Hôm nay,  

Phế Liệu, Hàng Mỹ, Gạo Nếp, Làng Gốm...

05/08/201800:00:00(Xem: 4533)
Xuân Niệm

 
Nỗi lo phế liệu tràn ngập Việt Nam... vì chính sách nhà nước mở cửa đón nhận phế liệu nhiều tới mức không xử lý nổi.

Báo Tiền Phong gọi đó là “Hàng nghìn 'quả bom bẩn' náu mình ở cảng biển: Trách nhiệm thuộc về ai”...

Bản tin nói, tính đến nay vẫn còn hàng nghìn container hàng phế liệu nhập khẩu vào các cảng ở Việt Nam gây nguy cơ ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh cảng nhưng các cơ quan chức năng vẫn chưa tìm được giải pháp hữu hiệu để xử lý, thậm chí còn đùn đẩy trách nhiệm.

...Theo báo cáo của Cục Hàng hải Việt Nam, tính đến ngày 26/6, số lượng phế liệu nhập khẩu tồn đọng tại các cảng biển ở TPSG và Hải Phòng là 5.724 container. Trong đó, số phế liệu do Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn quản lý là 4.480 container với hơn 2.000 container quá 90 ngày. Tại Hải Phòng còn tồn đọng hơn 1.000 container lưu quá 90 ngày.

Báo Người Lao Động kể: Nghi vấn hạt hạnh nhân Mỹ nhập khẩu vào Việt Nam tăng đột biến...

Hạt hạnh nhân nhập khẩu từ Mỹ vào Việt Nam thời gian gần đây tăng trưởng đột biến. Không loại khả năng số lượng hàng hoá này được đưa sang Trung Quốc...

Liên quan đến chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, sáng 2-8, ông Vương Đức Anh, Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương, cho rằng gói thuế 200 tỉ USD do Mỹ đánh vào hàng hoá Trung Quốc trong cuộc chiến tranh thương mại giữa 2 nước này có thể dẫn đến nguy cơ hàng hoá đi qua nước trung gian là Việt Nam để lẩn tránh thuế.

Trong khi đó, VN bị Trung Quốc quậy, theo VietnamNet: Vừa vượt Thái Lan, thế mạnh số 1 Việt Nam bị Trung Quốc làm khó...

Đầu năm 2018, gạo Việt Nam bất ngờ vượt Thái Lan về giá xuất khẩu sau bao nhiêu năm chịu phận lép vế. Thế nhưng, ngành này lại đang đối mặt với khó khăn khi Trung Quốc tăng thuế nhập khẩu gạo nếp và kiểm soát ngặt hơn chất lượng hàng hóa nhập khẩu vào nước này.

...Giám đốc một doanh nghiệp xuất khẩu gạo ở TP.SG cho biết, tình hình xuất khẩu gạo nếp sang thị trường Trung Quốc gần như đang bị ngưng trệ khi nước này áp thuế gạo nếp lên tới 50%. Do đó, việc tiêu thụ gạo nếp vụ hè thu sẽ bị ảnh hưởng lớn.

Bản tin VTC kể: Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung khiến làng gốm Bát Tràng lao đao.

Do ảnh hưởng bởi cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, hàng Trung Quốc ào ạt đổ về Việt Nam cùng với chính sách phá giá đồng nhân dân tệ khiến thị trường đồ gốm Việt Nam lao đao.

Thời Báo Kinh Tế SG kể: Khi biên giới quốc gia mờ nhạt vì ảnh hưởng của đám mây điện tử, thị trường chính là thế giới. Đó cũng là lý do vì sao các tập đoàn bán lẻ của Thái Lan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản đổ ồ ạt vào thị trường Việt Nam....


Quy luật tất yếu của bất kỳ doanh nghiệp bán lẻ nào khi bước vào thị trường mới là thăm dò và hiệu chỉnh mô hình. Thời gian này kéo dài khoảng 2-3 năm. Trong thời gian này, người ta hạn chế việc đầu tư, mà chỉ liên doanh với vốn đầu tư nhỏ hoặc chỉ nhượng quyền cho doanh nghiệp bản địa. Đây là chiến lược sử dụng người bản địa khai thác thị trường bản địa. Thậm chí, việc hợp tác với doanh nghiệp bản địa cũng chỉ mang tính hình thức để lách luật.

