Hôm nay,  

Phế Liệu, Hàng Mỹ, Gạo Nếp, Làng Gốm...

05/08/201800:00:00(Xem: 4543)
Xuân Niệm

 
Nỗi lo phế liệu tràn ngập Việt Nam... vì chính sách nhà nước mở cửa đón nhận phế liệu nhiều tới mức không xử lý nổi.

Báo Tiền Phong gọi đó là “Hàng nghìn 'quả bom bẩn' náu mình ở cảng biển: Trách nhiệm thuộc về ai”...

Bản tin nói, tính đến nay vẫn còn hàng nghìn container hàng phế liệu nhập khẩu vào các cảng ở Việt Nam gây nguy cơ ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh cảng nhưng các cơ quan chức năng vẫn chưa tìm được giải pháp hữu hiệu để xử lý, thậm chí còn đùn đẩy trách nhiệm.

...Theo báo cáo của Cục Hàng hải Việt Nam, tính đến ngày 26/6, số lượng phế liệu nhập khẩu tồn đọng tại các cảng biển ở TPSG và Hải Phòng là 5.724 container. Trong đó, số phế liệu do Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn quản lý là 4.480 container với hơn 2.000 container quá 90 ngày. Tại Hải Phòng còn tồn đọng hơn 1.000 container lưu quá 90 ngày.

Báo Người Lao Động kể: Nghi vấn hạt hạnh nhân Mỹ nhập khẩu vào Việt Nam tăng đột biến...

Hạt hạnh nhân nhập khẩu từ Mỹ vào Việt Nam thời gian gần đây tăng trưởng đột biến. Không loại khả năng số lượng hàng hoá này được đưa sang Trung Quốc...

Liên quan đến chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, sáng 2-8, ông Vương Đức Anh, Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương, cho rằng gói thuế 200 tỉ USD do Mỹ đánh vào hàng hoá Trung Quốc trong cuộc chiến tranh thương mại giữa 2 nước này có thể dẫn đến nguy cơ hàng hoá đi qua nước trung gian là Việt Nam để lẩn tránh thuế.

Trong khi đó, VN bị Trung Quốc quậy, theo VietnamNet: Vừa vượt Thái Lan, thế mạnh số 1 Việt Nam bị Trung Quốc làm khó...

Đầu năm 2018, gạo Việt Nam bất ngờ vượt Thái Lan về giá xuất khẩu sau bao nhiêu năm chịu phận lép vế. Thế nhưng, ngành này lại đang đối mặt với khó khăn khi Trung Quốc tăng thuế nhập khẩu gạo nếp và kiểm soát ngặt hơn chất lượng hàng hóa nhập khẩu vào nước này.

...Giám đốc một doanh nghiệp xuất khẩu gạo ở TP.SG cho biết, tình hình xuất khẩu gạo nếp sang thị trường Trung Quốc gần như đang bị ngưng trệ khi nước này áp thuế gạo nếp lên tới 50%. Do đó, việc tiêu thụ gạo nếp vụ hè thu sẽ bị ảnh hưởng lớn.

Bản tin VTC kể: Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung khiến làng gốm Bát Tràng lao đao.

Do ảnh hưởng bởi cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, hàng Trung Quốc ào ạt đổ về Việt Nam cùng với chính sách phá giá đồng nhân dân tệ khiến thị trường đồ gốm Việt Nam lao đao.

Thời Báo Kinh Tế SG kể: Khi biên giới quốc gia mờ nhạt vì ảnh hưởng của đám mây điện tử, thị trường chính là thế giới. Đó cũng là lý do vì sao các tập đoàn bán lẻ của Thái Lan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản đổ ồ ạt vào thị trường Việt Nam....


Quy luật tất yếu của bất kỳ doanh nghiệp bán lẻ nào khi bước vào thị trường mới là thăm dò và hiệu chỉnh mô hình. Thời gian này kéo dài khoảng 2-3 năm. Trong thời gian này, người ta hạn chế việc đầu tư, mà chỉ liên doanh với vốn đầu tư nhỏ hoặc chỉ nhượng quyền cho doanh nghiệp bản địa. Đây là chiến lược sử dụng người bản địa khai thác thị trường bản địa. Thậm chí, việc hợp tác với doanh nghiệp bản địa cũng chỉ mang tính hình thức để lách luật.

