Hôm nay,  

Tháng Ba Nhớ Về Chí Sĩ Phan Châu Trinh

4/2/202118:23:00(View: 4458)

                         



blank
Chí Sĩ Phan Châu Trinh

Hàng năm cứ vào cuối tháng 3, Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh trường Phan Châu Trinh Đà Nẵng – AH CHS PCT ĐN ( Website: Phanchautrinhdanang.org ) đều cử hành long trọng ngày Giỗ Cụ Phan. Nhưng vì đại dịch Covid-19, việc làm trên đã bị gián đoạn, cũng như bao nhiêu hội đoàn khác đã không thể tổ chức tụ họp đông đủ như mọi năm.

Tuy nhiên đầu năm nay việc kiểm soát đại dịch tương đối  có chiều hướng tốt, Vaccine đã được nhiều người dân ủng hộ, chính quyền địa phương các cấp đã ban hành lệnh cho phép tụ tập không quá đông người trở lại tùy theo mỗi hoàn cảnh. Do đó Ban Chấp Hành, với sự khuyến khích của ông Hội Trưởng Phan Ứng Thời, Hội AH CHS PCT ĐN đã tổ chức một buổi họp mặt nhỏ để tưởng nhớ về Chí Sĩ Phan Châu Trinh vào trưa ngày Thứ Bảy 27/3/2021 tại một nhà hàng ở vùng Little Saigon, Nam California.

blank
Đây là lần gặp mặt đầu tiên, sau nhiều năm tháng xa cách vì dịch Covid-19 lan tràn, của đa số thành viên trong Ban Chấp Hành và một số thân hữu cùng cựu học sinh trường Phan Châu Trinh Đà Nẵng. Tuy cuộc họp mặt trong không gian giới hạn, các CHS TH PCT và thân hữu đã có giây phút tưởng nhớ về nhà cách mạng xứ Quảng, mà đa số đều hãnh diện được học dưới mái trường mang tên Cụ.

 

 Anh Hội trưởng đã tuyên bố lý do và ý nghĩa của việc tưởng nhớ Cụ trước khi mọi người cùng nhau dùng cơm trưa thân mật. Buổi họp mặt tuy đơn sơ nhưng đã là dịp làm nhắc lại tình mến yêu về mái trường xưa và bao kỷ niệm thời cắp sách đến trường. Có nhiều anh chị đã từng vào trường Phan Châu Trinh ngay những ngày phôi thai vào những đầu năm 1950’s !! Kỷ niệm xa xưa ấy, nhân chứng lâu năm ấy nào dễ ai có được như những CHS TH PCT hôm nay!

Năm nay  gần giữa phần tư của thế kỷ 21, mỗi lần nhắc về chí sĩ Phan Châu Trinh là nhắc về những cơ hội mà đất nước đã không may bỏ lỡ..

Trong số các sĩ phu đương thời và cả sau này, Cụ Phan Châu Trinh là người thấy rõ nhất những nhược điểm của con người và xã hội Việt Nam. Ông chủ trương phải thay đổi bằng cách nâng cao trình độ hiểu biết và đạo đức của người Việt, phát triển kinh tế, văn hóa dân tộc, học những tư tưởng tiến bộ của Phương Tây, từ bỏ phong tục tập quán lạc hậu... “

Chủ trương của Cụ Phan là:

    Khai dân trí: bỏ lối học tầm chương trích cú, mở trường dạy chữ Quốc ngữ cùng kiến thức khoa học thực dụng, bài trừ hủ tục xa hoa.

    Chấn dân khí: thức tỉnh tinh thần tự lực, tự cường, mọi người thấu hiểu được quyền lợi và nghĩa vụ của mình, giải thoát khỏi tư tưởng chuyên chế phong kiến.

    Hậu dân sinh: phát triển kinh tế, cho dân khai hoang làm vườn, lập hội buôn bán, sản xuất hàng trong nước v.v..

 Trong một bài viết đăng trên Đặc San của Đại Hội Toàn Thế Giới Kỳ IV tại Nam California của Hội AH CHS PCT Đà Nẵng vào tháng 7-2018, LS Đỗ Thái Nhiên (một CHS PCT) đã nhấn mạnh và khai triển đến các khía cạnh trên của Tư Tưởng Phan Châu Trinh. Ông viết “ Dân trí là bài học công bằng và lẽ phải. Dân khí là bài học đòi hỏi con người phải can đảm biến dân trí thành hành động cụ thể, phải can đảm bảo vệ công bằng và lẽ phải”.

