Hôm nay,  

Nhập Viện Tâm Thần

8/16/201200:00:00(View: 13022)
Bạn thân,
Vào nhà thương tâm thần là chuyện hy hữu, và đau đớn đối với tất cả các gia đình có người thân vướng bệnh. Vấn đề là, trước kia chúng ta rất ít nghe về bệnh tâm thần.

Thời trước, nổi tiếng nhất ở Miền Nam là Nhà Thương Điên Biên Hòa. Nói thế, nghĩa là bệnh tới mức nguy ngập, phải đưa vào nhập viện. Bởi vì trường hợp nhẹ, thường các gia đình đều giữ người thân ở nhà, vì không nỡ đưa con vào sống quản chế tập thế, dù là dưới sự giám sát của các bác sĩ.

Tại sao thời trước ít nghe chuyện bệnh như thế? Có phải xã hội lúc đó ít vấn đề hơn? Thực tế, lúc đó là chiến tranh, lẽ ra phải căng thẳng thần kinh nhiều hơn chứ?

Bây giờ, bản tin báo Kiến Thức (tức thông tấn Bee) cho biết rằng nhiều du học sinh nhập viện tâm thần, hơn là so với tỷ lệ người thường. Thế mới lạ.

Bản tin này cho biết:

“Gia tăng du học sinh nhập viện tâm thần khi về nước

Tại Viện Sức khoẻ Tâm thần Quốc gia gần đây tiếp nhận một số trường hợp học sinh, sinh viên sau khi đi du học về bị rối loạn cảm xúc, trầm cảm nặng, một số luôn có ý định tự sát. Tại sao lại xảy ra những trường hợp như vậy?(...)

...BSCK II Nguyễn Văn Dũng cũng cho hay, việc cho con đi du học sớm hoặc chưa chuẩn bị tâm lý vững vàng có thể là một sai lầm bởi khi đi du học, con phải chịu rất nhiều vấn đề áp lực tâm lý như nhớ nhà, phải giao tiếp bằng ngôn ngữ khác, tiếp xúc với nhiều nền văn hóa khác nhau... nên dễ sốc.

BS Trịnh Bích Huyền, Viện Sức khoẻ Tâm thần Quốc gia cho hay, trước khi cho con đi du học, các bậc cha mẹ nên rèn cho con sự vững vàng, thích nghi từng bước... khi thấy con đủ lớn, đủ sự vững vàng thì mới nên cho con đi du học.

Hiện nay, tình trạng rối loạn sức khoẻ tâm thần của học sinh - sinh viên luôn cao hơn đối tượng bình thường. Cụ thể, ở đối tượng bình thường, tỷ lệ trầm cảm chỉ là 8 - 12%, trong khi ở đối tượng học sinh - sinh viên, tỷ lệ trầm cảm là 14 - 15%. Khi có vấn đề về sức khoẻ tâm thần, được chỉ định dùng thuốc, bệnh nhân nên tuân thủ điều trị (điều này cần người nhà phối hợp động viên).”

Chuyện rất lạ. Lẽ ra, hoàn cảnh du học sinh thường là giai cấp thượng lưu, ít những căng thẳng về đời sống hơn người thường.

Có lẽ nên đề nghị các du học sinh cần phải tập thiền thường xuyên để tránh những căng thẳng về tâm thần. Không còn cách nào khác. Bởi vì, nếu ỷ vào bác sĩ và thuốc uống, các áp lực tâm lý không thể nào giải quyết xong tận gốc.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Chuyện gì mà để nửa đêm truyền hịch? Tất nhiên là bí mật quốc gia, nghĩa là quốc sự... mới kỳ bí như thế.
Một trong những nhà văn thơ mộng nhất của Việt Nam vừa ra đi.
Nhớ một thời xưa, khi mình còn ở tuổi thật là thơ ấu, đôi khi gặp ở bến xe lửa, bến xe đòi, những nghệ nhân ôm đàn hát giọng rất là Bắc Kỳ... và ông già mới nói đó là hát xẩm.
Sao lại quá nhiều gia đình văn hóa, trong khi xã hội vẫn nhiễu nhương thế này? Đó là lời than phiền của rất nhiều người, mà bạn có thể nghe được gần như ở mọi góc phố.
Một trong những nan đề lớn của Việt Nam hiện nay là hoang phí chất xám. Không chỉ là hiện tượng nhiều sinh viên tốt nghiệp cử nhân thất nghiệp, mà ngay cả các công trình nghiên cứu ở cấp quốc gia rồi cũng nhét ở xó tủ.
Người xưa gọi chữa được bệnh nan y như ung thư chỉ có phép thần. Gọi một cách ví von các trường hợp ung thư hết bệnh, ông bà mình gọi là “Trời cứu.”
Thời xưa, ông bà mình gọi thầy thuốc là “lương y như từ mẫu.” Nghĩa là vị y sĩ giỏi cũng y hệt như mẹ hiền. Nghĩa là thầy thuốc tử tế thì thương bệnh nhân như con ruột.
Ông bà mình thường nói, “Ngu si hưởng thái bình.” Câu này hẳn đúng cho nhiều trường hợp.
Những luật như thế đã và đang áp dụng ở các quốc gia Hồi Giáo: ngoại tình là bị phạt, thậm chí còn đánh roi, đánh gậy.
Những màn độc chiêu phá hoại người dân chủ vẫn liên tục diễn ra. Một thời công an đã tưng bừng chụp 2 bao cao su cho Luật gia Cù Huy Hà Vũ, rồi chụp mũ cô Phạm Thanh Nghiên ngồi ở nhà tọa kháng là quậy sóng Biển Đông...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.