Báo Công Luật kể: Xuất khẩu thủy sản có thể lại gặp khó.

Tổng cục Thủy sản, Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam và Hiệp hội chế biến Xuất khẩu thủy sản Việt Nam cho biết, nếu không chuẩn bị sớm ngay từ bây giờ, các doanh nghiệp tôm Việt Nam sẽ gặp thêm nhiều khó khăn khi xuất khẩu tôm sang Mỹ kể từ sau ngày 31/12/2018.

Chương trình giám sát nhập khẩu thủy sản (SIMP) của Mỹ yêu cầu khai báo và lưu giữ hồ sơ đối với hàng thủy sản nhập khẩu nhằm ngăn chặn các sản phẩm đánh bắt bất hợp pháp, không được báo cáo và không được kiểm soát hoặc giả mạo xâm nhập thị trường Mỹ. Như vậy, SIMP của Mỹ cũng tương tự như chương trình chống khai thác IUU của EU.

Chè, tức là trà... Báo Hải Quan kể chuyện xuất khẩu chè: Muốn “lột xác" phải dựng xây được thương hiệu.

Việt Nam nằm trong top 5 nước có sản lượng XK chè hàng đầu thế giới, tuy nhiên XK chè Việt suốt thời gian qua khá bấp bênh, không chinh phục được các thị trường khó tính. Muốn "lột xác", tạo ra sự đổi thay thực sự, từng bước tạo dựng thương hiệu được coi là giải pháp khả thi cho ngành hàng này.

Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT): Lũy kế từ đầu năm đến hết tháng 7, XK chè ước đạt 67 nghìn tấn, tương đương 109 triệu USD, giảm 12,9% về lượng và giảm 9,3% về giá trị so với cùng kỳ năm trước. Các thị trường chính của chè Việt Nam trong nửa đầu năm tiếp tục là Pakistan (chiếm 32,8%), Đài Loan (chiếm 13,8%), Nga (chiếm 12,1%), Trung Quốc (chiếm 7,9%)...

Báo Người Lao Động kể: Việt Nam chiếm thị phần tôm lớn nhất ở Hàn Quốc...

