Hôm nay,  

Phế Liệu, Hàng Mỹ, Gạo Nếp, Làng Gốm...

05/08/201800:00:00(Xem: 4537)
Xuân Niệm

 
Nỗi lo phế liệu tràn ngập Việt Nam... vì chính sách nhà nước mở cửa đón nhận phế liệu nhiều tới mức không xử lý nổi.

Báo Tiền Phong gọi đó là “Hàng nghìn 'quả bom bẩn' náu mình ở cảng biển: Trách nhiệm thuộc về ai”...

Bản tin nói, tính đến nay vẫn còn hàng nghìn container hàng phế liệu nhập khẩu vào các cảng ở Việt Nam gây nguy cơ ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh cảng nhưng các cơ quan chức năng vẫn chưa tìm được giải pháp hữu hiệu để xử lý, thậm chí còn đùn đẩy trách nhiệm.

...Theo báo cáo của Cục Hàng hải Việt Nam, tính đến ngày 26/6, số lượng phế liệu nhập khẩu tồn đọng tại các cảng biển ở TPSG và Hải Phòng là 5.724 container. Trong đó, số phế liệu do Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn quản lý là 4.480 container với hơn 2.000 container quá 90 ngày. Tại Hải Phòng còn tồn đọng hơn 1.000 container lưu quá 90 ngày.

Báo Người Lao Động kể: Nghi vấn hạt hạnh nhân Mỹ nhập khẩu vào Việt Nam tăng đột biến...

Hạt hạnh nhân nhập khẩu từ Mỹ vào Việt Nam thời gian gần đây tăng trưởng đột biến. Không loại khả năng số lượng hàng hoá này được đưa sang Trung Quốc...

Liên quan đến chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, sáng 2-8, ông Vương Đức Anh, Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương, cho rằng gói thuế 200 tỉ USD do Mỹ đánh vào hàng hoá Trung Quốc trong cuộc chiến tranh thương mại giữa 2 nước này có thể dẫn đến nguy cơ hàng hoá đi qua nước trung gian là Việt Nam để lẩn tránh thuế.

Trong khi đó, VN bị Trung Quốc quậy, theo VietnamNet: Vừa vượt Thái Lan, thế mạnh số 1 Việt Nam bị Trung Quốc làm khó...

Đầu năm 2018, gạo Việt Nam bất ngờ vượt Thái Lan về giá xuất khẩu sau bao nhiêu năm chịu phận lép vế. Thế nhưng, ngành này lại đang đối mặt với khó khăn khi Trung Quốc tăng thuế nhập khẩu gạo nếp và kiểm soát ngặt hơn chất lượng hàng hóa nhập khẩu vào nước này.

...Giám đốc một doanh nghiệp xuất khẩu gạo ở TP.SG cho biết, tình hình xuất khẩu gạo nếp sang thị trường Trung Quốc gần như đang bị ngưng trệ khi nước này áp thuế gạo nếp lên tới 50%. Do đó, việc tiêu thụ gạo nếp vụ hè thu sẽ bị ảnh hưởng lớn.

Bản tin VTC kể: Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung khiến làng gốm Bát Tràng lao đao.

Do ảnh hưởng bởi cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, hàng Trung Quốc ào ạt đổ về Việt Nam cùng với chính sách phá giá đồng nhân dân tệ khiến thị trường đồ gốm Việt Nam lao đao.

Thời Báo Kinh Tế SG kể: Khi biên giới quốc gia mờ nhạt vì ảnh hưởng của đám mây điện tử, thị trường chính là thế giới. Đó cũng là lý do vì sao các tập đoàn bán lẻ của Thái Lan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản đổ ồ ạt vào thị trường Việt Nam....


Quy luật tất yếu của bất kỳ doanh nghiệp bán lẻ nào khi bước vào thị trường mới là thăm dò và hiệu chỉnh mô hình. Thời gian này kéo dài khoảng 2-3 năm. Trong thời gian này, người ta hạn chế việc đầu tư, mà chỉ liên doanh với vốn đầu tư nhỏ hoặc chỉ nhượng quyền cho doanh nghiệp bản địa. Đây là chiến lược sử dụng người bản địa khai thác thị trường bản địa. Thậm chí, việc hợp tác với doanh nghiệp bản địa cũng chỉ mang tính hình thức để lách luật.

