Hôm nay,  

Nhập Viện Tâm Thần

8/16/201200:00:00(View: 13030)
Bạn thân,
Vào nhà thương tâm thần là chuyện hy hữu, và đau đớn đối với tất cả các gia đình có người thân vướng bệnh. Vấn đề là, trước kia chúng ta rất ít nghe về bệnh tâm thần.

Thời trước, nổi tiếng nhất ở Miền Nam là Nhà Thương Điên Biên Hòa. Nói thế, nghĩa là bệnh tới mức nguy ngập, phải đưa vào nhập viện. Bởi vì trường hợp nhẹ, thường các gia đình đều giữ người thân ở nhà, vì không nỡ đưa con vào sống quản chế tập thế, dù là dưới sự giám sát của các bác sĩ.

Tại sao thời trước ít nghe chuyện bệnh như thế? Có phải xã hội lúc đó ít vấn đề hơn? Thực tế, lúc đó là chiến tranh, lẽ ra phải căng thẳng thần kinh nhiều hơn chứ?

Bây giờ, bản tin báo Kiến Thức (tức thông tấn Bee) cho biết rằng nhiều du học sinh nhập viện tâm thần, hơn là so với tỷ lệ người thường. Thế mới lạ.

Bản tin này cho biết:

“Gia tăng du học sinh nhập viện tâm thần khi về nước

Tại Viện Sức khoẻ Tâm thần Quốc gia gần đây tiếp nhận một số trường hợp học sinh, sinh viên sau khi đi du học về bị rối loạn cảm xúc, trầm cảm nặng, một số luôn có ý định tự sát. Tại sao lại xảy ra những trường hợp như vậy?(...)

...BSCK II Nguyễn Văn Dũng cũng cho hay, việc cho con đi du học sớm hoặc chưa chuẩn bị tâm lý vững vàng có thể là một sai lầm bởi khi đi du học, con phải chịu rất nhiều vấn đề áp lực tâm lý như nhớ nhà, phải giao tiếp bằng ngôn ngữ khác, tiếp xúc với nhiều nền văn hóa khác nhau... nên dễ sốc.

BS Trịnh Bích Huyền, Viện Sức khoẻ Tâm thần Quốc gia cho hay, trước khi cho con đi du học, các bậc cha mẹ nên rèn cho con sự vững vàng, thích nghi từng bước... khi thấy con đủ lớn, đủ sự vững vàng thì mới nên cho con đi du học.

Hiện nay, tình trạng rối loạn sức khoẻ tâm thần của học sinh - sinh viên luôn cao hơn đối tượng bình thường. Cụ thể, ở đối tượng bình thường, tỷ lệ trầm cảm chỉ là 8 - 12%, trong khi ở đối tượng học sinh - sinh viên, tỷ lệ trầm cảm là 14 - 15%. Khi có vấn đề về sức khoẻ tâm thần, được chỉ định dùng thuốc, bệnh nhân nên tuân thủ điều trị (điều này cần người nhà phối hợp động viên).”

Chuyện rất lạ. Lẽ ra, hoàn cảnh du học sinh thường là giai cấp thượng lưu, ít những căng thẳng về đời sống hơn người thường.

Có lẽ nên đề nghị các du học sinh cần phải tập thiền thường xuyên để tránh những căng thẳng về tâm thần. Không còn cách nào khác. Bởi vì, nếu ỷ vào bác sĩ và thuốc uống, các áp lực tâm lý không thể nào giải quyết xong tận gốc.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Lại thêm nhiều người Trung Quốc vào Việt Nam làm việc bất hợp pháp. Chuyện lạ là, những tin này cứ nghe hoài, mà như dường, hoặc nhà nước ngăn chận không xuể hoặc là lặng lẽ thông cảm.
Chuyện rất lạ, rất lạ. Nghe như chuyện cổ tích. Vì không thấy bác sĩ nào cổ vũ. Vậy mà có một trường hợp như thế: từ một kỹ sư tốt nghiệp Trường Đại học Bách khoa TPSG,
Phóng viên bây giờ bị hành hung nhiều quá. Có phải đây là cách sắp xếp, dàn dựng để phóng viên bớt săm soi vào những chuyện tiêu cực?
Cổ nhân có câu “độc thư cứu quốc” -- nghĩa là, đọc sách để cứu nước.
Hôm bữa, nhỏ cháu mới email cho mình biết là nhà nước bây giờ rất mực tinh vi trong việc nhồi sọ và tẩy não nhân dân.
Mấy đứa cháu của mình nói là mừng quá. Mình hỏi sao vậy. Tụi nó nói thi tốt nghiệp bỏ môn Sử. Mình hỏi sao vậy. Tụi nó nói, nghe tin đó xong có mấy đứa xé đề cương môn Sử ngay trên hành lang, quăng xả rác sân trường.
Đó là những câu chuyện rất buồn, khi đọc về những thai nhi bị giết bởi chính các thai phụ.
Tại sao giá xăng tại VN đắt hơn các nước hàng xóm, trong khi VN có nhiều mỏ dầu ven biển? Tại sao giá phân đạm bán tại VN bán cho nông dân giá đắt gấp 3 lần bán cùng loại ở Indonesia? Có phải vì các nhóm lợi ích ở VN đã phù phép để móc túi dân?
Chúng ta có thực là con rồng và cháu tiên hay không? Đây chỉ là huyền sử, hay là hình ảnh đích thực để mô tả hai phương diện tâm linh trong hồn người Việt?
Có những vở tuồng ai cũng biết đoạn kết ra sao, nếu làm kết cấu truyện theo đúng kiểu truyền thống Việt Nam.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.