Ngày 3-8, thông tin từ Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), qua thống kê của Hiệp hội Thương mại Quốc tế Hàn Quốc, 6 tháng đầu năm 2018, Hàn Quốc nhập khẩu 35.600 tấn tôm các loại, trị giá 307,5 triệu USD, tăng 16,9% về lượng và tăng 18,6% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. Việt Nam là quốc gia cung cấp tôm lớn nhất cho Hàn Quốc với thị phần 6 tháng đầu năm 2018 đạt 54,2% (cùng kỳ năm 2017 là 52,2%). Trong 6 tháng, Hàn Quốc tăng nhập khẩu tôm từ thị trường Việt Nam và Ecuador, trong khi giảm nhập khẩu từ Thái Lan và Trung Quốc.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Theo báo quốc nội, tại TPSG, một bộ phận giới trẻ đang từng ngày làm nghẹt thở dư luận bằng trào lưu đi "cắn" rồ dại. Đi "cắn" trở thành tiếng lóng quen thuộc để chỉ những tay chơi thuốc lắc qua thao tác dùng lưỡi cắn nát những viên thuốc trước khi hóa rồ. Báo Công An TPSG ghi nhận hiện trạng này như sau. Vưà qua, vũ trường L.H (Blue cũ) tiếp tục bị công an kiểm tra
Tại miền Trung, có làng Phò Trạch thuộc xã Phong Bình, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế, là một trong những làng quê có lịch sử lâu đời ở Thừa Thiên Huế. Đây là vùng đất mang đậm dấu tích của thời di dân vào phương Nam cách đây hơn 600 năm. Tại làng này có nghề đan chiếu đệm được ghi vào sử sách. Báo Nét Cố Đô viết về làng này như sau.
Theo báo quốc nội, tại các quận vùng ven thành phố Sài Gòn, những điểm mua bán và tái chế phế liệu hoạt động tràn lan ở vùng ven kéo theo tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng Chủ riêng tại 1 phường ở quận Tân Phú (quận mới, tách từ quận Tân Bình) , toàn phường có hơn 20 điểm chuyên mua bán, tái chế phế liệu và hầu hết nằm xen lẫn trong khu dân cư vừa gây ô nhiễm môi trường
Còn hơn một tháng nữa mới đến kỳ thi tốt nghiệp bậc trung học cở sở (lớp 9), trung học phổ thông (lớp 12) nhưng không khí học hàng ở các trường trên địa bàn thành phố Sài Gòn đã trở nên " sôi động và hết sức căng thẳng". Học sinh phải đối mặt với việc tăng gần gấp đôi thời lượng học tập, khảo bài, học thêm đối với tất cả các môn thi tốt nghiệp.
Tại xã Đông Quang, huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây, trước tình trạng ngai của thánh đủ loại sắc phong, đồ thờ ở rất nhiều ngôi đình đã bị kẻ cắp lấy mất, người dân đã sắm khóa xích sắt to để xích ngai, cất đồ nhà thánh vào các nhà kho rồi bắt vít với những khối bê tông lớn được chôn ngầm dưới đất. Báo An Ninh Thế Giới viết về chuyện này như sau.
Theo báo quốc nội, trước mỗi mùa thi tốt nghiệp trung học bậc cơ sở (lớp 9) và trung học phổ thông (lớp 12) bộ Giáo dục CSVN thường đưa nhiều phương cách để đánh giá "thành tích" của mỗi trường, của mỗi giáo viên. Một trong những phương cách đó là việc dùng tỉ lệ học sinh đậu tốt nghiệp làm yếu tố đánh giá thi đua ở bậc học phổ thông đang làm khốn khổ thầy và trò vì những mặt trái của nó.
Theo báo quốc nội dẫn báo cáo của Sở Giao thông công chính thành phố Sài Gòn vưà cho biết, hiện nay ở thành phố Sài Gòn có 102 tên đường trùng nhau ở 280 con đường. Tình trạng trùng tên đường quá nhiều không những gây khó khăn cho các bưu tín viên ngành bưu điện khi phân phối thư, mà còn gây ngộ nhận trong giao dịch và sinh hoạt của người dân.
Theo báo quốc nội dẫn báo cáo của các cơ quan kiểm định về nhà đất, hơn 100 chung cư cũ trên địa bàn thành phố Sài Gòn đang phải đối diện với nguy cơ sụp đổ bất cứ lúc nào. Thế nhưng hiện có hơn 30 ngàn gia đình cư dân vẫn sinh sống "bình chân như vại" trong các chung cư này. Tin Nhanh VN ghi nhận thực trạng tại các chung cư cũ ở Sài Gòn như sau.
Theo báo quốc nội, trên địa bàn thành phố Sài Gòn, cư dân tại nhiều quận, huyện ngoại thành bị thiếu nước dùng cho sinh hoạt hàng ngày. Từ đầu tháng 4 đến nay, nhiệt độ đã lên rất cao, nguồn nước tại nhiều khu vực bị cạn kiệt. Báo Lao Động ghi nhận về tình trạng nguồn nước trên địa bàn thành phố SG như sau.
Hàng năm, từ sau Tết Dương Lịch, tại Sài Gòn, Hà Nội, các lò các lò luyện thi đại học đã đông nghẹt học sinh, thế nhưng thì năm nay tình hình diễn ra ngược lại. Tại Hà Nội, mọi năm từ trước sau tháng Giêng, các sĩ tử từ các tỉnh đã ùn ùn kéo nhau ra các lò luyện thi ở thành phố này để ghi danh học chương trình ôn luyện cấp tốc.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.