Hôm nay,  

Thiếu Chuyên Viên Nhu Liệu

27/02/200100:00:00(Xem: 6024)
Bạn,
Theo báo Tuổi Trẻ, ngày 6-2 vừa qua, Công viên nhu liệu Quang Trung đã đi vào hoạt động, và đến nay có khoảng 50 công ty đăng bạ vào khu sản xuất nhu liệu tập trung này. Theo giới kỹ nghệ thông tin điện toán, đến năm 2005 sẽ có 80-90% công ty nhu liệu được lập mới và chắc chắn sẽ cần đến hàng chục ngàn chuyên gia, lập trình viên chuyên nghiệp cả về số lượng lẫn phẩm chất, thế nhưng các chuyên gia cũng lo âu là VN khó đáp ứng được yêu cầu của ngành này. Báo quốc nội ghi nhận hiện trạng này như sau.

Trao đổi với phóng viên, tổng giám đốc một công ty nhu liệu VN bộc bạch rằng ngay bây giờ VN không có một chiến lược kịp thời cho việc phát triển nguồn nhân lực công nghiệp nhu liệu, chắc chắn những công ty xuất cảng nhu liệu (thuật ngữ trong nước gọi là phần mềm) có điều kiện sẽ phải chuyển ra địa bàn các nước có tiềm năng hơn để làm ăn. Một giám đốc tiếp thị của một công ty Ấn Độ có khoảng 15,000 lập trình viên chuyên nghiệp, khi thăm VN cho rằng rào cản để các lập trình viên VN có thể hòa nhập vào nền kỹ nghệ nhu liệu thế giới là khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh còn hạn chế.

Trong khi đó, tại buổi nói chuyện trước sinh viên ngành công nghệ thông tin các trường đại học, cao đẳng, ông Hoàng Minh Châu, giám đốc công ty Đầu tư phát triển công nghệ Sài Gòn nhấn mạnh: Do công nghệ thay đổi với tốc độ quá nhanh, ngày nay người ta đánh giá một lập trình viên không phải dựa trên những gì anh ta đang biết mà quan trọng hơn là nếu cần nắm vững một công nghệ mới thì anh ta cần bao nhiêu thời gian. Ngoài ra, một lập trình viên phải hiểu biết thật sâu sắc quy trình làm phần mềm công nghiệp (quyết định đến 80% thành công của sản phẩm) và các công cụ lập trình thời thượng mà các công ty phần mềm VN và quốc tế đang sử dụng.

Tiến sĩ Trần Thành Trai thuộc phân viện Công nghệ Thông tin TP Sài Gòn nhận xét: đặc điểm công nghệ phần mềm là cần có đội ngũ đồng bộ từ lập trình viên, phân tích viên, trưởng nhóm, trưởng dự án, kỹ sư hệ thống, kỹ sư mạng, tiếp thị...nhưng ở Sài Gòn hiện nay đội ngũ trưởng nhóm làm phần mềm, trưởng dự án, tiếp thị phần mềm gần như chưa có nơi đào tạo và đang thiếu trầm trọng.

Ông Lê Trường Tùng, giám đốc Trung tâm phát triển phần mềm xuất khẩu FPT, cho biết thông thường các công ty phần mềm tổ chức theo mô hình 1/5. Cứ 5 lập trình viên thì phải có 1 trưởng nhóm và đối với những công ty quy mô tương đối lớn thì cứ 5 trưởng nhóm phải có một trưởng dự án. Theo tính toán của ông Tùng, một công ty phần mềm trung bình có 50 lập trình viên phải cần đến 10 trưởng nhóm và 2 trưởng dự án và ít nhất 2 nhân viên quản lý chất lượng, 5 tiếp thị sản phẩm, dịch vụ phần mềm. Rõ ràng nếu tin tưởng rằng đến năm 2005 sẽ có khoảng 20,000 lập trình viên làm việc trong các công ty phần mềm thì đội ngũ trưởng nhóm, trưởng dự án, tiếp thị tương ứng không phải là nhỏ.

