Hôm nay,  

Nhập Viện Tâm Thần

16/08/201200:00:00(Xem: 12915)
Bạn thân,
Vào nhà thương tâm thần là chuyện hy hữu, và đau đớn đối với tất cả các gia đình có người thân vướng bệnh. Vấn đề là, trước kia chúng ta rất ít nghe về bệnh tâm thần.

Thời trước, nổi tiếng nhất ở Miền Nam là Nhà Thương Điên Biên Hòa. Nói thế, nghĩa là bệnh tới mức nguy ngập, phải đưa vào nhập viện. Bởi vì trường hợp nhẹ, thường các gia đình đều giữ người thân ở nhà, vì không nỡ đưa con vào sống quản chế tập thế, dù là dưới sự giám sát của các bác sĩ.

Tại sao thời trước ít nghe chuyện bệnh như thế? Có phải xã hội lúc đó ít vấn đề hơn? Thực tế, lúc đó là chiến tranh, lẽ ra phải căng thẳng thần kinh nhiều hơn chứ?

Bây giờ, bản tin báo Kiến Thức (tức thông tấn Bee) cho biết rằng nhiều du học sinh nhập viện tâm thần, hơn là so với tỷ lệ người thường. Thế mới lạ.

Bản tin này cho biết:

“Gia tăng du học sinh nhập viện tâm thần khi về nước

Tại Viện Sức khoẻ Tâm thần Quốc gia gần đây tiếp nhận một số trường hợp học sinh, sinh viên sau khi đi du học về bị rối loạn cảm xúc, trầm cảm nặng, một số luôn có ý định tự sát. Tại sao lại xảy ra những trường hợp như vậy?(...)

...BSCK II Nguyễn Văn Dũng cũng cho hay, việc cho con đi du học sớm hoặc chưa chuẩn bị tâm lý vững vàng có thể là một sai lầm bởi khi đi du học, con phải chịu rất nhiều vấn đề áp lực tâm lý như nhớ nhà, phải giao tiếp bằng ngôn ngữ khác, tiếp xúc với nhiều nền văn hóa khác nhau... nên dễ sốc.

BS Trịnh Bích Huyền, Viện Sức khoẻ Tâm thần Quốc gia cho hay, trước khi cho con đi du học, các bậc cha mẹ nên rèn cho con sự vững vàng, thích nghi từng bước... khi thấy con đủ lớn, đủ sự vững vàng thì mới nên cho con đi du học.

Hiện nay, tình trạng rối loạn sức khoẻ tâm thần của học sinh - sinh viên luôn cao hơn đối tượng bình thường. Cụ thể, ở đối tượng bình thường, tỷ lệ trầm cảm chỉ là 8 - 12%, trong khi ở đối tượng học sinh - sinh viên, tỷ lệ trầm cảm là 14 - 15%. Khi có vấn đề về sức khoẻ tâm thần, được chỉ định dùng thuốc, bệnh nhân nên tuân thủ điều trị (điều này cần người nhà phối hợp động viên).”

Chuyện rất lạ. Lẽ ra, hoàn cảnh du học sinh thường là giai cấp thượng lưu, ít những căng thẳng về đời sống hơn người thường.

Có lẽ nên đề nghị các du học sinh cần phải tập thiền thường xuyên để tránh những căng thẳng về tâm thần. Không còn cách nào khác. Bởi vì, nếu ỷ vào bác sĩ và thuốc uống, các áp lực tâm lý không thể nào giải quyết xong tận gốc.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chuyện gì cũng vậy, cũng cần có một khuôn phép gọi là chuẩn mực, bấy giờ mới thấy hết cái đẹp, cái tinh vi. Nếu không có chuẩn mực, tất sẽ hỗn loạn, sẽ chỉ là tiếng ồn của người tâm thần.
Trong khi chúng ta đọc tràn ngập những tin hình sự hàng ngày ở Hà Nội, ở Sài Gòn, ở Cần Thơ... đời sống trở nên đầy những nỗi lo, những sợ hãi. Rồi may mắn, đôi khi gặp những bản tin làm dịu lòng mình xuống, khi niềm tin được khơi dậy về cái thiện bản nhiên trong lòng người.
Có những dòng chữ viết lên vách, và đời sau ca ngợi là thơ thần, bút thánh. Có những nét vẽ sau khi hoàn tất trên vách, lập tức trở thành bất tử.
Bạn hãy hình dung rằng khi một công nhân bị nợ lương, là bao nhiêu chuyện thảm họa dây chuyền sẽ xảy ra. Vậy mà đó lại là hiện thực đang diễn ra đối với hàng chục ngàn công nhân.
Tình yêu mang tới hạnh phúc cho đời người. Tình yêu là sự chia sẻ, là niềm vui, là chung bước để cặp tình nhân dìu nhau đi trên những năm tháng gian nan của đời người. Tình yêu như thế cũng là tránh nhiệm, là gánh vác một phần gánh nặng trăm năm cho nhau.
Cái đầu mình khá u tối, nên rất thường khi gặp những chữ viết tắt trên báo chí Việt Nam, nghĩ hoài cũng không ra nổi. Như thế, gặp các trưoòng hợp tối nghĩa, hay chữ ít gặp, thì đành chịu. Nghĩa là, mình nghĩ, chức năng truyền thông của báo chí chưa đạt nổi.
Mỗi người đều mang ơn một số thầy giáo, cô giáo nào đó. Từ bậc mẫu giáo, bậc tiểu học, bậc trung học và rồi đaị học... thế nào cũng có lúc chúng ta sơ xuất, vấp ngã và rồi được một thầy giaó hay cô giáo chìa tay ra giúp, đỡ lên và dìu chúng ta đi tiếp.
Quý thầy giáo và quý cô giáo, tức là ngành giáo dục, trên nguyên tắc là phải tuyệt vời trong sáng đạo đức. Lịch sử Việt Nam cũng đã từng có những thấy giáo tuyệt vời, như Thầy Chu Văn An, như Thầy Nguyễn Đình Chiểu...
Nghệ thuật là gì? Và làm vai MC để dẫn chương trình trong các buổi họp mặt, tiệc cưới... có cần tới nghệ thuật không? Và nếu thiếu nghệ thuật, các buổi đó có trở nên nhạt nhẽo hay không? Thậm chí, nếu không khéo, MC có thể làm mất vui cả một tiệc cưới hay không?
Có những di sản văn hóa mang theo những mảng hồn dân tộc, mà chúng ta khi nhớ tới vẫn luôn luôn cảm động, vì đó là một phần lịch sử mở nước, dựng nước của ông bà mình.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.