Hôm nay,  

Phế Liệu, Hàng Mỹ, Gạo Nếp, Làng Gốm...

05/08/201800:00:00(Xem: 4547)
Xuân Niệm

 
Nỗi lo phế liệu tràn ngập Việt Nam... vì chính sách nhà nước mở cửa đón nhận phế liệu nhiều tới mức không xử lý nổi.

Báo Tiền Phong gọi đó là “Hàng nghìn 'quả bom bẩn' náu mình ở cảng biển: Trách nhiệm thuộc về ai”...

Bản tin nói, tính đến nay vẫn còn hàng nghìn container hàng phế liệu nhập khẩu vào các cảng ở Việt Nam gây nguy cơ ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh cảng nhưng các cơ quan chức năng vẫn chưa tìm được giải pháp hữu hiệu để xử lý, thậm chí còn đùn đẩy trách nhiệm.

...Theo báo cáo của Cục Hàng hải Việt Nam, tính đến ngày 26/6, số lượng phế liệu nhập khẩu tồn đọng tại các cảng biển ở TPSG và Hải Phòng là 5.724 container. Trong đó, số phế liệu do Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn quản lý là 4.480 container với hơn 2.000 container quá 90 ngày. Tại Hải Phòng còn tồn đọng hơn 1.000 container lưu quá 90 ngày.

Báo Người Lao Động kể: Nghi vấn hạt hạnh nhân Mỹ nhập khẩu vào Việt Nam tăng đột biến...

Hạt hạnh nhân nhập khẩu từ Mỹ vào Việt Nam thời gian gần đây tăng trưởng đột biến. Không loại khả năng số lượng hàng hoá này được đưa sang Trung Quốc...

Liên quan đến chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, sáng 2-8, ông Vương Đức Anh, Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương, cho rằng gói thuế 200 tỉ USD do Mỹ đánh vào hàng hoá Trung Quốc trong cuộc chiến tranh thương mại giữa 2 nước này có thể dẫn đến nguy cơ hàng hoá đi qua nước trung gian là Việt Nam để lẩn tránh thuế.

Trong khi đó, VN bị Trung Quốc quậy, theo VietnamNet: Vừa vượt Thái Lan, thế mạnh số 1 Việt Nam bị Trung Quốc làm khó...

Đầu năm 2018, gạo Việt Nam bất ngờ vượt Thái Lan về giá xuất khẩu sau bao nhiêu năm chịu phận lép vế. Thế nhưng, ngành này lại đang đối mặt với khó khăn khi Trung Quốc tăng thuế nhập khẩu gạo nếp và kiểm soát ngặt hơn chất lượng hàng hóa nhập khẩu vào nước này.

...Giám đốc một doanh nghiệp xuất khẩu gạo ở TP.SG cho biết, tình hình xuất khẩu gạo nếp sang thị trường Trung Quốc gần như đang bị ngưng trệ khi nước này áp thuế gạo nếp lên tới 50%. Do đó, việc tiêu thụ gạo nếp vụ hè thu sẽ bị ảnh hưởng lớn.

Bản tin VTC kể: Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung khiến làng gốm Bát Tràng lao đao.

Do ảnh hưởng bởi cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, hàng Trung Quốc ào ạt đổ về Việt Nam cùng với chính sách phá giá đồng nhân dân tệ khiến thị trường đồ gốm Việt Nam lao đao.

Thời Báo Kinh Tế SG kể: Khi biên giới quốc gia mờ nhạt vì ảnh hưởng của đám mây điện tử, thị trường chính là thế giới. Đó cũng là lý do vì sao các tập đoàn bán lẻ của Thái Lan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản đổ ồ ạt vào thị trường Việt Nam....


Quy luật tất yếu của bất kỳ doanh nghiệp bán lẻ nào khi bước vào thị trường mới là thăm dò và hiệu chỉnh mô hình. Thời gian này kéo dài khoảng 2-3 năm. Trong thời gian này, người ta hạn chế việc đầu tư, mà chỉ liên doanh với vốn đầu tư nhỏ hoặc chỉ nhượng quyền cho doanh nghiệp bản địa. Đây là chiến lược sử dụng người bản địa khai thác thị trường bản địa. Thậm chí, việc hợp tác với doanh nghiệp bản địa cũng chỉ mang tính hình thức để lách luật.