Bạn,
Cũng theo báo Tuổi Trẻ, về đào tạo, ngoài hệ thống các đơn vị đào tạo trong nước, thời gian gần đây, một số trung tâm đào tạo lập trình viên còn mở rộng liên kết với nước ngoài nhưng vẫn chưa thu hút đông đảo học viên do học phí quá cao (khoảng 1,500 đô/năm). Dự kiến thời gian tới sẽ có thêm 4 đến 5 trung tâm đào tạo lập trình viên ra đời. Tất nhiên, công nghệ nhu liệu của VN hiện tại và trong vài năm tới đang mở ra không ít cơ hội, thế nhưng đồng thời cũng là thách thức lớn đối với thị trường lao động VN.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Dân tộc Việt Nam có truyền thống kiêng nể thần thánh, bất kể là cũng từng có những chuyện cổ chọc quê thánh thần, thí dụ như chuyện con cóc là cậu ông trời. Ông bà mình ưa nói câu "có kiêng, có lành" là thế, vì hơi đâu mà chọc quê thần thánh, rủi "cõi trên" nổi giận thì rách việc.
Phá rừng như dường là chuyện muôn đời dễ kiếm tiền của các quan chức kiểm lâm và địa phương. Vấn đề khó không phải là phá rừng, mà khó chỉ là làm sao cứu rừng. Nghĩa là các quan chư!c không lạm dụng quyền lực, đồng thời cần có cơ chế giám sát. Còn không, thì phaỉ dạy cho mọi người biết yêu thương rừng.
Có phải là ảo giác, và tin đồn về ảo giác, mỗi khi có chuyện huyền bí? Việt Nam có rất nhiều nghi án cổ sử, như mộng, như thực. Thí dụ, mới đây, báo Lao Động kể về chuyện "hồn ma cung nữ đòi nợ" ở Yên Tử. Có thật không? Tại sao lại xảy ra ở Yên Tử? Hay chỉ là huyền thoại dân gian? Đặc biệt, khi chuyện gắn liền với một địa danh là Suối Giải Oan.
Kayla bị cảm, phải nghỉ học ở nhà. Mẹ em năn nỉ nhờ tôi giữ dùm Kayla, vì chị không thể nghỉ làm hôm nay. Tôi nnận lời vì hôm nay tôi cũng rảnh.
Lỗi chính tả là chuyện muôn đời, muốn thoát ra là phải học -- không chỉ là cần học nghiêm túc, mà cần phải tự xem việc tránh lỗi chính tả cũng y hệt như tu sĩ trong ngôi đền thờ ngôn ngữ và văn học. Lỗi văn học là một cấp cao hơn. Vì chính tả có khi là do phát âm sai, vì ảnh hưởng địa phương trong giọng nói, nhưng lỗi văn học khó dò hơn, vì đòi hỏi trình độ học cao hơn để dò lỗi...
Khi ngân sách các quan chức thiếu tiền, sẽ nghĩ ra đủ cách để moi tiền dân. Mới nhất, Hà Nội bày trò chận xe theo chỉ tiêu để phạt, mỗi phường phải kiếm cớ phạt người đi xe qua lại làm sao cho đủ ít nhất 50 triệu đồng mỗi tháng.
Trang Bauxite VN vừa phổ biến một “Tiếng kêu cứu từ Buôn Triết, xã Dur KMăl - Krong Ana, Đắc Lắc,” từ một người nông dân lương thiện bị quan chức cướp đất mà anh đã khai phá.
Thuốc giả trước giờ đã được cảnh báo từ lâu rồi. Câu hỏi nơi đây là, vắc xin có vướng nhầm thuốc giả không? Và các viên chức có bị nhầm bởi thuốc giả hay không, khi trình độ làm thuốc giả, thuốc dỏm ngày càng tinh vi?
Đó là chuyện công an. Chuyện dài công an. Kể hoài không hết. Chuyện nào cũng đầy nước mắt.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.