Báo Công Luật kể: Xuất khẩu thủy sản có thể lại gặp khó.

Tổng cục Thủy sản, Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam và Hiệp hội chế biến Xuất khẩu thủy sản Việt Nam cho biết, nếu không chuẩn bị sớm ngay từ bây giờ, các doanh nghiệp tôm Việt Nam sẽ gặp thêm nhiều khó khăn khi xuất khẩu tôm sang Mỹ kể từ sau ngày 31/12/2018.

Chương trình giám sát nhập khẩu thủy sản (SIMP) của Mỹ yêu cầu khai báo và lưu giữ hồ sơ đối với hàng thủy sản nhập khẩu nhằm ngăn chặn các sản phẩm đánh bắt bất hợp pháp, không được báo cáo và không được kiểm soát hoặc giả mạo xâm nhập thị trường Mỹ. Như vậy, SIMP của Mỹ cũng tương tự như chương trình chống khai thác IUU của EU.

Chè, tức là trà... Báo Hải Quan kể chuyện xuất khẩu chè: Muốn “lột xác" phải dựng xây được thương hiệu.

Việt Nam nằm trong top 5 nước có sản lượng XK chè hàng đầu thế giới, tuy nhiên XK chè Việt suốt thời gian qua khá bấp bênh, không chinh phục được các thị trường khó tính. Muốn "lột xác", tạo ra sự đổi thay thực sự, từng bước tạo dựng thương hiệu được coi là giải pháp khả thi cho ngành hàng này.

Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT): Lũy kế từ đầu năm đến hết tháng 7, XK chè ước đạt 67 nghìn tấn, tương đương 109 triệu USD, giảm 12,9% về lượng và giảm 9,3% về giá trị so với cùng kỳ năm trước. Các thị trường chính của chè Việt Nam trong nửa đầu năm tiếp tục là Pakistan (chiếm 32,8%), Đài Loan (chiếm 13,8%), Nga (chiếm 12,1%), Trung Quốc (chiếm 7,9%)...

Báo Người Lao Động kể: Việt Nam chiếm thị phần tôm lớn nhất ở Hàn Quốc...

