chuyện thật để thấy, không phải sự thiếu lịch sự tối thiểu mà thôi, mà là cái bản chất vô văn hóa của Hồ Chí Minh. Tưởng ở đây cũng nên nói rỏ là Hồ Chí Minh không có thứ văn hóa nhân bản phổ quát. Chớ ông vẫn thắm nhuần văn hóa xã hội chủ nghĩa.

Ông Đỗ Đức Dục (Thứ trưởng Bộ Văn hóa, đảng viên Đảng Dân chủ, sau bị Lê Duẩn cách chức, cho về Viện Văn học), hôm ấy, nhìn thấy tôi ( Lưu Trọng Lư) đi ngoài hành lang cơ quan Viện, ông gọi vào để trò chuyện. Nhân nói đến ông Hồ, ông Dục kể: “Một con người vô văn hóa. Đầu năm 1946, hôm Chính phủ Liên Hiệp ra mắt ở Nhà hát Lớn, ông ta nhìn thấy Cụ Tố (Nguyễn Văn Tố) mặc âu phục, ông thô lỗ chạy đến, kéo chiếc cà-vạt Cụ Tố đang đeo ra, gắt: “Sao ông ăn mặc thế này” … (Vũ Đình Phòng, Hồi ký về Lưu Trọng Lư, Viet-Studies, internet)

Trở lại câu chuyện dựng tượng bác ở hải ngoại chỉ là một thứ “Cây đuốc Lê văn Tám” mà cho tới ngày nay, Hà nội vẫn chưa thấy ngượng khi nói dối chỉ nhằm tuyên truyền.

Cho nên Nguyễn Tấn Dũng cương quyết không cho báo tư nhơn xuất hiện và hoạt động, phải dành cho hơn 700 tờ báo nhà nước độc quyền nói dối.

Về tượng Hồ Chí Minh đưa ra ngoại quốc, chúng ta có thể hiểu đó không khác gì đảng cộng sản hà nội xuất khẫu lao động. Mà Hồ Chí Minh vốn là công nhơn lao động cho phòng bếp của tàu thủy.

Đừng quên dành một tượng đài cho thành phố mang tên bác

Trên báo CÔNG AN ngày 05/11/98, Thanh Lê nhận xét: "Sau ngày giải phóng, nhìn lại một số tượng đài ở Tp.Hồ Chí Minh, như tượng đài Bác Hồ với thiếu nhi,… có cái gì được và có cái gì chưa được. Được về ý đó tốt đẹp, nhưng chưa được vì đặt không đúng chỗ. Như Tượng Bác Hồ với thiếu nhi phải được đặt tại Nhà Rồng là hợp lý nhất. Ở công viên trước UBNDTP cần có tượng Bác, toàn thân đứng vẫy tay chào, hay ít nhất là bức tượng bán thân, mới thật sự nghiêm túc, mỗi khi các đoàn đến cung kính trước Người.

Nói cho công bằng, nhóm tượng đài ở Thành phố xây dựng trước 1975 có một cái gì đó hấp dẫn hơn, gây ấn tượng mạnh mẽ hơn. Nhìn những tượng đài Trần Hưng Đạo, An Dương Vương, Trần Nguyên Hãn, Thánh Giống, Phan Đình Phùng,… thấy vừa cao sang, khí phách, hùng tráng, dũng mãnh, vừa đạt đến tính thẩm mỹ mang bản sắc dân tộc. Mỗi lần ai đi qua đó đều dừng chân lại ngắm nghía, thưởng thức, ít nhất đôi mắt của họ cũng phải dừng lại mấy giây… Những tượng đài đó đã tô đẹp cho Thành phố của chúng ta trong quá khứ, hiện tại và cả tương lai”.

