Hôm nay,  

Bữa Cỗ Làng Quê

6/6/201200:00:00(View: 10819)
Bạn thân,
Có những phong tục đã trở thành gánh nặng cho người dân. Trong đó, là chuyện “ăn uống, cỗ bàn” tại nhiều địa phương làng quê.

Nhà văn Đào Ngọc Oanh trong bài viết trên báo Nhân Dân nêu rõ trên tựa đề là “Méo mặt lo đám xứ làng quê.”

Cần phảỉ ghi chú rằng, miền bắc gọi “ăn cỗ,” miền nam gọi là “ăn tiệc,” hay còn kiểu nói là “tiệc tùng” trong cách điệp âm để thấy đó là gần như lời than.

Chuyện xảy ra ở Thái Bình, tiệc tùng nhiều vô số kể, làm người dân hao tài tốn của vì cứ phải đi ăn tiệc hoài. Trong khi ăn tiệc ở miền nam, thường là đi xuông, thì phía bắc lại có màn phaỉ cầm theo phong bì, thế là lại thêm gánh nặng.

Bài báo Nhân Dân kể, trích:

“...ở làng quê bây giờ có việc gì người ta cũng tổ chức ăn cỗ. Từ ăn cỗ đám mừng thọ đến cỗ đám giỗ, đám tang, đám xây cất mồ mả, đám cưới, đám dựng nhà (tân gia), đám liên hoan con đỗ đại học.v.v.

Một đám mừng thọ gia chủ làm khoảng 40 đến 50 mâm cỗ mời bà con, anh em, họ hàng. Sau khi tổ chức ăn uống xong thì mới đến việc chúc thọ. Bà con đến chúc mừng và tặng quà. Người ta mừng bức trướng, bánh kẹo nhưng nhanh và nhiều nhất là mừng …phong bì. Từ mấy chục đến cả trăm, phong bì ở quê giờ cũng làm méo mặt biết bao người không như trước kia người đi giỗ chỉ mang hương, hoa, rượu, quả đến thắp hương. Đám giỗ không chỉ mời anh em, bà con láng giềng mà còn thêm bạn bè của con, của cháu đông vui nhộn nhịp với gần 20 mâm cỗ...


Trong các đám ở quê có lẽ tốn kém nhất là đám cưới và đám tang. Nhà có đám phải tổ chức ăn uống trong ít nhất hai ngày. Theo người dân ở quê thì: Lệ làng phải thế! Nếu đám cưới nhà nào thuê nấu cỗ và không có người đến giúp thì sẽ mất vui và người làng chê trách...”

Chê trách? Làm đám mà không nấu cỗ hai ngày thì bị chê trách? Thế là mạt vận rồi. Bài báo cho biết trung bình người dân làng quê Thái Bình ăn tiệc nhiều tới thê thảm, tới nổi nhiều người phải bỏ xứ mà đi:

“Cô Thanh, người phụ nữ sống độc thân trong làng cho biết: “Chắc sắp tới cô phải lên Hà Nội kiếm việc làm, chứ ở quê trông chờ vào cây lúa, mớ rau mà đi đám xứ suốt thì không đủ ăn”. Cô kể có khi một tuần cô đi dự hai, ba đám liền. Ông bà hàng xóm nhà cô con cái gửi tiền về dưỡng già nhưng do đi đám nhiều nên giờ không có đủ tiền lo thuốc thang.”

Thế thì, ăn cỗ cũng là tra tấn vậy. Lẽ ra các quan xã phải cấm chứ, quê đã nghèo mà sao lại làm thế.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Chuyện con cháu hỗn với ba mẹ bây giờ đã thường gặp hơn. Mà có điều lạ, trẻ em Miền Nam ít hỗn với ba mẹ hơn là trẻ em Miền Bắc. Nói thế là nhìn chung thôi, vì vẫn là cá biệt.
Nhà thơ Inrasana không chỉ là một nhà thơ nổi tiếng, nhưng ông cũng làm một hòa hài độc đáo giữa tinh hoa văn hóa Việt và Champa. Inrasara không chỉ là một cánh cửa lớn cho người muốn tìm hiểu về thi ca Việt và Chăm, mà còn là một kho tàng cất giữ lớn những gì rất nhiều người tưởng là đã mất.
Thế gian mình nhiều chuyện lạ, đặc biệt là thời này. Không biết có phải là vì thời này là mạt pháp, hay vì đó chỉ đơn giản là nghiệp lực thị hiện. Nghĩa là, những chuyện có trời mới hiểu.
Có rất nhiều những con số làm chúng ta bùi ngùi trong đời. Thí dụ, khi lên tuổi 50, hay tuổi 60. Chúng ta không cản nổi thời gian, và tóc bạc vẫn lặng lẽ bay tới, chen vào tóc, từng ngày.
Nghe bạn nói rằng, đa số hàng bên Mỹ là đồ nhập khẩu từ Trung Quốc, mình mới giựt mình xem lại, hóa ra Việt Nam còn nhập đủ thứ hơn nữa.
Lúc nào cũng thế, hễ có giai nhân là có chuyện để tranh cãi. Như bây giờ, chuyện các cô hoa hậu, người mẫu, diễn viên bán dâm vẫn là đề tài bàn cãi chưa dứt ngoài phố, trong nhà, và cả trên báo chí... những nơi mà thời bao cấp không cho bàn luận công khai chuyện này lâu dài như thế.
Khi nào vàng mất giá trị của vàng? Đó là câu hỏi và là nỗi lo cho người dân Việt hiện nay.
Bây giờ, mở tờ báo nào ra xem, cũng thấy những lời kêu gọi đổi mới giáo dục, hay canh tân giáo dục, và vân vân.
Trong những giây phút nguy hiểm, khi tên tuổi tan vỡ vì những lỗi lầm của mình, đôi khi lời nói từ một người bạn thân, tuy không cứu vãn được, nhưng cũng có thể làm ấm lòng. Nhất là khi nêu ra một sự thật.
Hãy hình dung rằng bạn lấy 1/5 hay 1/4 một bài viết của khoa học gia Albert Einstein và ghi tên bạn là tác giả. Như thế gọi là đạo văn.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.