Báo Công Luật kể: Xuất khẩu thủy sản có thể lại gặp khó.

Tổng cục Thủy sản, Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam và Hiệp hội chế biến Xuất khẩu thủy sản Việt Nam cho biết, nếu không chuẩn bị sớm ngay từ bây giờ, các doanh nghiệp tôm Việt Nam sẽ gặp thêm nhiều khó khăn khi xuất khẩu tôm sang Mỹ kể từ sau ngày 31/12/2018.

Chương trình giám sát nhập khẩu thủy sản (SIMP) của Mỹ yêu cầu khai báo và lưu giữ hồ sơ đối với hàng thủy sản nhập khẩu nhằm ngăn chặn các sản phẩm đánh bắt bất hợp pháp, không được báo cáo và không được kiểm soát hoặc giả mạo xâm nhập thị trường Mỹ. Như vậy, SIMP của Mỹ cũng tương tự như chương trình chống khai thác IUU của EU.

Chè, tức là trà... Báo Hải Quan kể chuyện xuất khẩu chè: Muốn “lột xác" phải dựng xây được thương hiệu.

Việt Nam nằm trong top 5 nước có sản lượng XK chè hàng đầu thế giới, tuy nhiên XK chè Việt suốt thời gian qua khá bấp bênh, không chinh phục được các thị trường khó tính. Muốn "lột xác", tạo ra sự đổi thay thực sự, từng bước tạo dựng thương hiệu được coi là giải pháp khả thi cho ngành hàng này.

Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT): Lũy kế từ đầu năm đến hết tháng 7, XK chè ước đạt 67 nghìn tấn, tương đương 109 triệu USD, giảm 12,9% về lượng và giảm 9,3% về giá trị so với cùng kỳ năm trước. Các thị trường chính của chè Việt Nam trong nửa đầu năm tiếp tục là Pakistan (chiếm 32,8%), Đài Loan (chiếm 13,8%), Nga (chiếm 12,1%), Trung Quốc (chiếm 7,9%)...

Báo Người Lao Động kể: Việt Nam chiếm thị phần tôm lớn nhất ở Hàn Quốc...

