Hôm nay,  

Đạt Chuẩn Tiếng Anh

11/15/201300:00:00(View: 6419)
Làm thế nào để học sinh Việt Nam đạt chuẩn tiếng Anh?

Ai cũng có thể trả lời dễ dàng: cần trước hết, là có giáo viên đạt chuẩn tiếng Anh.

Nhưng đạt chuẩn tiếng Anh nói giọng Mỹ, giọng Anh hay giọng Úc? Khi giáo viên chúng ta còn nói tiếng Việt theo giọng Nam, giọng Bắc, giọng Trung... thì đòi hỏi cũng chỉ cần tương đối khi nói tiếng Anh: chỉ cần nói làm sao cho Mỹ, Anh, Úc đều nghe và nói tương đối dễ dàng. Khó là cần thời gian luyện gịọng. Nhưng quan trọng là viết, vì chuẩn viết đúng văn phạm chỉ có một.

Khó là, số giáo viên giọi chưa có đủ.

Báo Thanh Niên có bản tin:

“Chỉ trên 30% giáo viên Bình Định đạt chuẩn tiếng Anh.

Ngày 13.11, đoàn công tác của Bộ GD-ĐT đã làm việc với Sở GD-ĐT Bình Định về việc triển khai thực hiện Đề án ngoại ngữ quốc gia.

Bình Định có 33/248 trường tiểu học triển khai dạy chương trình tiếng Anh lớp 3 theo Đề án ngoại ngữ quốc gia 2020. Tính đến tháng 10, có 56/282 giáo viên tiểu học (tỷ lệ 19,85%) đạt chuẩn trình độ theo quy định của Bộ, THCS được 31,12%, THPT là 19,71%.”(ngưng trích)

Như thế, 30% đạt chuẩn có lẽ cũng là nhiều, so với Sài Gòn.

Vì báo SGGP hôm 30-8-2013 đã nói rằng, giáo viên đạt chuẩn tiếng Anh tại Sài Gòn chỉ có 10%. Và đạt chuẩn toàn quốc chỉ có 3%. Do vậy, Bình Định hẳn là đủ sức tự tin rồi.

Bản tin tựa đề “”Thiếu giáo viên tiếng Anh đạt chuẩn” của SGGP viết:

“Trong khi thời nay, nhiều học sinh có khả năng, tự tin giao tiếp với người nước ngoài thì phần đông thầy cô giáo dạy tiếng Anh yếu về khả năng nghe nói và không thể nói chuyện với người bản xứ. Chính độ vênh khó chấp nhận này đang đặt ra yêu cầu giáo viên dạy tiếng Anh phải đạt chuẩn và không thể tiếp tục duy trì tình trạng học ngoại ngữ theo chuẩn của Việt Nam.

Bộc bạch về điểm yếu này, nhiều giáo viên thừa nhận, họ chỉ được đào tạo theo chuẩn ra của Việt Nam và ra trường cũng dạy theo chuẩn đọc, viết là chính, ít có cơ hội được tiếp xúc với người bản xứ, bồi dưỡng nâng cao năng lực sử dụng tiếng Anh theo chuẩn quốc tế. Vì thế, kỹ năng nghe nói kém là tất yếu và không dễ gì khắc phục trong thời gian ngắn.

Nhìn vào kết quả khảo sát chuẩn giáo viên ở các địa phương trong cả nước chỉ đạt 3% và TPHCM khá hơn cũng chỉ đạt trên 10%, cho thấy bức tranh giáo dục ngoại ngữ đang bộc lộ nhiều vấn đề đáng lo ngại...

...Tuy trình độ giáo viên tiếng Anh và mặt bằng sử dụng tiếng Anh của học sinh ở TPHCM cao hơn nhiều tỉnh, thành phố (TP) khác nhưng tỷ lệ chỉ có trên 10% đạt chuẩn và ở mức thấp cũng là nỗi lo của ngành giáo dục TPHCM. Với mong muốn cải thiện tình trạng nghe nói-giao tiếp bằng tiếng Anh cho học sinh, nhiều năm qua TPHCM đã thí điểm chương trình tiếng Anh tăng cường và áp dụng đại trà từ năm 2010.”(ngưng trích)

Nhưng thế cũng là giỏi rồi, vì so với các quan chức trung ương hình như tiếng Anh có vẻ như i tờ thôi. Toàn là phiên âm bí hiểm.