Trước đây, đảng cộng sản có đưa ra một chương trình thi đua tạc tượng Bác và một chương trình tham khảo nguyên vọng nhân dân Nam bộ chọn nơi đặt tượng của Bác khi tượng được làm xong. Văn phòng thu thập ý kiến đặt tại đường Nguyễn thị Minh Khai (số nhà, Cỏ May quên mất. Tìm lại tài liệu ấy chưa được. Xin cáo lỗi.)

Sau một thời gian thăm dò ý kiến, bỗng chương trình tượng đài và địa điểm đặt tượng bị bỏ qua, không thấy báo chí nhắc tới. Trong lúc ấy, dân chúng ở Sài gòn truyền tai nhau một bài thơ bày tỏ nguyện vọng của nhân dân Nam bộ chọn nơi đặt tượng Bác Hồ, khi tượng tạc xong.

Cỏ May xin chép lại nguyên văn bài thơ ấy do chính tác giả cho “Ủy Ban Tố cáo tôi ác Hồ Chí Minh ở Paris” lúc đó để gọi là "Tưởng niệm Bác nhân ngày 19/05 của Bác":

“Ở phía sau lưng Chợ Bến Thành
Có tòa Công thự dáng thanh thanh
Mỗi ngày dân chúng đua nhau đến
Trút ruột phơi gan rất nhiệt tình
.
Tượng Bác nên đem dựng chỗ này
Để cho Bác để nắm trong tay
Bao nhiêu lòng dạ người thiên hạ
Đem đến nơi đây trút mỗi ngày
.
Chẳng biết lấy chi hiến Bác giờ
Nên xin dâng tạm bốn câu thơ
Ngày nào đã tạc xong, xin cứ
Đem khắc vào chân tượng Bác Hồ:
.
"Đây tượng Bác Hồ, bực vĩ nhân
Một thân gánh vác việc gian nan
Của toàn thiên hạ và tay kiếm
Thu hết lòng dân nước Việt Nam."

Nguyễn Ngọc Huy*

Ba câu cuối mượn ý ở câu đối của Lê Thánh Tôn ban cho làng Cổ Nhuế:

"Khoác tấm áo bào, giang tay gánh vác thiên hạ
Vung ba thước kiếm, tận thu lòng dạ thế gian"

Nguyên văn chữ hán:

"Thân trụ nhất nhung y, năng đảm thế gian đa nan sự
Thủ trì tam xích kiếm, tận thu thiên hạ chí nhân tâm."

Lúc này, người Việt hải ngoại và cả trong nuớc, ai cũng nghĩ Sài gòn đã đổi tên từ sau 30/04/1975 và mang tên Bác thì đảng cộng sản hà nội phải giữ lại một pho tượng Bác đẹp nhứt, uy nghi nhứt, đừng vội xuất cảng hết, để đem đặt tại phía sau chợ Bến Thành, nơi mà toàn dân Miền Nam đã nhứt trí chọn. Được như vậy, Bác sẽ mãn nguyện vì trước kia “Bác (từng) nhớ Miền Nam, (như) bố nhớ nhà” (Tố Hữu).

Giáo sư Nguyễn ngọc Huy đưa cho NVT tại nhà ở Sarcelles, ngoại ô Paris (Ủy Ban Tố cáo Tôi ác Hồ Chí Mnh) nhơn lúc tố cáo tội ác Hồ Chí Minh để phản đối UNESCO. Ông làm bài thơ này vào cuối thập niên 50, dĩ nhiên lúc đó chưa nghĩ tới đối tượng Hồ Chí Minh, trước khi đi ra ngoại quốc tỵ nạn chánh trị vì bị chế độ Ngô Đình Diệm đàn áp các đảng phái từng tranh đấu chống thực dân và cộng sản trước khi ông Diệm được Hoàng Đế Bảo Đại bổ nhiệm Thủ tướng.

