Hôm nay,  

Đọc Chuyện Rồng 5 Móng

6/4/201200:00:00(View: 7826)
Bạn thân,
Có những chuyện thoạt xem có vẻ như đơn giản, nhưng thực ra là từ những tâm cơ trí tuệ, và mang theo cả một tự hào dân tộc.

Hãy xem qua cả ngàn năm, ông bà mình đã giằng co như thế với Trung Quốc, từ chiếc áo tứ thân cho tới nón lá, từ khăn bịt đầu tráng sĩ cho tới món ăn... cũng đều dị biệt, cố ý dị biệt. Không chỉ vì ưa thích dị biệt, mà còn xem đó như thể hiện bản sắc để không bị đồng hóa, không bị xóa sổ trước biển người Trung Hoa...

Thí dụ, chữ Nôm và chữ Hán. Thí dụ, trong khi sĩ phu TQ làm thơ thất ngôn, ngũ ngôn... kẻ sĩ Việt lại làm thơ lục bát, làm thơ thất ngôn lục bát, và vân vân.

Ai bảo ông bà mình lệ thuộc là không hiểu gì về văn hóa.

Hay thí dụ, chuyện rồng Việt Nam chỉ có 5 móng, trong khi rồng Tàu có 4 móng.

Ai bảo ông bà mình lệ thuộc phương Bắc đâu? Những chi tiết dị biệt như thế, là do một nếp văn hóa bền vững và tinh tế, chứ không tự nhiên đột khởi.

Học giả Đinh Văn Niêm trong một bài viết trên thông tấn Bee, tức tạp chí Kiến Thức, giả thích về “Ý nghĩa rồng 5 móng của nhà Nguyễn.”

Bài viết trích như sau:

“Để thể hiện tính độc lập giữa Hoàng đế Việt Nam và các nước láng giềng, Vua Gia Long đã có chỉ dụ về quy định các hình thêu, đúc rồng trên trang phục, đồ dùng của vua và hoàng thái tử chỉ được thêu rồng 5 móng, khác với rồng 4 móng của Trung Hoa.

Tháng 3 năm Bính Tý niên hiệu Gia Long thứ 15 (1816) lập xong ngôi Hoàng thái tử, vua Gia Long ra chỉ dụ về việc chế mũ áo và đồ lỗ bộ cho Hoàng thái tử.

Đại triều: Mũ có 7 con rồng trang sức bằng vàng và hạt châu, áo long bào cổ viền, màu đại hồng, xiêm y, đai vàng, hia và bít tất đủ bộ. Tất cả đều thêu rồng 5 móng.

Thường triều: Mũ dùng kiểu xuân thu, trang sức bằng vàng và hạt châu. Áo dùng áo tràng vạt cổ trắng màu sắc: nâu, xanh, lam, đen... tuỳ dùng. Bổ tử thêu rồng 5 móng nền vàng. Các thứ trang dụng khác của Hoàng thái tử thì số lượng, kích thước, hình dáng, màu sắc đều có quy định riêng biệt, tất cả đều khảm chạm rồng 5 móng...” (hết trích)

Thế đấy, thế đấy... Hãy nhớ bài học của ông bà, và đừng chạy theo bất kỳ ai, mình học nhưng không có nghĩa là làm mất bản sắc của mình.

Không trở thành ai, dù là Tàu, là Hàn Quốc, là Mỹ... Mà phải là mình trước tiên.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Văn chương là vùng đất của nhiều kho tàng ẩn kín. Không phải ai cũng dễ dàng thấy được các kho tàng này.
Có phải thương lái Trung Quốc đã đưa máy vi tính, tức là máy điện toán, kiểu nhái, kiểu dỏm vào VN để gài các thiết bị lâu dài khủng bố?
Không có gì hơn tình mẹ. Kinh Phật nói rằng, mỗi người đều có 2 vị Phật trong nhà là ba và mẹ. Cuộc đời đi tìm mãi, tận chân trời góc biển, vẫn không thể tìm đâu ra lòng ba mẹ thương con không ngằn mé.
Vào nhà thương tâm thần là chuyện hy hữu, và đau đớn đối với tất cả các gia đình có người thân vướng bệnh. Vấn đề là, trước kia chúng ta rất ít nghe về bệnh tâm thần.
Một thời, chúng ta từng nghe rằng giai cấp công nhân là lực lượng tiền phong của cách mạng vô sản, vì họ không có gì hết và vì thế họ sẵn sàng hy sinh để xây dựng “một xã hội mới công bằng hơn, nơi không có người bóc lột người.”
Một viện nghiên cứu tại Đại Học Harvard của Mỹ chuyên về giá trị tư tưởng và sự nghiệp của Phật Hoàng Trần Nhân Tông? Đúng vậy, và rất là bất ngờ.
Một trong những nơi tuyệt vời phải nói là Đà Lạt.
Xuất ngoại là một trò thể dục thể thao của các quan chức nhà nước. Vừa xài tiền chính phủ, thay vì phải chi tiền ra mua vé đi tour, vừa có tiếng thơm là đi công tác cho đất nước.
Trong những cuốn sách chúng ta đọc thời thơ ấu, có rất nhiều cuốn là dịch từ văn học quốc tế. Và may mắn là thế. May mắn cho những ai lớn dậy trong những năm cầm sách, được đọc các tác phẩm lớn.
Xiết cổ đây không có nghĩa văn chương kiểu dân mình thường nói, như khi nói về “vay cắt cổ,” hay về trạng thái bị bao vây... Nói xiết cổ là đưa hai tay xiết cổ một ai đó.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.