Hôm nay,  

Trước Cơn Lửa Dữ

8/24/201600:00:00(View: 5197)

Khí hậu mùa hè cực nóng và khô dễ gây hỏa hoạn tại nhiều tiểu bang miền Tây Hoa Kỳ. Cả miền Nam và Bắc California năm nay bị cháy rừng liên tục mấy vụ từ cuối tháng 7 đến giữa tháng 8, thiêu rụi nhiều ngàn mẫu rừng và hàng trăm ngôi nhà. Đã có nhiều gia đình bị buộc phải di tản trước khi lửa cháy đến khu gia cư của họ. Điều khó tin là một trong các vụ cháy rừng ở miền Bắc California lại do một người đàn ông cố ý phóng hỏa. Trong khi các tin tức về Thế vận hội Olympic tại Rio, Brazil, cũng như chuyện bầu cử ở nước nọ nước kia, hay chuyện Pokémon Go… được đưa lên đầu trang các báo và đài, thì chuyện hỏa hoạn phá hoại môi sinh trong một tiểu bang bị hạn hán kéo dài, dường như chỉ là tin tức thông thường ít người quan tâm, trừ khi cơn lửa cháy đến gần khu vực của họ.

Đời sống vốn bất toàn, vì tự bản chất, không có một cá thể nào (từ con người, gia đình, xã hội, quốc gia) thực sự độc lập và có tự tính riêng của nó. Chính sự tương hệ, tương thuộc giữa các cá thể đã làm cho hạnh phúc và khổ đau của một người, không thể là điều riêng rẻ cá biệt của mỗi người ấy. Luôn có sự tác động trực tiếp hay gián tiếp từ các yếu tố nguyên nhân, thuận duyên và nghịch duyên, cùng kết quả, từ mọi phía ảnh hưởng lên đời sống của một cá nhân.

Bất toàn, vô thường, khổ đau, vì vậy, là hệ quả tất nhiên từ nguyên lý duyên khởi, duyên sinh.

Nhưng trên thực tế đời sống, các tai họa lớn ảnh hưởng đến số đông không phải đều do thiên nhiên, mà hầu như đều do con người. Con người là tác nhân đáng sợ nhất gây tạo khổ đau cho kẻ khác chỉ vì lòng tham lam của mình.

Khi một đảng phái, một chính quyền, chỉ biết đến đặc quyền đặc lợi của mình, không quan tâm đến lợi ích của số đông thì hậu quả nước mất, nhà tan chẳng phải là điều xa vời nữa. Không có một triều đại thối nát, hại dân nào có thể tồn tại lâu dài khi nỗi thống hận khổ đau của dân bị đẩy đến chỗ tận cùng bờ mé.

Nhưng làm thế nào mà con người sống trong một xã hội, một đất nước, có thể thờ ơ, nguội lạnh, không màng đến nỗi hiểm nguy đang trờ tới và bao nỗi thống khổ đang tràn ngập chung quanh! Chỉ vì lửa chưa cháy đến nhà mình mà chỉ cháy ở đâu đó hay sao?

Lửa có thể cháy lan; mà một khi đã có người cố tình phóng hỏa thì tai họa có thể đến bất cứ khi nào, bất cứ nơi đâu.

Thật khó có thể lý giải về những người trí tuệ, từng quán sát tường tận căn nguyên và thực trạng khổ đau của kiếp người, nhưng lại không thấy, không biết về những thảm họa môi trường đã và đang xảy ra cho hàng triệu người chung quanh.

Thật khó hiểu về những người từ bi, luôn quán sát và nghiệm chứng về nỗi thống khổ của sinh linh, xót nỗi đau của muôn loài, nhưng lại không cảm, không nhận về những khổ đau mất mát của hàng triệu người dọc suốt các tỉnh ven biển.

Và cũng thật khó giải thích về những người uy dũng, từng quán niệm về thân xác huyễn mộng, thế gian vô thường, sẵn sàng hy sinh cả sinh mệnh để cứu người, cứu đời, mang lại phúc lợi cho tha nhân; lại không thể cất lên được dù chỉ là một lời nói về sự thực, hay một cử chỉ tối thiểu để bênh vực lẽ phải và công bình.

Im lặng (nếu không muốn nói là thờ ơ, vô cảm) trước thảm trạng của một đại khối dân tộc, sẽ được đánh giá như thế nào trong sử xanh mai hậu?

Chờ đợi cho đến khi nào mới gọi là đúng lúc để nói một lời trung ngôn? Cho đến khi lửa cháy trên đầu ư? — Quamuộn rồi.

Kẻ trí tuệ là người có thể thấy trước điều xảy ra cho thiên hạ qua những nguyên nhân mà kẻ khác đã gieo, đang gieo hoặc chuẩn bị gieo.

Kẻ từ bi là người có thể rơi lệ đau xót cho nhân thế trước khi các thảm trạng rơi ập xuống thân phận bé nhỏ mong manh của họ.

Kẻ uy dũng là người thấy biết và cảm nhận sâu xa thực trạng thống khổ của con người và cuộc đời, mạnh dạn dấn vào nơi hiểm nguy, mưu cầu lối thoát cho tất cả.

Một cá thể, một tổ chức (tôn giáo hay đảng phái), không đủ trí, bi và dũng trước cơn lửa dữ, sẽ không xứng đáng là một thành phần của đại khối dân tộc. Thái độ thờ ơ vô cảm sẽ cách ly mình với con người và xã hội chung quanh, trong khi tự bản chất, mỗi cá nhân là một mảng không thể tách rời trong tương quan trùng trùng với dân tộc và đất nước mà người đó sinh ra. Chúng ta không thể tự nhận mình là một thành tố của dân tộc, nếu chưa bao giờ thấy, cảm và hành động như một con người bi-trí-dũng giữa cuộc tồn sinh thống khổ nầy.