Ngày 3-8, thông tin từ Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), qua thống kê của Hiệp hội Thương mại Quốc tế Hàn Quốc, 6 tháng đầu năm 2018, Hàn Quốc nhập khẩu 35.600 tấn tôm các loại, trị giá 307,5 triệu USD, tăng 16,9% về lượng và tăng 18,6% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. Việt Nam là quốc gia cung cấp tôm lớn nhất cho Hàn Quốc với thị phần 6 tháng đầu năm 2018 đạt 54,2% (cùng kỳ năm 2017 là 52,2%). Trong 6 tháng, Hàn Quốc tăng nhập khẩu tôm từ thị trường Việt Nam và Ecuador, trong khi giảm nhập khẩu từ Thái Lan và Trung Quốc.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Người miệt vườn Bến Tre từ lâu đời có thói quen câu cá bống dừa. Cá bống dừa là loài có vảy, đen kịnh, sống chui nhủi trong mấy rặng dừa nước ven sông, ven rạch. Nước ròng, bống dừa trốn vào hố bom, mương vườn. Chờ khi nước lớn, lục tục rủ nhau ra sông, ra bãi kiếm ăn. Thông lệ nhà bống bị dân vườn "bắt bí", hễ tiếng chim bìm bịp gọi bầy
Theo báo quốc nội, tại thành phố Sài Gòn, dân chơi xe hơi cũ có thể chia thành 2 loại, một là do nghiện xe cổ, hai là do điều kiện kinh tế nên đành phải mua xe cũ để đi. Bởi vậy đối với người này xe cổ là cả niềm tự hào nhưng đối với người kia thì nó lại là cơn ác mộng. Báo Thanh Niên viết như sau.
Theo ghi nhận của báo quốc nội, phim Nam Hàn đang tràn ngập màn ảnh nhỏ thế nhưng tại Đài Truyền hình TPSG chỉ vỏn vẹn có 2 người dịch phim. Thành phố Sài Gòn hiện có 4 trường đại học đào tạo chuyên ngành tiếng Hàn, mỗi năm, hàng trăm sinh viên ra trường nhưng số người làm công việc dịch phim vẫn không tăng lên.
Tại miền Tây có 1 cư dân 63 tuổi, ăn chay trường từ năm 22 tuổi, đến năm 49 tuổi thì không thích ăn cơm, và hơn 13 năm qua, hàng ngày chỉ uống trà đá đường mà vẫn khỏe mạnh. Cư dân này tên là Phan Tấn Lộc, thường gọi là Ba Nhị, cùng vợ con sinh sống ở thành phố Cần Thơ. Báo Tiền Phong viết về chuyện lạ này như sau.
Theo báo Tuổi Trẻ, những mùa thi gần đây, số thí sinh các tỉnh phía Bắc đang có xu hướng "đổ bộ" vào Nam ghi danh dự thi và theo học tại các trường đại học ở Sài Gòn và các tỉnh phía Nam. Hiện tượng này đang ngày càng tăng, đặc biệt là khi Bộ Giáo dục-Đào tạo bắt đầu áp dụng việc bỏ "giới hạn ưu tiên khu vực" trong thi tuyển sinh viên. Báo TT ghi nhận hiện tượng này như sau.
Nói đến khu vực nghĩa địa, người ta sẽ nghĩ ngay đấy là chốn chỉ dành riêng cho những người đã mất.Thế nhưng ở nhiều nơi tại VN, nghĩa địa đã biến thành chốn nương thân của những người vô gia cư hoặc dựng cả quán xá để buôn bán. Tại miền Tây Nam phần VN, có một khu nghĩa địa giữa lòng thành phố Cần Thơ được giới kinh doanh quán nhậu biến thành "Cổ Mộ quán" chuyên bán rượu đế ôm.
Theo báo quốc nội, tại VN, các cuộc hội thảo du học đang tràn ngập trên các trang báo quảng cáo, trên các băng rôn đường phố. Sự quảng bá du học rầm rộ đã tác động ít nhiều về mặt tâm lý khiến không ít phụ huynh cũng lao theo. Một trào lưu đang hình thành trong giới phụ huynh có con ở ngưỡng cửa tốt nghiệp trung học phổ thông (lớp 12) là đưa con đi du học. Báo Người Lao Động ghi nhận về trào lưu này như sau.
Theo báo quốc nội, nhiều phụ huynh học sinh ở Sài Gòn đã ép con mình học quá sức. Tình trạng này đã để lại hậu quả và di chứng nặng nề: trẻ bị tâm thần, hoặc bỏ nhà đi bụi, sống buông thả, dễ rơi vào vòng trộm cướp ma túy. Với nữ là nguy cơ tự tử. Và, hầu như các trẻ em bị ép học đều mất lòng tin, tình cảm dành cho cha mẹ, đôi khi sinh lòng thù hận cả bậc sinh thành.
Theo ghi nhận của báo quốc nội, cùng với sự sôi động của mùa thi, đã bắt đầu bùng nổ thị trường luyện thi ở nhiều tỉnh, thành trên cả VN. Từ tổ chức ôn luyện, tiếp thị, bán tài liệu kéo theo mọi dịch vụ xung quanh việc thi cử đang khởi động. Không chỉ học sinh mà cha mẹ cũng nháo nhác trước thị trường luyện thi. Báo Tin Tức viết như sau.
Theo báo quốc nội, liên tục trong 2 năm trở lại đây, tình trạng khai thác chui vàng ở vùng núi Đakrông, tỉnh Quảng Trị trở thành một thảm trạng xã hội. Liên tiếp trong hai năm 2003-2004, có trên 10 vụ sập hầm, làm hàng chục người bị thương, 1 người chết. SGGP ghi nhận về thảm họa từ việc khai thác tại vùng này như sau.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.