Báo Công Luật kể: Xuất khẩu thủy sản có thể lại gặp khó.

Tổng cục Thủy sản, Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam và Hiệp hội chế biến Xuất khẩu thủy sản Việt Nam cho biết, nếu không chuẩn bị sớm ngay từ bây giờ, các doanh nghiệp tôm Việt Nam sẽ gặp thêm nhiều khó khăn khi xuất khẩu tôm sang Mỹ kể từ sau ngày 31/12/2018.

Chương trình giám sát nhập khẩu thủy sản (SIMP) của Mỹ yêu cầu khai báo và lưu giữ hồ sơ đối với hàng thủy sản nhập khẩu nhằm ngăn chặn các sản phẩm đánh bắt bất hợp pháp, không được báo cáo và không được kiểm soát hoặc giả mạo xâm nhập thị trường Mỹ. Như vậy, SIMP của Mỹ cũng tương tự như chương trình chống khai thác IUU của EU.

Chè, tức là trà... Báo Hải Quan kể chuyện xuất khẩu chè: Muốn “lột xác" phải dựng xây được thương hiệu.

Việt Nam nằm trong top 5 nước có sản lượng XK chè hàng đầu thế giới, tuy nhiên XK chè Việt suốt thời gian qua khá bấp bênh, không chinh phục được các thị trường khó tính. Muốn "lột xác", tạo ra sự đổi thay thực sự, từng bước tạo dựng thương hiệu được coi là giải pháp khả thi cho ngành hàng này.

Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT): Lũy kế từ đầu năm đến hết tháng 7, XK chè ước đạt 67 nghìn tấn, tương đương 109 triệu USD, giảm 12,9% về lượng và giảm 9,3% về giá trị so với cùng kỳ năm trước. Các thị trường chính của chè Việt Nam trong nửa đầu năm tiếp tục là Pakistan (chiếm 32,8%), Đài Loan (chiếm 13,8%), Nga (chiếm 12,1%), Trung Quốc (chiếm 7,9%)...

Báo Người Lao Động kể: Việt Nam chiếm thị phần tôm lớn nhất ở Hàn Quốc...

