Hôm nay,  

Lập ‘bến Đợi’ Xin Con

19/11/200500:00:00(Xem: 6702)
Bạn,

Theo báo quốc nội, tại xã Lai Vu, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương, có những phụ nữ không chồng nhưng lại khao khát được làm mẹ. Để làm được điều này, họ phải ra ở riêng trong những ngôi nhà mà người dân ở đây gọi là ''bến đợi". Những người phụ nữ kém may mắn về đường tình duyên đã làm ra những ngôi nhà như thế để mong có được một đứa con. Gần một trăm căn nhà, lập nên một cách đường hoàng trong cái nhìn cảm thông và nhân ái của mọi người. Hàng chục năm nay, nhiều người phụ nữ ở trong những ngôi nhà này đã ở vậy nuôi con khôn lớn và có người đã sắp làm bà. Báo Nông Thôn VN ghi lại tình cảnh của những phụ nữ này qua đoạn ký sự như sau.

Phóng viên đến thăm gia đình chị Tăng Thị Ng., cũng giống như nhiều phụ nữ, chị cũng từng lập ''bến đợi chồng''. Chị kể: ''Là một cô giáo, tôi đã suy nghĩ rất nhiều trước khi gửi đơn lên phòng giáo dục bày tỏ mong muốn sinh con. Thật may, phòng đã đồng ý ". Vuốt nhẹ mái tóc của cô con gái yêu, chị cười mãn nguyện: "Cháu lên bảy, rất ngoan và yêu mẹ". Ở làng này, ngoài chị là giáo viên còn có rất nhiều cô giáo khác cũng lập "bến đợi chồng" vì tình yêu của họ không may mắn.

Chị Lê Thị Q. năm nay đã gần 60 tuổi, có đứa con trai đầu 25 tuổi làm công nhân, cô con gái thứ hai đã học xong cao đẳng nông lâm nghiệp. 40 năm trước, sự bất hạnh đã khiến chị phải trở thành thành viên bất đắc dĩ của làng ''bến đợi''. Lấy chồng từ năm 18 tuổi, nhưng niềm vui chưa tày gang thì chồng chết. Chị không thiết sống nữa nhưng cuối cùng vẫn phải sống. Sau đó cũng có rất nhiều người theo đuổi nhưng chị vẫn nhất mực từ chối. Mẹ chị thấy thương con quá bèn làm cho một căn nhà ở đầu vườn, có lối đi riêng. ''Mày ra đó ở may ra có ai thương tình, kiếm lấy đứa con mà đỡ đần về già''. Chị gạt nước mắt chấp thuận bước sang một trang mới với đầy lo âu và tủi phận. Rồi cái gì tới cũng đã tới, người đàn ông nửa đêm đến gõ cửa, chị nín thở chờ đợi niềm hạnh phúc mong manh...

Bạn,

Cũng theo báo Nông Thôn VN, những ngôi nhà như thế này đã mọc lên từ lâu nhưng không vì thế mà làm xáo trộn cuộc sống của nhiều gia đình trong xã. Một phụ nữ làm việc trong Hội phụ nữ xã nói: ''Làng quê chúng tôi từ bao đời nay vốn có truyền thống sống hiền hòa, hương ước của làng cũng không có một điều gì trói buộc người phụ nữ. Đàn ông trong làng cũng rất thông cảm nên không có chuyện cát cứ, ngăn cản người ngoài làng vào gặp gỡ và giao lưu cùng chị em. Chưa có một vụ ly hôn nào trong xã liên quan đến những ngôi nhà ''bến đợi'' này. Tất nhiên là cũng có chuyện vợ chồng trong một số gia đình hục hặc vì ''nó giống con mình quá, lại ở gần''. Nhưng tuyệt đối không có chuyện đánh ghen hay vợ chồng ly thân, ly hôn. Các cháu bé ở đây được khai sinh đầy đủ, chỉ thiếu một điều là trong phần khai sinh về nguời cha đều để trống".

