Hôm nay,  

Phế Liệu, Hàng Mỹ, Gạo Nếp, Làng Gốm...

05/08/201800:00:00(Xem: 4387)
Xuân Niệm

 
Nỗi lo phế liệu tràn ngập Việt Nam... vì chính sách nhà nước mở cửa đón nhận phế liệu nhiều tới mức không xử lý nổi.

Báo Tiền Phong gọi đó là “Hàng nghìn 'quả bom bẩn' náu mình ở cảng biển: Trách nhiệm thuộc về ai”...

Bản tin nói, tính đến nay vẫn còn hàng nghìn container hàng phế liệu nhập khẩu vào các cảng ở Việt Nam gây nguy cơ ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh cảng nhưng các cơ quan chức năng vẫn chưa tìm được giải pháp hữu hiệu để xử lý, thậm chí còn đùn đẩy trách nhiệm.

...Theo báo cáo của Cục Hàng hải Việt Nam, tính đến ngày 26/6, số lượng phế liệu nhập khẩu tồn đọng tại các cảng biển ở TPSG và Hải Phòng là 5.724 container. Trong đó, số phế liệu do Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn quản lý là 4.480 container với hơn 2.000 container quá 90 ngày. Tại Hải Phòng còn tồn đọng hơn 1.000 container lưu quá 90 ngày.

Báo Người Lao Động kể: Nghi vấn hạt hạnh nhân Mỹ nhập khẩu vào Việt Nam tăng đột biến...

Hạt hạnh nhân nhập khẩu từ Mỹ vào Việt Nam thời gian gần đây tăng trưởng đột biến. Không loại khả năng số lượng hàng hoá này được đưa sang Trung Quốc...

Liên quan đến chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, sáng 2-8, ông Vương Đức Anh, Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương, cho rằng gói thuế 200 tỉ USD do Mỹ đánh vào hàng hoá Trung Quốc trong cuộc chiến tranh thương mại giữa 2 nước này có thể dẫn đến nguy cơ hàng hoá đi qua nước trung gian là Việt Nam để lẩn tránh thuế.

Trong khi đó, VN bị Trung Quốc quậy, theo VietnamNet: Vừa vượt Thái Lan, thế mạnh số 1 Việt Nam bị Trung Quốc làm khó...

Đầu năm 2018, gạo Việt Nam bất ngờ vượt Thái Lan về giá xuất khẩu sau bao nhiêu năm chịu phận lép vế. Thế nhưng, ngành này lại đang đối mặt với khó khăn khi Trung Quốc tăng thuế nhập khẩu gạo nếp và kiểm soát ngặt hơn chất lượng hàng hóa nhập khẩu vào nước này.

...Giám đốc một doanh nghiệp xuất khẩu gạo ở TP.SG cho biết, tình hình xuất khẩu gạo nếp sang thị trường Trung Quốc gần như đang bị ngưng trệ khi nước này áp thuế gạo nếp lên tới 50%. Do đó, việc tiêu thụ gạo nếp vụ hè thu sẽ bị ảnh hưởng lớn.

Bản tin VTC kể: Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung khiến làng gốm Bát Tràng lao đao.

Do ảnh hưởng bởi cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, hàng Trung Quốc ào ạt đổ về Việt Nam cùng với chính sách phá giá đồng nhân dân tệ khiến thị trường đồ gốm Việt Nam lao đao.

Thời Báo Kinh Tế SG kể: Khi biên giới quốc gia mờ nhạt vì ảnh hưởng của đám mây điện tử, thị trường chính là thế giới. Đó cũng là lý do vì sao các tập đoàn bán lẻ của Thái Lan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản đổ ồ ạt vào thị trường Việt Nam....


Quy luật tất yếu của bất kỳ doanh nghiệp bán lẻ nào khi bước vào thị trường mới là thăm dò và hiệu chỉnh mô hình. Thời gian này kéo dài khoảng 2-3 năm. Trong thời gian này, người ta hạn chế việc đầu tư, mà chỉ liên doanh với vốn đầu tư nhỏ hoặc chỉ nhượng quyền cho doanh nghiệp bản địa. Đây là chiến lược sử dụng người bản địa khai thác thị trường bản địa. Thậm chí, việc hợp tác với doanh nghiệp bản địa cũng chỉ mang tính hình thức để lách luật.

Báo Công Luật kể: Xuất khẩu thủy sản có thể lại gặp khó.

Tổng cục Thủy sản, Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam và Hiệp hội chế biến Xuất khẩu thủy sản Việt Nam cho biết, nếu không chuẩn bị sớm ngay từ bây giờ, các doanh nghiệp tôm Việt Nam sẽ gặp thêm nhiều khó khăn khi xuất khẩu tôm sang Mỹ kể từ sau ngày 31/12/2018.

Chương trình giám sát nhập khẩu thủy sản (SIMP) của Mỹ yêu cầu khai báo và lưu giữ hồ sơ đối với hàng thủy sản nhập khẩu nhằm ngăn chặn các sản phẩm đánh bắt bất hợp pháp, không được báo cáo và không được kiểm soát hoặc giả mạo xâm nhập thị trường Mỹ. Như vậy, SIMP của Mỹ cũng tương tự như chương trình chống khai thác IUU của EU.

Chè, tức là trà... Báo Hải Quan kể chuyện xuất khẩu chè: Muốn “lột xác" phải dựng xây được thương hiệu.