Vĩnh Hảo

California, 21.8.2016

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Cùng với danh ngôn đã đi vào lịch sử (“Đừng nghe những gì cộng sản nói. Hãy nhìn kỹ những gì cộng sản làm”) T.T Nguyễn Văn Thiệu còn có một câu nói để đời khác nữa, tuy ít nổi tiếng hơn nhưng cũng được nhiều người nhắc đi nhắc lại hoài hoài (“Đất nước còn, còn tất cả. Đất nước mất, mất tất cả”) vì nó đúng với hoàn cảnh và tâm trạng của họ...
Việt Nam khoe chính sách “Ngoại giao Cây tre” và “Quốc phòng “4 Không” như một lựa chọn khôn ngoan để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ. Nhưng Việt Nam đã không có bất cứ nỗ lực nào để đẩy Trung Quốc ra khỏi vùng Lưỡi Bò, bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trương Sa của Việt Nam, chiếm diện tích trên 3 triệu cây số vuông, hay 80% Biển Đông...
Quả là đúng thế. Putin đã tạo ra một tình huống “phức tạp” đến độ chính y cũng không biết, hoặc không có, đường lui. Thằng nhỏ hết khôn dồn ra dại hay (vẫn nói theo kiểu dân gian Việt Nam) là khôn ba năm dại một giờ!
63 năm sau ngày phát động công tác xây dựng Đảng trên 3 mặt Tư tưởng, chính trị, tổ chức”, theo quyết định của Đại hội lần thứ III tại Hà Nội năm 1960, đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) đã sa lầy hơn vào suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống để "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" và tham nhũng...
Những đồng tiền tội phạm luôn để lại dấu vết, những hành vi phạm pháp đến một ngày sẽ bị phanh phui. Với Donald Trump, 34 tội danh "ngụy tạo chứng từ kinh doanh" nhằm che giấu các hành vi phạm pháp khác trong vụ án New York đều được các công tố viên trình ra rõ ràng ngày tháng thực hiện, những ai liên quan và chi phiếu, hồ sơ nào đã được sử dụng. Đây là khúc dạo đầu trước các tội danh mà Trump đang hay sẽ bị truy tố trong các vụ điều tra khác xem ra nghiêm trọng hơn nhiều.
Đài truyền hình Pháp-Đức ARTE gần đây đặt câu hỏi: mô hình xã hội nào cho thế giới, Huxley hay Orwell? Aldous HUXLEY và George ORWELL, hai nhà văn tiên tri của thế kỷ 20, đã tiên đoán thế giới sẽ đi tới đâu dưới sự cai trị của các chế độ độc tài, toàn trị. Ngày nay, tất cả những gì họ tiên đoán đang xẩy ra trước mắt, khắp nơi, đặc biệt là bên Tàu. Cả hai đều nghĩ đều nghĩ độc tài sẽ biến con người thành cái máy, không còn cá tính, không còn nhân phẩm, không suy nghĩ, không phẫn nộ, không bất bình, hoàn toàn vô cảm, chỉ biết cúi đầu tuân lệnh để được yên ổn thở, sống và hưởng thụ. Câu hỏi rất đáng đặt cho Việt Nam. Khẩn cấp...
Nếu một ngày nào đó diễn ra ngày hội cho những người yêu tự do, yêu dân chủ trên đất nước Việt Nam, sẽ khó có thể nhìn thấy gương mặt của ông Trương Dũng, 65 tuổi, người vừa bị chính quyền Hà Nội kết án 6 năm tù giam...
Dân Việt không phải là tù nhân của địa lý. Họ được thừa hưởng cả một giang sơn xinh tươi, phong phú và giầu đẹp cơ mà. Rõ ràng: họ là những tù nhân chính trị bị giam hãm trong một chế độ lười biếng, ngu tối, tham lam, thối nát, và hèn nhát nên những kẻ nắm quyền không chỉ “hưởng lợi trời cho” bằng cách bán sạch tài nguyên (cùng nhân lực) để ăn mà còn sang nhượng cả lãnh thổ, lãnh hải và biển đảo để đổi lấy quyền lợi cùng sự an thân...
Trong bài phát biểu kết thúc hội nghị thượng đỉnh kéo dài ba ngày giữa Chủ tịch nhà nước Trung quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm tháng Ba vừa qua, Tập bảo Putin: “Ngay lúc này đây, chúng ta đang chứng kiến sự thay đổi chưa từng thấy trong suốt trăm năm qua, và chúng ta cùng nhau đẩy mạnh sự thay đổi ấy.” Hiển nhiên, không ai kỳ vọng Tập sang Moskva gặp Putin để thuyết phục Putin chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược phi chính nghĩa ở Ukraine, hầu trả lại hòa bình cho xứ sở đó. Không, không ai ngây thơ đến độ cả tin như thế. Ngược lại là đằng khác, vì Nga càng có mặt lâu dài ở Ukraine, Trung quốc càng có lợi, càng “thừa nước đục thả câu.”
Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn thuộc đảng Dân Tiến đã đến New York vào thứ Tư 29 tháng 3, khởi đầu cho chuyến thăm kéo dài 10 ngày, mà theo bà nhằm mục đích gặp gỡ và củng cố quan hệ với các đối tác hợp tác dân chủ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.