Hôm nay,  

Thiếu Chuyên Viên Nhu Liệu

27/02/200100:00:00(Xem: 6018)
Bạn,
Theo báo Tuổi Trẻ, ngày 6-2 vừa qua, Công viên nhu liệu Quang Trung đã đi vào hoạt động, và đến nay có khoảng 50 công ty đăng bạ vào khu sản xuất nhu liệu tập trung này. Theo giới kỹ nghệ thông tin điện toán, đến năm 2005 sẽ có 80-90% công ty nhu liệu được lập mới và chắc chắn sẽ cần đến hàng chục ngàn chuyên gia, lập trình viên chuyên nghiệp cả về số lượng lẫn phẩm chất, thế nhưng các chuyên gia cũng lo âu là VN khó đáp ứng được yêu cầu của ngành này. Báo quốc nội ghi nhận hiện trạng này như sau.

Trao đổi với phóng viên, tổng giám đốc một công ty nhu liệu VN bộc bạch rằng ngay bây giờ VN không có một chiến lược kịp thời cho việc phát triển nguồn nhân lực công nghiệp nhu liệu, chắc chắn những công ty xuất cảng nhu liệu (thuật ngữ trong nước gọi là phần mềm) có điều kiện sẽ phải chuyển ra địa bàn các nước có tiềm năng hơn để làm ăn. Một giám đốc tiếp thị của một công ty Ấn Độ có khoảng 15,000 lập trình viên chuyên nghiệp, khi thăm VN cho rằng rào cản để các lập trình viên VN có thể hòa nhập vào nền kỹ nghệ nhu liệu thế giới là khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh còn hạn chế.

Trong khi đó, tại buổi nói chuyện trước sinh viên ngành công nghệ thông tin các trường đại học, cao đẳng, ông Hoàng Minh Châu, giám đốc công ty Đầu tư phát triển công nghệ Sài Gòn nhấn mạnh: Do công nghệ thay đổi với tốc độ quá nhanh, ngày nay người ta đánh giá một lập trình viên không phải dựa trên những gì anh ta đang biết mà quan trọng hơn là nếu cần nắm vững một công nghệ mới thì anh ta cần bao nhiêu thời gian. Ngoài ra, một lập trình viên phải hiểu biết thật sâu sắc quy trình làm phần mềm công nghiệp (quyết định đến 80% thành công của sản phẩm) và các công cụ lập trình thời thượng mà các công ty phần mềm VN và quốc tế đang sử dụng.

Tiến sĩ Trần Thành Trai thuộc phân viện Công nghệ Thông tin TP Sài Gòn nhận xét: đặc điểm công nghệ phần mềm là cần có đội ngũ đồng bộ từ lập trình viên, phân tích viên, trưởng nhóm, trưởng dự án, kỹ sư hệ thống, kỹ sư mạng, tiếp thị...nhưng ở Sài Gòn hiện nay đội ngũ trưởng nhóm làm phần mềm, trưởng dự án, tiếp thị phần mềm gần như chưa có nơi đào tạo và đang thiếu trầm trọng.

Ông Lê Trường Tùng, giám đốc Trung tâm phát triển phần mềm xuất khẩu FPT, cho biết thông thường các công ty phần mềm tổ chức theo mô hình 1/5. Cứ 5 lập trình viên thì phải có 1 trưởng nhóm và đối với những công ty quy mô tương đối lớn thì cứ 5 trưởng nhóm phải có một trưởng dự án. Theo tính toán của ông Tùng, một công ty phần mềm trung bình có 50 lập trình viên phải cần đến 10 trưởng nhóm và 2 trưởng dự án và ít nhất 2 nhân viên quản lý chất lượng, 5 tiếp thị sản phẩm, dịch vụ phần mềm. Rõ ràng nếu tin tưởng rằng đến năm 2005 sẽ có khoảng 20,000 lập trình viên làm việc trong các công ty phần mềm thì đội ngũ trưởng nhóm, trưởng dự án, tiếp thị tương ứng không phải là nhỏ.

Bạn,
Cũng theo báo Tuổi Trẻ, về đào tạo, ngoài hệ thống các đơn vị đào tạo trong nước, thời gian gần đây, một số trung tâm đào tạo lập trình viên còn mở rộng liên kết với nước ngoài nhưng vẫn chưa thu hút đông đảo học viên do học phí quá cao (khoảng 1,500 đô/năm). Dự kiến thời gian tới sẽ có thêm 4 đến 5 trung tâm đào tạo lập trình viên ra đời. Tất nhiên, công nghệ nhu liệu của VN hiện tại và trong vài năm tới đang mở ra không ít cơ hội, thế nhưng đồng thời cũng là thách thức lớn đối với thị trường lao động VN.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chuyện gì mà để nửa đêm truyền hịch? Tất nhiên là bí mật quốc gia, nghĩa là quốc sự... mới kỳ bí như thế.
Một trong những nhà văn thơ mộng nhất của Việt Nam vừa ra đi.
Nhớ một thời xưa, khi mình còn ở tuổi thật là thơ ấu, đôi khi gặp ở bến xe lửa, bến xe đòi, những nghệ nhân ôm đàn hát giọng rất là Bắc Kỳ... và ông già mới nói đó là hát xẩm.
Sao lại quá nhiều gia đình văn hóa, trong khi xã hội vẫn nhiễu nhương thế này? Đó là lời than phiền của rất nhiều người, mà bạn có thể nghe được gần như ở mọi góc phố.
Một trong những nan đề lớn của Việt Nam hiện nay là hoang phí chất xám. Không chỉ là hiện tượng nhiều sinh viên tốt nghiệp cử nhân thất nghiệp, mà ngay cả các công trình nghiên cứu ở cấp quốc gia rồi cũng nhét ở xó tủ.
Người xưa gọi chữa được bệnh nan y như ung thư chỉ có phép thần. Gọi một cách ví von các trường hợp ung thư hết bệnh, ông bà mình gọi là “Trời cứu.”
Thời xưa, ông bà mình gọi thầy thuốc là “lương y như từ mẫu.” Nghĩa là vị y sĩ giỏi cũng y hệt như mẹ hiền. Nghĩa là thầy thuốc tử tế thì thương bệnh nhân như con ruột.
Ông bà mình thường nói, “Ngu si hưởng thái bình.” Câu này hẳn đúng cho nhiều trường hợp.
Những luật như thế đã và đang áp dụng ở các quốc gia Hồi Giáo: ngoại tình là bị phạt, thậm chí còn đánh roi, đánh gậy.
Những màn độc chiêu phá hoại người dân chủ vẫn liên tục diễn ra. Một thời công an đã tưng bừng chụp 2 bao cao su cho Luật gia Cù Huy Hà Vũ, rồi chụp mũ cô Phạm Thanh Nghiên ngồi ở nhà tọa kháng là quậy sóng Biển Đông...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.