Hôm nay,  

Đạt Chuẩn Tiếng Anh

11/15/201300:00:00(View: 6403)
Làm thế nào để học sinh Việt Nam đạt chuẩn tiếng Anh?

Ai cũng có thể trả lời dễ dàng: cần trước hết, là có giáo viên đạt chuẩn tiếng Anh.

Nhưng đạt chuẩn tiếng Anh nói giọng Mỹ, giọng Anh hay giọng Úc? Khi giáo viên chúng ta còn nói tiếng Việt theo giọng Nam, giọng Bắc, giọng Trung... thì đòi hỏi cũng chỉ cần tương đối khi nói tiếng Anh: chỉ cần nói làm sao cho Mỹ, Anh, Úc đều nghe và nói tương đối dễ dàng. Khó là cần thời gian luyện gịọng. Nhưng quan trọng là viết, vì chuẩn viết đúng văn phạm chỉ có một.

Khó là, số giáo viên giọi chưa có đủ.

Báo Thanh Niên có bản tin:

“Chỉ trên 30% giáo viên Bình Định đạt chuẩn tiếng Anh.

Ngày 13.11, đoàn công tác của Bộ GD-ĐT đã làm việc với Sở GD-ĐT Bình Định về việc triển khai thực hiện Đề án ngoại ngữ quốc gia.

Bình Định có 33/248 trường tiểu học triển khai dạy chương trình tiếng Anh lớp 3 theo Đề án ngoại ngữ quốc gia 2020. Tính đến tháng 10, có 56/282 giáo viên tiểu học (tỷ lệ 19,85%) đạt chuẩn trình độ theo quy định của Bộ, THCS được 31,12%, THPT là 19,71%.”(ngưng trích)

Như thế, 30% đạt chuẩn có lẽ cũng là nhiều, so với Sài Gòn.

Vì báo SGGP hôm 30-8-2013 đã nói rằng, giáo viên đạt chuẩn tiếng Anh tại Sài Gòn chỉ có 10%. Và đạt chuẩn toàn quốc chỉ có 3%. Do vậy, Bình Định hẳn là đủ sức tự tin rồi.

Bản tin tựa đề “”Thiếu giáo viên tiếng Anh đạt chuẩn” của SGGP viết:

“Trong khi thời nay, nhiều học sinh có khả năng, tự tin giao tiếp với người nước ngoài thì phần đông thầy cô giáo dạy tiếng Anh yếu về khả năng nghe nói và không thể nói chuyện với người bản xứ. Chính độ vênh khó chấp nhận này đang đặt ra yêu cầu giáo viên dạy tiếng Anh phải đạt chuẩn và không thể tiếp tục duy trì tình trạng học ngoại ngữ theo chuẩn của Việt Nam.

Bộc bạch về điểm yếu này, nhiều giáo viên thừa nhận, họ chỉ được đào tạo theo chuẩn ra của Việt Nam và ra trường cũng dạy theo chuẩn đọc, viết là chính, ít có cơ hội được tiếp xúc với người bản xứ, bồi dưỡng nâng cao năng lực sử dụng tiếng Anh theo chuẩn quốc tế. Vì thế, kỹ năng nghe nói kém là tất yếu và không dễ gì khắc phục trong thời gian ngắn.

Nhìn vào kết quả khảo sát chuẩn giáo viên ở các địa phương trong cả nước chỉ đạt 3% và TPHCM khá hơn cũng chỉ đạt trên 10%, cho thấy bức tranh giáo dục ngoại ngữ đang bộc lộ nhiều vấn đề đáng lo ngại...

...Tuy trình độ giáo viên tiếng Anh và mặt bằng sử dụng tiếng Anh của học sinh ở TPHCM cao hơn nhiều tỉnh, thành phố (TP) khác nhưng tỷ lệ chỉ có trên 10% đạt chuẩn và ở mức thấp cũng là nỗi lo của ngành giáo dục TPHCM. Với mong muốn cải thiện tình trạng nghe nói-giao tiếp bằng tiếng Anh cho học sinh, nhiều năm qua TPHCM đã thí điểm chương trình tiếng Anh tăng cường và áp dụng đại trà từ năm 2010.”(ngưng trích)

Nhưng thế cũng là giỏi rồi, vì so với các quan chức trung ương hình như tiếng Anh có vẻ như i tờ thôi. Toàn là phiên âm bí hiểm.