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Theo báo quốc nội, các trường đại học VN vưà khai giảng niên học 2005-2006. Đối với sinh viên mới nhập trường thì chỗ ở lý tưởng nhất là nội trú trong Ký túc xá, vì giá rẻ, lại gần trường học, tránh bị "bắt nạt" khi còn bỡ ngỡ với cuộc sống thành thị. Tuy nhiên, theo thống kê của Bộ Giáo dục& Đào tạo CSVN, hiện có tới 80% sinh viên phải ở ngoại trú.
Theo báo Thanh Niên, trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, có làng Hòa Phước, xã Hòa Phú, huyện Hòa Vang đang đối mặt với tình trạng thiếu nước uống. Tất cả giếng trong thôn này, đều khô cạn nước mặc dù có giếng sâu hơn 10m. Người dân đang lâm vào tình cảnh khó khăn khi mọi sinh hoạt chỉ phụ thuộc vào con nước thủy triều. Báo TN ghi nhận thực trạng tại làng này như sau.
Theo báo Thanh Niên, tỉnh Bình Định đang đối mặt với cơn đại hạn khủng khiếp nhất trong vòng 30 năm trở lại đây. Nông dân khốn khổ vì hạn hán đến mức phải than rằng "có vắt đất cũng không ra nước". Trong báo cáo khẩn cấp gửi lên cấp trên về tình hình hạn hán, thiếu nước sinh hoạt cho người, nước cho gia súc, ngành nông nghiệp địa phương đã dẫn ra một con số
Theo báo Pháp Luật TPSG, tại thành phố Cần Thơ, một ông giáo hơn 60 tuổi mở trường dạy xem tướng số, trị bệnh, cải tử hoàn sinh, đào tạo giáo sư, bác sĩ thành những nhà tướng số. Trên tờ rơi quảng cáo có ghi số giấy phép được thành lập doanh nghiệp hẳn hoi: Trụ sở doanh nghiệp tư nhân tư vấn Lương Tâm của ông Nguyễn Văn Nhiều tọa lạc tại số 218/10A Trần Hưng Đạo, phường An Nghiệp, quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ.
Theo báo quốc nội, từ cuối tháng 8 đến nay, các trường trung, tiểu học trên toàn Việt Nam đã đặt ra nhiều khoản thu để "móc tiền" của phụ huynh học sinh. Quy định thì ít khoản, nhưng thu lại nhiều, mỗi trường thu một kiểu, thậm chí đua nhau "tận thu", công khai mà vẫn "mờ mịt. Đó là thực trạng bức tranh "thu - chi" đầu niên khóa 2005-2006 ở các trường học hiện nay.
Những ngày này, tại miền Tây Nam phần, dòng sông Hậu giang trở nên dữ dội hơn, cuộn nước băng băng vào ruộng đồng. Trên địa bàn vùng ngoại thành của thành phố Cần Thơ, nước lũ đã trắng đồng và gây ra những thiệt hại đầu tiên cho cư dân ở các huyện đầu nguồn. Nhưng lũ cũng mang về nguồn lợi không nhỏ cho người nông dân.
Theo báo quốc nội, tại Biên Hòa có một số cư dân đang kiếm sống bằng nghề nhặt phế liệu. Do phế liệu kim loại "lộ thiên" ngày càng ít, những người nhặt phế liệu phải chuyển sang cách đào, bới để tìm chúng dưới mặt đất. Và, để làm được công việc này có hiệu quả, họ đã áp dụng nguyên lý của máy dò mìn để chế tạo ra máy dò phế liệu có nguồn ngốc từ kim loại như sắt, nhôm, đồng, chì, kẽm v.v...
Theo báo quốc nội, tại Hà Nội, chưa có một thống kê cho biết thành phố này hiện có bao nhiêu đứa trẻ "hành nghề" đi bụi, nhưng chắc chắn con số đó không ít. Có nhiều lý do để những đứa trẻ chọn con đường này, vì mưu sinh, để "trưởng thành", đi cho bằng chúng bằng bạn hay đơn giản chỉ để thoả mãn một thú chơi quái đản nào đấy.
Theo ghi nhận của báo Lao Động, một khảo sát thực tế của các cơ quan chuyên môn trên địa bàn TPSG cho biết, nguyên nhân khiến trẻ em phải bỏ học, lao động sớm chính yếu là bởi đói nghèo. Mọi việc xoay quanh một cái vòng luẩn quẩn: Nhà nghèo phải phụ bố mẹ kiếm sống nên không có thời gian học, không bỏ công sức cho việc học dẫn đến học kém rồi chán học và rồi lại bỏ học để kiếm sống.
Theo báo Người Lao Động, trên sân khấu cải lương miền Nam, nghề nhắc tuồng tưởng rằng chỉ là nghề nhất thời, không ngờ nghề này vẫn tồn tại và đang phát triển. Không chỉ tồn tại trên sân khấu cải lương như lâu nay mà còn phát triển sang cả trên phim trường điện ảnh truyền hình. Thâm nhập vào hậu trường sân khấu lúc các nghệ sĩ đang biểu diễn, nhất là diễn khai trương, mới thấy sự náo nhiệt của nghề nhắc tuồng. Báo NLĐ ghi nhận toàn cảnh về nghề này qua đoạn ký sự như sau.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.