Việt Nam nằm trong top 5 nước có sản lượng XK chè hàng đầu thế giới, tuy nhiên XK chè Việt suốt thời gian qua khá bấp bênh, không chinh phục được các thị trường khó tính. Muốn "lột xác", tạo ra sự đổi thay thực sự, từng bước tạo dựng thương hiệu được coi là giải pháp khả thi cho ngành hàng này.

Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT): Lũy kế từ đầu năm đến hết tháng 7, XK chè ước đạt 67 nghìn tấn, tương đương 109 triệu USD, giảm 12,9% về lượng và giảm 9,3% về giá trị so với cùng kỳ năm trước. Các thị trường chính của chè Việt Nam trong nửa đầu năm tiếp tục là Pakistan (chiếm 32,8%), Đài Loan (chiếm 13,8%), Nga (chiếm 12,1%), Trung Quốc (chiếm 7,9%)...

Báo Người Lao Động kể: Việt Nam chiếm thị phần tôm lớn nhất ở Hàn Quốc...

Ngày 3-8, thông tin từ Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), qua thống kê của Hiệp hội Thương mại Quốc tế Hàn Quốc, 6 tháng đầu năm 2018, Hàn Quốc nhập khẩu 35.600 tấn tôm các loại, trị giá 307,5 triệu USD, tăng 16,9% về lượng và tăng 18,6% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. Việt Nam là quốc gia cung cấp tôm lớn nhất cho Hàn Quốc với thị phần 6 tháng đầu năm 2018 đạt 54,2% (cùng kỳ năm 2017 là 52,2%). Trong 6 tháng, Hàn Quốc tăng nhập khẩu tôm từ thị trường Việt Nam và Ecuador, trong khi giảm nhập khẩu từ Thái Lan và Trung Quốc.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chuyện vừa mới xảy ra tại VN, làm biết bao nhiêu Phật Tử nản lòng: một nhà sư lên sân khấu hôn môi với ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng. Chưa hết, đây là buổi văn nghệ gây quỹ, nghĩa là sư đã phạm giới vui chơi văn nghệ. Chưa hết, sư lại lấy tiền ra mua một chai rượu -- Nghĩa là xài tiền chúng sinh cúng dường, và mua một món bị giới luật cấm.
Với lòng tin, chúng ta có thể nhìn ra đủ thứ hình Phật, Chúa, Tiên, Thánh... trên các chòm mây. Tất nhiên, nói thế chỉ đơn giản có ý rằng chính nhân loaị đã nhận ra đủ thứ hiện tượng tùy tâm hóa hiện. Có thể là có thật, cũng có thể là ảo tưởng. Nhưng ít nhất, niềm tin vào cảnh giới siêu hình sẽ gìn giữ chúng ta trong cương vực đaọ đức. Không dám làm ác nữa. Hoặc giả, sẽ giảm bớt làm ác.
Mỗi dân tộc đều có một nền văn hóa riêng biệt, trong đó âm nhạc là một mảng gìn giữ di sản trao truyền nhiều đời. Dĩ nhiên, qua thời gian rồi sẽ có những mảng biến mất, nhưng không vì thế mà chúng ta phải hấp tấp chạy theo nhạc Tây,
Có cầu, tất có cung. Đó là quy luật thị trường. Tự nhiên như thế. Có những chuyện muôn đời đã thấy như thế. Cứ nhìn vào thị trường cũng thấy, các cửa khẩu biên giới đang là nơi tuôn vào gà lậu, gạo lậu, điện thoại lậu, vàng lậu, vân vân... nghĩa là đủ thứ thượng vàng hạ cám.
Người nông dân trước giờ được ca ngợi là chỗ dựa của đảng và nhà nước CSVN, nhưng bây giờ thì hết rồi. Bất kể rằng, nông dân thời nào cũng muốn bình yên, vì muốn lo chuyện cơm no, áo ấm là đủ.
Ngày xưa, đọc truyện Tàu, cứ nghe chuyện dân giang hồ ưa đặt trạm để thu tiền mãi lộ, tớ chẳng hiểu bao nhiêu. Bây giờ ngẫm chuyện nước mình thì mới ngộ ra lắm chuyện.
Một thời chúng ta nghe chuyện rằng xã hội chủ nghĩa là nơi ai cũng có cơ hội bình đẳng, nơi ai cũng “làm theo lao động, hưởng theo nhu cầu,” nhưng rồi những hình ảnh mơ tưởng này đã tan vỡ từ mấy thập niên nay, kể từ khi Miền Bắc khám phá ra một Miền Nam của thịnh vượng, của tự do, của dân chủ, và của tử tế nhiều lần hơn.
Có vẻ như Việt Nam đang lạm phát văn bằng. Kể cả văn bằng Tiến sĩ. Chuyện mới lạ, nước vẫn nghèo, mà văn bằng Tiến sĩ đầy phố, chẳng thấy phát minh gì, chỉ thấy “thật, giả” không còn phân biệt nổi.
Đất nước vẫn còn lúng túng, cứ như dường chưa biết phải đổi mới giáo dục ra sao để có thể chạy kịp với các nước láng giềng.
Trước giờ chúng ta đã quen nghe về chuyện kể rằng các ảnh hình của “Bác Hồ cần lộng kiếng...” Nói theo dân gian, “lộng kiếng” là liệng cống.”
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.