Tiếc thay trong lúc này Việt Nam vẫn chưa có được các điều nêu trên. Đất nước vẫn còn lạc hậu về mọi mặt. Cái bề ngoài “văn minh” giả tạo dưới chế độ độc đảng độc tôn không làm cho   đất nước phú cường theo đúng nghĩa của nó.


blank

Đám tang Cụ Phan tại Sài Gòn vào ngày 24-3-1926 có rất đông đồng bào tham dự,  nhất là giới thanh niên sinh viên học sinh. Đa số tuy trải qua một thời gian ngắn với các hoạt động của Cụ Phan Châu Trinh, nhưng họ đã nhìn ra thế nào là con đường “Chính nghĩa” cho đất nước. Tiếc thay thực dân, phong kiến, học thuyết ngoại lai xâm nhập vào Việt Nam sau đó và đến bây giời đã cướp đi ước mơ của hàng triệu triệu con dân Việt..Mơ một nước Việt Nam Tự Do, Dân Chủ, Công Bằng, Pháp Trị, Canh Tân theo tinh thần Dân Tộc, không vay mượn hay trung thành với ngoại bang....


Little Saigon Một Ngày Trong Tháng Tư Đen – 2021

Võ Văn Thiệu

 

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Cuối năm là lúc con người nhìn lại về giá trị cuộc sống. Một bài viết trên trang mạng The Conversation nêu vấn đề về những vực thẳm chính trị, các cuộc chiến tranh, áp bức… và con người vì thế cảm thấy vô vọng và bất lực khi chứng kiến những thế lực đen tối diễn ra khắp nơi trên thế giới. Liệu chúng ta có thể làm được điều gì đem lại thay đổi trước những bi hoại này hay không?
Danh hiệu “Nhân Vật Của Năm” do TIME bắt đầu từ năm 1927 – theo truyền thống được trao cho những người có ảnh hưởng đáng kể trong các sự kiện toàn cầu, từ chính trị đến văn hóa, môi trường, nghệ thuật. Những người được chọn đóng vai trò như một “thước đo phong vũ” về sức lan tỏa trong xã hội đương đại. Ảnh hưởng đó, theo tiêu chuẩn do chính TIME đề ra, có thể là “for better or for worse – làm cho thế giới tốt đẹp hơn hoặc tệ hại hơn.”
Tiễn 2024, thế giới sẽ chào đón một năm mới 2025 mang theo cả bóng tối lẫn ánh sáng. Các cuộc xung đột, sự phân cực chính trị và những rủi ro khôn lường là lời nhắc nhở về sự bất ổn của thời đại. Nhưng đồng thời, khả năng phục hồi kinh tế, sự phát triển công nghệ, tinh thần hợp tác quốc tế, hơi thở và sự sống còn bất khuất của từng người mẹ, từng đứa trẻ vực dậy và vươn lên từ những đống gạch vụn đổ nát ở Ukraine, ở Gaza, ở Syria… cũng là cảm hứng và hy vọng cho tương lai nhân loại. Nhà văn Albert Camus đã viết: “Giữa mùa đông lạnh giá nhất, tôi tìm thấy, trong mình, một mùa hè bất khả chiến bại.”* Thế giới năm 2025, với tất cả những hỗn loạn, vẫn mang đến cơ hội để con người vượt qua và xây dựng một cuộc sống tốt đẹp, tử tế hơn. Đó cũng là lời chúc chân thành cuối năm của toàn ban biên tập Việt Báo gửi đến quý độc giả: một năm 2025 tràn trề cơ hội và hy vọng.
Trong ba năm học gần đây, PEN America đã ghi nhận hàng loạt trường hợp cấm sách xảy ra trên toàn nước Mỹ, đặc biệt trong các trường công lập. Những nỗ lực xóa bỏ một số câu chuyện và bản sắc khỏi thư viện trường học không chỉ gia tăng mà còn trở thành dấu hiệu của một sự chuyển đổi lớn hơn, đặt ra câu hỏi nghiêm trọng về tương lai của giáo dục công lập. Việc kiểm duyệt này phản ánh một xu hướng đáng lo ngại: sự tập trung vào việc kiểm soát nội dung văn hóa và giáo dục, thay vì khuyến khích học sinh tiếp cận kiến thức đa chiều.