Nguyễn thị Cỏ May

Reader's Comment
8/23/201504:37:22
Guest
co xay tuong thi bon quan tham moi co cai ma cham mut chung no thi tuong nho ai dâu dem chem het bon sau mot nay di
8/22/201512:45:55
Guest
Ba me tui Cong san nhan vien tro cua USA, JAPAN tung chiec tau tuan tra ma lai co du tien de xay 1 cai tuong dung la tro he cua Cong san Viet Nam
Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Tám năm trước, buổi sáng sau đêm bầu cử 2016 là một buổi sáng ảm đạm. Nhà ga Pentagon Metro ở Washington DC vắng lạnh. Những toa tàu thưa thớt người. Bên trong đài phát thanh RFA lặng lẽ. Nhân viên các phòng ban đi ngang qua nhau với một nụ cười gượng gạo. Nhân viên của ngân hàng Chase gần đó cắm mặt vào máy tính để điền thông tin cho khách. Khi hỏi, “Anh có xem bầu cử đêm qua không?” Anh nhân viên da đen gật đầu, không trả lời. - “Anh không vui vì kết quả phải không?” - “Bà ấy đã thua,” anh rời mắt khỏi màn hình, nhìn sang và nói. Tám năm sau, không khí đó lặp lại, trong ngột ngạt nhiều hơn. Vì sự lạc quan của nhiều người Mỹ sáng suốt trong ba tháng qua là quá lớn. Có rất nhiều thứ để họ tin và hy vọng. Trước hết là họ tin nước Mỹ đã nhìn thấy và hiểu được mối nguy hiểm mà Trump đại diện.
Nếu bạn quan tâm về những gì mình viết trên facebook, blog, diễn đàn, trang nhà, email, vân vân, nên tự cảm nhận hiệu quả của viết lách và kể chuyện của bản thân như thế nào? Quá trình “Vận chuyển tường thuật” trong thế giới điện tử trực tuyến là một trong vấn đề xã hội và cá nhân đáng chú trọng.Kể chuyện thế kỷ 21 Những tiến bộ trong công nghệ đã giúp chúng ta dễ dàng tiếp cận kiến thức gián tiếp mà chúng ta mong muốn về thế giới (Greenfield 2015; Harris và Sanborn 2013). Kể chuyện trong thế kỷ 21 đã phát triển khi mọi người tìm ra những cách mới để ghi lại, chia sẻ và tiêu thụ các câu chuyện: trò chơi, trải nghiệm cá nhân hoặc tin tức chỉ là một số ví dụ (Lundby 2008). Ngày nay, công nghệ hiện đại đã kết hợp hình ảnh với âm thanh và văn bản, đồng thời trao cho mọi người khả năng trở thành người kể chuyện cá nhân và sử dụng môi trường điện tử cho mục đích riêng (Greenfield 2015). Trong cuộc sống bão hòa công nghệ (Lenhart và cộng sự 2015), việc trao đổi câu chuyện thường diễn ra thô
Donald Trump đã trở lại và ít ai nghiệm ra rằng đây là hệ quả từ mối nguy mà Andrei Dmitrievich Sakharov đã cảnh cáo từ hơn ba phần tư thế kỷ trước: sự mê hoặc của loại “ma túy” mang tên “văn hóa quần chúng” (mass culture) và sự lan truyền của những “mê thoại đại chúng” (mass myth) nhằm tạo dựng quyền lực cho những tên mỵ dân “tàn bạo và giảo quyệt”. Sakharov (1921-1989), Nobel Hòa Bình 1975, là cha đẻ của bom khinh khí Nga nhưng quay sang chống vũ khí này và, hơn thế nữa, còn là một nhân cách trí thức vĩ đại, một nhà đấu tranh nhân quyền dũng cảm, bị lưu đày trên quê hương mình dưới sự đàn áp của chính quyền cộng sản, từ năm 1968 đến năm 1986, khi Mikhail Gorbachev tiến hành cải tổ.