Hãy đọc báo Nhân Dân ngày 11-9-2013, bài viết tựa đề “Dư luận hoan nghênh sáng kiến của Nga ngăn chặn cuộc tiến công quân sự vào Xy-ri” viết những đoạn đầu như sau:

“Theo TTXVN, Tân Hoa xã, Roi-tơ và các nguồn tin nước ngoài, LHQ và nhiều nước đã bày tỏ ủng hộ đề xuất của Nga đặt kho vũ khí hóa học của Xy-ri dưới sự kiểm soát quốc tế, đồng thời hoan nghênh nỗ lực của Mát-xcơ-va nhằm ngăn chặn một cuộc tiến công quân sự vào quốc gia Trung Đông này.

Đề xuất nói trên được Bộ trưởng Ngoại giao Nga X.La-vrốp đưa ra sau cuộc hội đàm với người đồng cấp Xy-ri O.Mu-a-lem hôm 9-9, tại Mát-xcơ-va. Bộ trưởng Mu-a-lem hoan nghênh sáng kiến của Nga và cho rằng nỗ lực này xuất phát từ mối quan ngại về sinh mạng của người dân và an ninh của Xy-ri...”(ngưng trích)

Thế thì, chuẩn tiếng Anh của giáo viên toàn quốc 3% là tuyệt vời rồi. Vì báo của các quan chức mà bập bẹ như thế, làm sao các giáo viên dám chạy vượt qua mặt làm chi.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Có thời nào như thế này không? Khi ông giáo gạ sex nữ sinh để sửa bảng điểm trong lớp? Không phải chỉ gạ một em, mà là gạ cả chục em. Tới khi chuyện bị lộ, phải thú nhận với nhà báo, thì chỉ nói là muốn giúp...
Truyện võ hiệp thời xưa có chuyện về hội Cái Bang, nghĩa là một hội chuyên đi xin ăn. Truyện chủ yếu là võ hiệp, nhưng lồng sinh hoạt của hội những người ăn mày Trung Hoa cổ thời để gây chú ý.
Hồi đó mình đọc, còn nhớ là khoảng năm 1993 hay gần đó, có tin dân Tàu lũ lượt tới Shaoshan, nơi sinh của lãnh tụ Mao Trạch Đông, vì có tin là pho tượng họ Mao có phép lạ gì đấy, hễ tới thờ lạy là hết bệnh, kể cả ung thư.
Đời mình có những khi buồn, tất nhiên, có những khi vui, cũng tất nhiên. Nhưng buồn nhất là khi thấy những gì lẽ ra phải là đẹp, hóa ra lại bị lạm dụng, trở thành những chuyện suy đồi không hình dung nổi.
Có những vết thương khó lành nổi, thí dụ như khi người nông dân mất nhà, mất đất.
Có nên lễ phục hay không? Tất nhiên, đã có ngày lễ, là phải có lễ phục.
Khi một cô gáí mang bầu, liền nghĩ kế gài bẫy một anh nào đấy gánh chịu giùm tương lai đứa con trong bụng mình... Chữ Bắc Kỳ gọi là “úp sọt.”
Tha hồ đổ thừa, khi có chuyện hiển lộ ra những yếu kém của nhà nước. Những lý do khách quan và chủ quan. Thí dụ, kinh tế suy yếu vì thế này, thế kia, giáo dục kém thế vì thế nọ, thế ni.
Một thời con gái ế chồng thê thảm, vì chiến tranh kết thúc... chiến binh chết quá nhiều, đàn ông vào tù lũ lượt tỷ lệ đếm không hết. Lúc đó, nhiều phụ nữ độc thân sắp quá lứa đành phải chọn biện pháp “xin con” và trở thành các bà mẹ đơn thân, vì không muốn lủi thủi một mình khi về già.
Lại thêm nhiều người Trung Quốc vào Việt Nam làm việc bất hợp pháp. Chuyện lạ là, những tin này cứ nghe hoài, mà như dường, hoặc nhà nước ngăn chận không xuể hoặc là lặng lẽ thông cảm.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.