Hôm nay,  

Bữa Cỗ Làng Quê

06/06/201200:00:00(Xem: 10824)
Bạn thân,
Có những phong tục đã trở thành gánh nặng cho người dân. Trong đó, là chuyện “ăn uống, cỗ bàn” tại nhiều địa phương làng quê.

Nhà văn Đào Ngọc Oanh trong bài viết trên báo Nhân Dân nêu rõ trên tựa đề là “Méo mặt lo đám xứ làng quê.”

Cần phảỉ ghi chú rằng, miền bắc gọi “ăn cỗ,” miền nam gọi là “ăn tiệc,” hay còn kiểu nói là “tiệc tùng” trong cách điệp âm để thấy đó là gần như lời than.

Chuyện xảy ra ở Thái Bình, tiệc tùng nhiều vô số kể, làm người dân hao tài tốn của vì cứ phải đi ăn tiệc hoài. Trong khi ăn tiệc ở miền nam, thường là đi xuông, thì phía bắc lại có màn phaỉ cầm theo phong bì, thế là lại thêm gánh nặng.

Bài báo Nhân Dân kể, trích:

“...ở làng quê bây giờ có việc gì người ta cũng tổ chức ăn cỗ. Từ ăn cỗ đám mừng thọ đến cỗ đám giỗ, đám tang, đám xây cất mồ mả, đám cưới, đám dựng nhà (tân gia), đám liên hoan con đỗ đại học.v.v.

Một đám mừng thọ gia chủ làm khoảng 40 đến 50 mâm cỗ mời bà con, anh em, họ hàng. Sau khi tổ chức ăn uống xong thì mới đến việc chúc thọ. Bà con đến chúc mừng và tặng quà. Người ta mừng bức trướng, bánh kẹo nhưng nhanh và nhiều nhất là mừng …phong bì. Từ mấy chục đến cả trăm, phong bì ở quê giờ cũng làm méo mặt biết bao người không như trước kia người đi giỗ chỉ mang hương, hoa, rượu, quả đến thắp hương. Đám giỗ không chỉ mời anh em, bà con láng giềng mà còn thêm bạn bè của con, của cháu đông vui nhộn nhịp với gần 20 mâm cỗ...


Trong các đám ở quê có lẽ tốn kém nhất là đám cưới và đám tang. Nhà có đám phải tổ chức ăn uống trong ít nhất hai ngày. Theo người dân ở quê thì: Lệ làng phải thế! Nếu đám cưới nhà nào thuê nấu cỗ và không có người đến giúp thì sẽ mất vui và người làng chê trách...”

Chê trách? Làm đám mà không nấu cỗ hai ngày thì bị chê trách? Thế là mạt vận rồi. Bài báo cho biết trung bình người dân làng quê Thái Bình ăn tiệc nhiều tới thê thảm, tới nổi nhiều người phải bỏ xứ mà đi:

“Cô Thanh, người phụ nữ sống độc thân trong làng cho biết: “Chắc sắp tới cô phải lên Hà Nội kiếm việc làm, chứ ở quê trông chờ vào cây lúa, mớ rau mà đi đám xứ suốt thì không đủ ăn”. Cô kể có khi một tuần cô đi dự hai, ba đám liền. Ông bà hàng xóm nhà cô con cái gửi tiền về dưỡng già nhưng do đi đám nhiều nên giờ không có đủ tiền lo thuốc thang.”

Thế thì, ăn cỗ cũng là tra tấn vậy. Lẽ ra các quan xã phải cấm chứ, quê đã nghèo mà sao lại làm thế.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tín ngưỡng dân gian là những gì lạ lùng, nó ăn sâu vào máu mình tự nhiên. Nơi đó là một tập thể, một sắc dân, một dân tộc... khi chia sẻ tín ngưỡng này đã tự hình thành một căn cước tập thể: chung một mái nhà tín ngưỡng.
Chưa có thời nào bằng Tiến Sĩ giá rẻ như thời này: chỉ có 13 triệu đồng. Nghĩa là rẻ, và không mất thì giờ học hành gì hết. Tất nhiên là bằng giả, bằng dỏm.
Chuyện chỉ xảy ra tại thiên đường xã hội chủ nghĩa Việt Nam -- nơi chỉ vài ngày trước đã được nhiều báo chí nhà nước dựa theo một bản xếp hạng nào đó đã mệnh danh Việt Nam là nơi hạnh phúc thứ nhì thế giới,
Trong khi dân mình đa số còn mệt mỏi với chuyện kiếm cơm hàng ngaỳ, nhiều thú cưng của nhà giàu được cung ứng đủ thứ hàng hiệu phủ phê.
Khó nhất hiện nay là giữ gìn văn hóa cổ, đặc biệt là nền âm nhạc cổ. Đơn giản vì nghề cổ nhạc, dù ở miền Nam hay miền Bắc VN, đều kiếm tiền rất là vất vả, và thường khi chẳng kiếm được xu nào, mà lcòn lỗ thê thảm.Có thể hỏi các nghệ sĩ cổ nhạc là biết, từ cải lương, vọng cổ Miền Nam, tới bài chòi, hát bộ Miền Trung, và tới hát xoan, hát quan họ Miền Bắc...
Khi lời được thốt lên, khi chữ được viết xuống... là khi lòng mình được phơi mở. Chính từ ngôn ngữ và chữ viết, truyền thông được hình thành giữa người với người.
Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.