Ngày 3-8, thông tin từ Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), qua thống kê của Hiệp hội Thương mại Quốc tế Hàn Quốc, 6 tháng đầu năm 2018, Hàn Quốc nhập khẩu 35.600 tấn tôm các loại, trị giá 307,5 triệu USD, tăng 16,9% về lượng và tăng 18,6% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. Việt Nam là quốc gia cung cấp tôm lớn nhất cho Hàn Quốc với thị phần 6 tháng đầu năm 2018 đạt 54,2% (cùng kỳ năm 2017 là 52,2%). Trong 6 tháng, Hàn Quốc tăng nhập khẩu tôm từ thị trường Việt Nam và Ecuador, trong khi giảm nhập khẩu từ Thái Lan và Trung Quốc.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tại miền Trung, những cánh rừng ở huyện Đông Giang,tỉnh Quảng Nam, nơi được xem là điểm nóng về nạn phá rừng trong năm 2004, với 256 vụ vi phạm, vẫn tiếp tục bị tàn phá. Ngày Xuân, lâm tặc không đi chơi mà vào rừng hạ cây. Chỉ trong khoảng thời gian ngắn từ trước Tết đến nay, các ngành hữu trách của huyện Đông Giang đã phát giác gần 50 vụ phá rừng
Từ hàng trăm năm nay, tại huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh, có lễ hội Tiên Công vùng "Tứ xã" Hà Nam là lễ hội mùa xuân lớn nhất ở địa phương này. Các lão nông đạt tuổi thọ được con cháu rước lên miếu Tiên Công ở xã Cẩm La để yết cáo và bái tạ tổ tiên.Theo cổ tục, hội mở chính vào ngày 7 tháng Giêng Âm lịch và chỉ mừng thọ cụ ông.
Tại miền Bắc VN, vào trung tuần tháng giêng hàng năm, tại La Phù, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây, có lễ rước lợn vưà để bày tỏ lòng biết đối với Thành hoàng của làng, vưà cầu xin mưa thuận gió hòa.Chính lễ diễn ra vào ngày 13 tháng giêng, khi màn đêm đã buông xuống. 12 thôn xóm trong xã từ khắp ngả đổ về sân đình và đại biểu cho mỗi xóm không phải là các bô lão
Trên địa bàn miền Tây Nam phần, tỉnh Vĩnh Long nằm giữa hai con sông Tiền và sông Hậu, có hệ thống sông ngòi dày đặc nhất so với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Có lẽ thế mà việc trao đổi hàng hóa, giao thương sông nước đã thành nét đặc trưng của người dân Vĩnh Long. Và từ mấy tháng nay, trên kinh Ông Sỹ ở huyện Tam Bình đã xuất hiện một chợ mới
Theo báo quốc nội, tại tỉnh Bình Định, có 1 phụ nữ trung niên tên là Nguyễn Thị Thuận, đã 25 năm chuyên nghề biểu diễn bài trống trận Quang Trung cho du khách xem. Đó là một nghệ nhân "múa" trống và "sống" với trống trận Quang Trung không chỉ như một cái nghiệp mà trên hết là niềm tôn kính và nỗi đam mê. Báo NLĐ viết về phụ nữ này như sau.
Từ mồng 6 Tết, trên địa bàn thành phố Sài Gòn, nhiều người đã đi làm nhưng đây đó trong từng khu phố, tình trạng cờ bạc, nhậu nhẹt vẫn còn diễn ra; nhiều cơ quan công quyền đã mở cửa nhưng cách làm việc trong không khí như thể là còn tết vậy.Theo ghi nhận của phóng viên SGGP, từ trước Tết Ất Dậu và đến mùng 7 Tết, người ta không còn đánh bài để giải trí nữa
Theo báo quốc nội, trong 3 ngày vưà qua, tại các bến xe ở các huyện lỵ, thị trấn của miền Bắc, miền Trung và miền Tây Nam phần, hàng ngày có hàng ngàn lao động chen chúc nhau mua vé xe trở lại các thành phố lớn để kiếm sống..Công việc có thể khác nhau và hành trang cũng có thể khác nhau. Tuy nhiên, tất cả đều biết, trở về thành phố là trở về với cuộc đua vì cuộc sống
Cổ Loa là di tích lịch sử nổi tiếng nằm trên địa phận huyện Đông Anh cách trung tâm Hà Nội khoảng 17 cây số về phía Tây Bắc, là một thành trì lớn, một dấu tích về kiến trúc quân sự và thành cổ cách đây hơn 2 thiên niên kỷ. Thành Cổ Loa gắn liền với câu chuyện An Dương Vương và Nhà nước Âu Lạc cuối thời Hùng Vương. Hàng năm cứ đến ngày mồng 6 tháng Giêng âm lịch
Trên địa bàn thành phố Sài Gòn, Chùa Bà Thiên Hậu còn được gọi là Chùa Bà (Chợ Lớn) của người Hoa, toạ lạc tại 710 đường Nguyễn Trãi, quận 5. Người Hoa còn gọi là Phò Miếu, tên chữ Hán là Thiên Hậu miếu. Chùa do nhóm người Hoa Quảng Đông rời bỏ quê hương sang lập nghiệp tại Việt Nam xây dựng vào khoảng thập niên 60 của thế kỷ18
Trong 3 ngày Tết nguyên đán, rộn rã đón xuân bên cánh mai vàng, bên cành đào thắm, bên mâm ngũ quả cùng áo mới em thơ, còn hiện diện một loại trái cây không thể thiếu: Dưa hấu. Ruột đỏ ẩn bên trong lớp áo xanh, dưa hấu tròn căng, mọng nước ,được bày trang trọng trên bàn thờ, tại bàn ăn. Ngày đầu xuân, khi bổ đôi trái dưa
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.