Hôm nay,  

Đọc Chuyện Rồng 5 Móng

6/4/201200:00:00(View: 7854)
Bạn thân,
Có những chuyện thoạt xem có vẻ như đơn giản, nhưng thực ra là từ những tâm cơ trí tuệ, và mang theo cả một tự hào dân tộc.

Hãy xem qua cả ngàn năm, ông bà mình đã giằng co như thế với Trung Quốc, từ chiếc áo tứ thân cho tới nón lá, từ khăn bịt đầu tráng sĩ cho tới món ăn... cũng đều dị biệt, cố ý dị biệt. Không chỉ vì ưa thích dị biệt, mà còn xem đó như thể hiện bản sắc để không bị đồng hóa, không bị xóa sổ trước biển người Trung Hoa...

Thí dụ, chữ Nôm và chữ Hán. Thí dụ, trong khi sĩ phu TQ làm thơ thất ngôn, ngũ ngôn... kẻ sĩ Việt lại làm thơ lục bát, làm thơ thất ngôn lục bát, và vân vân.

Ai bảo ông bà mình lệ thuộc là không hiểu gì về văn hóa.

Hay thí dụ, chuyện rồng Việt Nam chỉ có 5 móng, trong khi rồng Tàu có 4 móng.

Ai bảo ông bà mình lệ thuộc phương Bắc đâu? Những chi tiết dị biệt như thế, là do một nếp văn hóa bền vững và tinh tế, chứ không tự nhiên đột khởi.

Học giả Đinh Văn Niêm trong một bài viết trên thông tấn Bee, tức tạp chí Kiến Thức, giả thích về “Ý nghĩa rồng 5 móng của nhà Nguyễn.”

Bài viết trích như sau:

“Để thể hiện tính độc lập giữa Hoàng đế Việt Nam và các nước láng giềng, Vua Gia Long đã có chỉ dụ về quy định các hình thêu, đúc rồng trên trang phục, đồ dùng của vua và hoàng thái tử chỉ được thêu rồng 5 móng, khác với rồng 4 móng của Trung Hoa.

Tháng 3 năm Bính Tý niên hiệu Gia Long thứ 15 (1816) lập xong ngôi Hoàng thái tử, vua Gia Long ra chỉ dụ về việc chế mũ áo và đồ lỗ bộ cho Hoàng thái tử.

Đại triều: Mũ có 7 con rồng trang sức bằng vàng và hạt châu, áo long bào cổ viền, màu đại hồng, xiêm y, đai vàng, hia và bít tất đủ bộ. Tất cả đều thêu rồng 5 móng.

Thường triều: Mũ dùng kiểu xuân thu, trang sức bằng vàng và hạt châu. Áo dùng áo tràng vạt cổ trắng màu sắc: nâu, xanh, lam, đen... tuỳ dùng. Bổ tử thêu rồng 5 móng nền vàng. Các thứ trang dụng khác của Hoàng thái tử thì số lượng, kích thước, hình dáng, màu sắc đều có quy định riêng biệt, tất cả đều khảm chạm rồng 5 móng...” (hết trích)

Thế đấy, thế đấy... Hãy nhớ bài học của ông bà, và đừng chạy theo bất kỳ ai, mình học nhưng không có nghĩa là làm mất bản sắc của mình.

Không trở thành ai, dù là Tàu, là Hàn Quốc, là Mỹ... Mà phải là mình trước tiên.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Núi Cấm vẫn không ngưng các huyền thoại: từ nơi tu hành của các bậc kỳ nhân, cho tới nơi ẩn tích của các đaị võ sư danh trấn giang hồ, tới chuyện cọp ra nằm nghe tụng kinh.... và bây giờ là chuyện đại gia lên núi Cấm mua đất 'long mạch' để con cháu đời đời giàu sang phú quý.
Chuyện vừa mới xảy ra tại VN, làm biết bao nhiêu Phật Tử nản lòng: một nhà sư lên sân khấu hôn môi với ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng. Chưa hết, đây là buổi văn nghệ gây quỹ, nghĩa là sư đã phạm giới vui chơi văn nghệ. Chưa hết, sư lại lấy tiền ra mua một chai rượu -- Nghĩa là xài tiền chúng sinh cúng dường, và mua một món bị giới luật cấm.
Với lòng tin, chúng ta có thể nhìn ra đủ thứ hình Phật, Chúa, Tiên, Thánh... trên các chòm mây. Tất nhiên, nói thế chỉ đơn giản có ý rằng chính nhân loaị đã nhận ra đủ thứ hiện tượng tùy tâm hóa hiện. Có thể là có thật, cũng có thể là ảo tưởng. Nhưng ít nhất, niềm tin vào cảnh giới siêu hình sẽ gìn giữ chúng ta trong cương vực đaọ đức. Không dám làm ác nữa. Hoặc giả, sẽ giảm bớt làm ác.
Mỗi dân tộc đều có một nền văn hóa riêng biệt, trong đó âm nhạc là một mảng gìn giữ di sản trao truyền nhiều đời. Dĩ nhiên, qua thời gian rồi sẽ có những mảng biến mất, nhưng không vì thế mà chúng ta phải hấp tấp chạy theo nhạc Tây,
Có cầu, tất có cung. Đó là quy luật thị trường. Tự nhiên như thế. Có những chuyện muôn đời đã thấy như thế. Cứ nhìn vào thị trường cũng thấy, các cửa khẩu biên giới đang là nơi tuôn vào gà lậu, gạo lậu, điện thoại lậu, vàng lậu, vân vân... nghĩa là đủ thứ thượng vàng hạ cám.
Người nông dân trước giờ được ca ngợi là chỗ dựa của đảng và nhà nước CSVN, nhưng bây giờ thì hết rồi. Bất kể rằng, nông dân thời nào cũng muốn bình yên, vì muốn lo chuyện cơm no, áo ấm là đủ.
Ngày xưa, đọc truyện Tàu, cứ nghe chuyện dân giang hồ ưa đặt trạm để thu tiền mãi lộ, tớ chẳng hiểu bao nhiêu. Bây giờ ngẫm chuyện nước mình thì mới ngộ ra lắm chuyện.
Một thời chúng ta nghe chuyện rằng xã hội chủ nghĩa là nơi ai cũng có cơ hội bình đẳng, nơi ai cũng “làm theo lao động, hưởng theo nhu cầu,” nhưng rồi những hình ảnh mơ tưởng này đã tan vỡ từ mấy thập niên nay, kể từ khi Miền Bắc khám phá ra một Miền Nam của thịnh vượng, của tự do, của dân chủ, và của tử tế nhiều lần hơn.
Có vẻ như Việt Nam đang lạm phát văn bằng. Kể cả văn bằng Tiến sĩ. Chuyện mới lạ, nước vẫn nghèo, mà văn bằng Tiến sĩ đầy phố, chẳng thấy phát minh gì, chỉ thấy “thật, giả” không còn phân biệt nổi.
Đất nước vẫn còn lúng túng, cứ như dường chưa biết phải đổi mới giáo dục ra sao để có thể chạy kịp với các nước láng giềng.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.