Syria đang sống trong một bước ngoặt lịch sử sau khi chế độ độc tài sụp đổ nhanh chóng và Bashar al-Assad trốn sang Nga để tị nạn. Các nhóm nổi dậy chiến thắng đang cố gắng duy trì trật tự công cộng và thảo luận về các kịch bản cho tương lai. Lòng dân hân hoan về một khởi đầu mới đầy hứa hẹn pha trộn với những lo âu vì tương lai đất nước còn đầy bất trắc. Trong 54 năm qua, chế độ Assad đã cai trị đất nước như một tài sản riêng của gia đình và bảo vệ cho chế độ trường tồn là khẩu hiệu chung của giới thân cận.
Các số liệu gần đây cho thấy những thách thức mà nhà lãnh đạo Trung Quốc phải đối mặt để phục hồi kinh tế cho năm 2025, khi quan hệ thương mại với thị trường xuất khẩu lớn nhất của Trung Quốc có thể xấu đi cùng lúc mức tiêu thụ trong nước vẫn sụt giảm. Và thật sự thì nền kinh tế Trung Quốc tệ đến mức nào? Việc đặt câu hỏi này ngày càng trở nên hợp lý khi Trung Quốc đang đối mặt với tình trạng sản xuất trì trễ và tiền tệ mất giá kéo dài trong những năm gần đây. Đặc biệt, chính quyền Bắc Kinh dường như không muốn công khai toàn bộ thực trạng.
Chiều ngày Thứ Ba 17/12, tòa án New York kết án Luigi Mangione 11 tội danh, bao gồm tội giết người cấp độ 1, hai tội giết người cấp độ 2 cùng các tội danh khác về vũ khí và làm giả danh tính. Theo bản cáo trạng, một bồi thẩm đoàn ở Manhattan đã truy tố Mangione về tội giết người cấp độ hai là tội khủng bố. Tòa đã kết tội hành động của Luigi Mangione – một hành động nổi loạn khó có thể bào chữa dù đó là tiếng kêu cuối cùng của tuyệt vọng.
Ngay từ thời điểm này, cho dù chưa chính thức bước vào Tòa Bạch Ốc, tổng thống đắc cử Donald Trump đã hứa hẹn một chiến dịch bài trừ di dân lớn nhất lịch sử Mỹ. Những cuộc kiểm soát, bắt bớ, trục xuất di dân dự kiến sẽ diễn ra với qui mô lớn trong vài năm tới. Nhiều sắc dân nhập cư ở Mỹ sẽ phải lo lắng, nhưng cộng đồng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất sẽ là cộng đồng di dân gốc Mỹ Latin. Lời hứa này đang làm hài lòng những người Mỹ xem dân nhập cư là kẻ cướp đi việc làm và quyền lợi của mình. Rất đông trong số này thuộc các cộng đồng di dân, trong đó có cộng đồng gốc Việt. Tuy nhiên, có bao nhiêu người thấy được toàn cảnh ảnh hưởng của những chính sách bài trừ di dân đến nền kinh tế và xã hội Hoa Kỳ?
Trong tài liệu của Thư Viện Quốc Hội ghi rằng, nguồn gốc của quyền ân xá trong Hiến Pháp Hoa Kỳ đến từ lịch sử Anh quốc. Quyền ân xá xuất hiện lần đầu tiên dưới thời trị vì của Vua Ine xứ Wessex vào thế kỷ thứ bảy. Mặc dù tình trạng lạm dụng quyền ân xá ngày càng tăng theo thời gian, dẫn đến những hạn chế sau đó, nhưng quyền ân xá vẫn tồn tại trong suốt thời kỳ thuộc địa của Mỹ.
Tôi cộng tác với tuần báo Trẻ (tờ báo có nhiều ấn bản nhất tại Hoa Kỳ) gần hai chục năm qua. Sự gắn bó lâu dài này không chỉ vì tấm lòng yêu nghề (và thái độ thân thiện cởi mở) của ban biên tập mà còn vì chút tình riêng. Mỗi tuần Trẻ đều dành hẳn một trang báo, để trân trọng giới thiệu đến độc giả hai ba vị thương phế binh (Việt Nam Cộng Hòa) đang sống trong cảnh rất ngặt nghèo ở quê nhà. Nhìn hình ảnh đồng đội của mình đang ngồi trên xe lăn, hay nằm thoi thóp trong một gian nhà tồi tàn nào đó – lắm lúc – tôi không khỏi băn khoăn tự hỏi: “Liệu có còn ai nhớ đến những kẻ đã từng vì đời mà đi không vậy?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.