Trump thắng, hơn nửa nước Mỹ và hầu như cả thế giới ngỡ ngàng, không hiểu tại sao. Thực ra, mọi chuyện rất giản dị. Chỉ cần suy ngẫm, phân tích vài con số là hiểu ngay. Lần thắng đầu, ông Trump được khoảng 63 triệu phiếu, thua bà Hillary cỡ ba triệu. Lập tức đài Fox và truyền thông của Putin hợp lực biến ông thành lãnh tụ vĩ đại của đảng Cộng hòa. Và riêng ông, với thiên tư là nhà buôn có tài, ông có khả năng bắt trúng ngay nhu cầu của khách hàng, nên rất xứng đáng với những lời xưng tụng của Putin và Fox.
Ngày 31 tháng 10 vừa qua, RFA hân hoan thông báo: “Trại giam số 6 đồng ý mở cửa ‘chuồng cọp’, hai TNLT dừng tuyệt thực sau 21 ngày”. Danh từ “chuồng cọp” trong bản tin thượng dẫn khiến tôi nhớ đến một bài báo cũ (“Ký Ức Những Ngày Ở Địa Ngục Trần Gian”) xuất hiện trên báo Nhân Dân, hồi đầu năm, hôm 01/05/24.
Điều gì xảy ra khi bạn dùng một số tiền khổng lồ mua một nền tảng mạng xã hội, dẫn đến một nửa người dùng bỏ đi, các nhãn hàng dừng quảng cáo, cuối cùng là giá trị của nó thấp hơn 1/3 số tiền đã bỏ ra mua chỉ trong vòng một năm? Đó là bạn được giao lãnh đạo cơ quan mới trong chính quyền mới – tạm thời gọi là “Bộ Cải Tổ Chính Phủ (Department of Government Efficiency - DOGE)” Và khi Elon Musk có tên trong thành phần nội các mới của tổng thống tội phạm Donald Trump ở DOGE, thì một cuộc di tản lớn nhất mạng xã hội Twitter mà Musk đã mua với giá $44 billion vào năm 2022 cũng bắt đầu. Những cây viết công nghệ có cách ví von thú vị: Một vùng đất nhỏ xinh, trong lành, sạch sẽ bên cạnh chiếc du thuyền đang chìm, mà hầu hết du khách trên đó đều bị nhiễm norovirus. Vùng đất tị nạn đó là Bluesky.
Quan hệ Mỹ-Việt Nam trong nhiệm kỳ II của Tổng thống Cộng Hòa Donald Trump sẽ không có những thay đổi đặc biệt, nếu liên lạc giữa Hoa Thịnh Đốn và Bắc Kinh vẫn giữ nguyên trạng như thời Tổng thống Dân Chủ Joe Biden.
Tổng Thống thứ 47 của Hoa Kỳ sẽ là Donald Trump. Ứng cử viên đảng Cộng hòa Donald Trump đã chính thức được tuyên bố là người chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ, với Fox News, CNN và Associated Press xác nhận. Tổng Thống Đài Loan đã gửi lờn chúc mừng. Các công ty Đài Loan đang đánh giá lại các kế hoạch ở nước ngoài của họ. Advantech Co., Ltd., một nhà sản xuất sản phẩm tự động hóa công nghiệp có trụ sở tại Đài Loan, sẽ tiếp tục phát triển tại Hoa Kỳ, Miller Chang, chủ tịch nhóm embedded-IoT (internet of things, còn dịch là internet vạn vật) của Advantech cho biết.
Khả năng “lịch sự” và “ảo luận” trong chữ nghĩa phê bình khiến cho tôi băn khoăn mỗi khi nghĩ đến văn học Việt nói chung và Văn học hải ngoại khoanh vùng.
Chỉ quá nửa đêm của ngày lịch sử 5 tháng 11, 2024, cựu tổng thống Trump đã giành chiến thắng rõ ràng trong cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ, với khả năng thắng hầu hết các tiểu bang chiến trường, đánh bại Phó Tổng thống Kamala Harris, ứng cử viên phụ nữ da màu - trở thành đảng viên Cộng hòa đầu tiên giành được số phiếu phổ thông toàn quốc sau 20 năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.