Ngày 3-8, thông tin từ Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), qua thống kê của Hiệp hội Thương mại Quốc tế Hàn Quốc, 6 tháng đầu năm 2018, Hàn Quốc nhập khẩu 35.600 tấn tôm các loại, trị giá 307,5 triệu USD, tăng 16,9% về lượng và tăng 18,6% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. Việt Nam là quốc gia cung cấp tôm lớn nhất cho Hàn Quốc với thị phần 6 tháng đầu năm 2018 đạt 54,2% (cùng kỳ năm 2017 là 52,2%). Trong 6 tháng, Hàn Quốc tăng nhập khẩu tôm từ thị trường Việt Nam và Ecuador, trong khi giảm nhập khẩu từ Thái Lan và Trung Quốc.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trong nghệ thuật ẩm thực của VN, lấy ngẫu hứng từ bún, qua bàn tay chế biến của những người thợ nấu giàu óc sáng tạo, cộng với nguồn động thực vật, thủy sản đa dạng, phong phú, từ điển ẩm thực Việt Nam ngày càng dày lên tên gọi các món ăn có tên từ bún. Báo SGGP viết về các loại bún như sau. Trong các loại bún
Theo báo Thanh Niên, cư dân ở các trang trại thuộc địa phận tỉnh Bình Phước (Phước Long và Bình Long cũ) đang kêu cứu trước nguy cơ nghèo đói. Các trang trại sắp đến kỳ gặt hái thì họ gặp hàng loạt khó khăn, thậm chí có nguy cơ phá sản vì nhiều nguyên nhân, mà chủ yếu là do một bộ phận cán bộ địa phương gây nên. Báo Thanh Niên viết như sau.
Hàng năm, vào ngày mồng 9 tháng 8 âm lịch, tại miền Bắc Việt Nam có ngày hội chọi trâu ở Đồ Sơn, Hải Phòng. Thế nhưng giờ đây, người dân miền Nam muốn xem chọi trâu không cần phải ra tận miền Bắc, có thể đến phường Long Bình, Quận 9 TSSG để xem các trận tử đấu giưã các con trâu chiến. Cứ hai tuần vào ngày Chủ nhật, sới Long Bình lại tổ chức thi đấu. Báo Thanh Niên viết như sau.
Theo báo quốc nội, tại nhiều phường thuộc các quận vùng ven, và tại nhiều xã thuộc các huyện ngoại thành Sài Gòn, quán cà phê kiểu "chuồng trại" đang thu hút đông khách hàng từ nội thành đến. Riêng tại vùng khu vực giáp ranh giữa quận 12 và huyện Hóc Môn là một trong những nơi tập trung khá nhiều quán cà phê loại này.
Theo ghi nhận của các nhà nghiên cứu về ẩm thực VN, trong nhiều bữa tiệc, đám giỗ, ngày Tết của người Sài Gòn thường có món cà- ri gà hay món ra-gu ăn với bánh mì. Tiến sĩ Nguyễn Nhã, giáo sư đại học, một nhà nghiên cứu về ẩm thực, có nhận xét rằng: "Ở Nam Bộ, nhất là Sài Gòn, đâu đâu cũng thấy bán bánh mì.
Trong cuộc hành trình về phương Nam, theo chân người Quảng Nam xa quê, mì Quảng cũng "khăn gói" xuôi về Sài Gòn. Ban đầu, món ăn có phần dân dã này chính yếu phục vụ cho người xứ Quảng. Nhưng giờ đây, cùng với một số món ngon của Quảng Nam như nem nướng, chả bò, bánh Hoa hồng trắng, cơm gà..., mì Quảng xuất hiện ngày càng nhiều hơn trên thực đơn của các quán ăn
Theo ghi nhận của báo quốc nội, hiện nay cà phê vỉa hè Sài Gòn đầy rẫy, bước chân ra ngõ là đã thấy và chỉ với 2 ngàn đồng một ly đen đá. Vì vậy mà mỗi sáng sớm, quanh các khu cà phê Huỳnh Đình Hai chợ Bà Chiểu, ngã tư Bảy Hiền, "hẻm Trịnh" Phạm Ngọc Thạch, hay vỉa hè ở các trường đại học Kiến trúc, Bách khoa, Khoa học tự nhiên...
Theo báo quốc nội, sau hơn 10 tháng không có một giọt mưa, tỉnh Ninh Thuận hầu như không còn nước. Có chăng cũng tại những hồ chứa nước, công trình thủy lợi lớn. Nhưng, mớn nước các hồ cũng đã dưới mực nước chết, nếu tiếp tục xả nước, nguy cơ nứt bể hồ là điều không tránh khỏi. Cư dân ở Ninh Thuận đã vắt cạn những giọt nước ngầm cuối cùng trong lòng hồ
Theo báo Tuổi Trẻ, tại Chợ Xuân Tô, khu kinh tế "cửa khẩu quốc tế" Tịnh Biên, An Giang một thời tràn ngập hàng ngoại nhập. Nhưng nay chợ có nhiều hàng Việt Nam, hàng ngày nhộn nhịp những tốp xe thồ gắn máy do các phụ nữ Cam Bốt chở hàng xuyên biên giới. Báo TT viết về đội nữ xe thồ tại chợ này như sau.
Những ngày đầu tháng 3 này, tại miền Tây Nam phần, đi đến đâu cũng bắt gặp cảnh khô hạn... Gần chục năm qua, chưa bao giờ người dân miền Tây lại phải đối mặt với một mùa khô khắc nghiệt như hiện nay. Theo dự báo của ngành khí tượng - thủy văn, năm 2005 là năm nóng nhất trong lịch sử và cơn đại hạn này có thể kéo dài đến cuối tháng 5
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.