Hôm nay,  

Bữa Cỗ Làng Quê

6/6/201200:00:00(View: 10822)
Bạn thân,
Có những phong tục đã trở thành gánh nặng cho người dân. Trong đó, là chuyện “ăn uống, cỗ bàn” tại nhiều địa phương làng quê.

Nhà văn Đào Ngọc Oanh trong bài viết trên báo Nhân Dân nêu rõ trên tựa đề là “Méo mặt lo đám xứ làng quê.”

Cần phảỉ ghi chú rằng, miền bắc gọi “ăn cỗ,” miền nam gọi là “ăn tiệc,” hay còn kiểu nói là “tiệc tùng” trong cách điệp âm để thấy đó là gần như lời than.

Chuyện xảy ra ở Thái Bình, tiệc tùng nhiều vô số kể, làm người dân hao tài tốn của vì cứ phải đi ăn tiệc hoài. Trong khi ăn tiệc ở miền nam, thường là đi xuông, thì phía bắc lại có màn phaỉ cầm theo phong bì, thế là lại thêm gánh nặng.

Bài báo Nhân Dân kể, trích:

“...ở làng quê bây giờ có việc gì người ta cũng tổ chức ăn cỗ. Từ ăn cỗ đám mừng thọ đến cỗ đám giỗ, đám tang, đám xây cất mồ mả, đám cưới, đám dựng nhà (tân gia), đám liên hoan con đỗ đại học.v.v.

Một đám mừng thọ gia chủ làm khoảng 40 đến 50 mâm cỗ mời bà con, anh em, họ hàng. Sau khi tổ chức ăn uống xong thì mới đến việc chúc thọ. Bà con đến chúc mừng và tặng quà. Người ta mừng bức trướng, bánh kẹo nhưng nhanh và nhiều nhất là mừng …phong bì. Từ mấy chục đến cả trăm, phong bì ở quê giờ cũng làm méo mặt biết bao người không như trước kia người đi giỗ chỉ mang hương, hoa, rượu, quả đến thắp hương. Đám giỗ không chỉ mời anh em, bà con láng giềng mà còn thêm bạn bè của con, của cháu đông vui nhộn nhịp với gần 20 mâm cỗ...


Trong các đám ở quê có lẽ tốn kém nhất là đám cưới và đám tang. Nhà có đám phải tổ chức ăn uống trong ít nhất hai ngày. Theo người dân ở quê thì: Lệ làng phải thế! Nếu đám cưới nhà nào thuê nấu cỗ và không có người đến giúp thì sẽ mất vui và người làng chê trách...”

Chê trách? Làm đám mà không nấu cỗ hai ngày thì bị chê trách? Thế là mạt vận rồi. Bài báo cho biết trung bình người dân làng quê Thái Bình ăn tiệc nhiều tới thê thảm, tới nổi nhiều người phải bỏ xứ mà đi:

“Cô Thanh, người phụ nữ sống độc thân trong làng cho biết: “Chắc sắp tới cô phải lên Hà Nội kiếm việc làm, chứ ở quê trông chờ vào cây lúa, mớ rau mà đi đám xứ suốt thì không đủ ăn”. Cô kể có khi một tuần cô đi dự hai, ba đám liền. Ông bà hàng xóm nhà cô con cái gửi tiền về dưỡng già nhưng do đi đám nhiều nên giờ không có đủ tiền lo thuốc thang.”

Thế thì, ăn cỗ cũng là tra tấn vậy. Lẽ ra các quan xã phải cấm chứ, quê đã nghèo mà sao lại làm thế.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Nghệ sĩ thời kinh tế suy thoái tất nhiên là thê thảm... Dĩ nhiên là cũng có những nghệ sĩ ăn nên làm ra, kiếm tiền dễ dàng, nhưng phần đông vẫn là gian nan khó sống.
Tiếng Việt là một ngôn ngữ chuyển biến qua từng thời kỳ, góp thêm những từ mới từng năm để làm phong phú thêm, và đẩy vào lãng quên nhiều từ cũ không còn được bao nhiêu người sử dụng. Nhưng đôi khi tình trạng mở cửa của ngôn ngữ đã bị lạm dụng, tới mức có thể gọi là mở toang cho cả rác rưởi phi-ngữ-học vào.
Thời buổi khoa học, chuyện gì cũng tìm cách đưa khoa học ra lý giải, hễ bệnh là đưa bác sĩ ra bàn luận... vậy mà nhiều người lại tin là cần thay đổi số mệnh tử vi để đời bớt khổ...
Có những chuyện tưởng như là đơn giản, nhưng lại cứ bị đưa vào danh sách tối mật. Thí dụ, danh sách các ca khúc còn bị chính phủ Hà Nội cấm hát... sau gần 4 thập niên vẫn chưa được nêu rõ. Cụ thể, có thể hỏi rằng, ca khúc nào của các nhạc sĩ Miền Nam đã được cho phép hát? Không có câu tar3 lời minh bạch.
Cái thời nữ sinh e ấp bây giờ không còn bao nhiêu nữa. Chuyện đau lòng là, tình hình nữ sinh mất đạo đức ngày một tăng.
Học sử, thế nào cũng nghiệm ra vài điều lý thú. Nhưng rất nhiều người tìm lại sử, có lẽ cũng chỉ vì không nói thẳng được những lời muốn nói cho chuyện thời nay.
Bạn thân, nhà nước đang than phiền rằng sách giả đang tràn lan tại Việt Nam. Và nhà nước vẫn đang lúng túng trước nạn sách giả lan tràn. Thế là, họ đòi “quản lý toàn diện.”
Tay không thì là hỏng, nhưng tay cầm phong bì lại là chìa khóa vạn năng, mở được vô số cửa dù là hóc hiểm tới đâu. Đó là chuyện của quê nhà.
Nhiều danh từ hiện nay đang bị tránh né tại Việt Nam, trong đó có chữ “đình công.” Có phải chữ này là cái gì ghê gớm hay không? Hay phải chăng, nhà nước VN bây giờ không còn đại diện cho giai cấp công nhân nữa? Đó là những câu hỏi liên tục gợi ra trong các bản tin về lao động.
Nên phiên âm thế này, hay phiên âm thế kia, hay là nên bỏ hẳn phiên âm? Đó là những câu hỏi nêu ra nhiều thập niên trước, vậy mà bây giờ Bộ Giáo Dục vẫn còn chưa trả lời xong.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.