Hãy đọc báo Nhân Dân ngày 11-9-2013, bài viết tựa đề “Dư luận hoan nghênh sáng kiến của Nga ngăn chặn cuộc tiến công quân sự vào Xy-ri” viết những đoạn đầu như sau:

“Theo TTXVN, Tân Hoa xã, Roi-tơ và các nguồn tin nước ngoài, LHQ và nhiều nước đã bày tỏ ủng hộ đề xuất của Nga đặt kho vũ khí hóa học của Xy-ri dưới sự kiểm soát quốc tế, đồng thời hoan nghênh nỗ lực của Mát-xcơ-va nhằm ngăn chặn một cuộc tiến công quân sự vào quốc gia Trung Đông này.

Đề xuất nói trên được Bộ trưởng Ngoại giao Nga X.La-vrốp đưa ra sau cuộc hội đàm với người đồng cấp Xy-ri O.Mu-a-lem hôm 9-9, tại Mát-xcơ-va. Bộ trưởng Mu-a-lem hoan nghênh sáng kiến của Nga và cho rằng nỗ lực này xuất phát từ mối quan ngại về sinh mạng của người dân và an ninh của Xy-ri...”(ngưng trích)

Thế thì, chuẩn tiếng Anh của giáo viên toàn quốc 3% là tuyệt vời rồi. Vì báo của các quan chức mà bập bẹ như thế, làm sao các giáo viên dám chạy vượt qua mặt làm chi.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Bây giờ thứ gì cũng tăng giá, nhưng lương công nhân vẫn là bèo. Không biết rồi dân mình sẽ sống ra sao nữa.
Có vẻ như chính phủ đang lúng túng về chuyện tìm một quốc phục... Cũng lạ, có vẻ không gì là khó, thế sao nhà nước lại mất công ngồi bàn, họp, chỉ thị... đi tìm đặc tính văn hóa Việt.
Chuyện đánh giá năm 2012 bi thảm là từ các chuyên gia tài chánh trang mạng CafeF khi tổng kết tình hình kinh tế trọn năm 2012.
Người Việt ít hạnh phúc thứ nhì thế giới? Đó là kết quả từ một bản khảo sát của một viện nghiên cứu quốc tế.
Để xây dựng một đại học, cần biết bao nhiêu là công sức tiền bạc. Khi điều hành và giảng dạy lên tới vài trăm, vài ngàn, vài chục ngàn sinh viên... đó là những nỗ lực khổng lồ, không chỉ là nơi bỏ vốn, nếu là đaị học tư nhân, mà cả nhiều năm hy sinh của hàng chục ngàn, hàng trăm ngàn phụ huynh.
Quê nhà lúc nào cũng nghịch lý. Trong khi nhà nước xiết chặt nền giáo dục công lập dưới quyền chỉ huy của các chi bộ đảng từng trường học, tới một thời gian đành phải chấp nhận cho tư nhân thiết lập một số cơ sở giáo dục bởi vì nhà nước không bao giàn nổi; phần vì cạn ngân sách, phần vì nghề giáo không giữ lại đủ người giỏi khi xã hội mở ra....
Đời người có những con số đáng sợ. Vì không phải con số nào cũng như nhau. Thí dụ, tuổi càng chất chồng, bệnh ngày càng nhiều, ngày tháng gây biết bao nhiêu nỗi lo.
Chuyện quê nhà nói sao cho xiết. Thiên đường xã hội chủ nghĩa ai cũng biết là xây dựng trên những giấc mơ đẫm máu, nhưng người dám nói lên sự thật là kể như đời sẽ hết bình yên.
Mọi chuyện có vẻ như càng lúc càng bí hiểm... Không ai hiểu chính xác những diễn biến nơi Sài Gòn này.
Một thời chúng ta đi học là để chuẩn bị các kỹ năng bước vào đời. Không học, tất nhiên là vào đời sẽ gian nan.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.